Resort tự ý triệt hạ cây của Nhà nước: Chặt bỏ 757 cây, ‘tự thú’ 50 cây
Ngày 30.10, Hạt kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) có báo cáo cho biết số lượng cây dương bị chủ Đồi Sứ Resort triệt hạ là 757 cây, chứ không phải 50 cây như chủ resort này từng báo cáo.
Những gốc cây cổ thụ bị triệt hạ trong khuôn viên Đồi Sứ resort – Ảnh: Quế Hà
Sau khi Thanh Niên Online đăng bài viết Resort tự ý triệt hạ cây của Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có ý kiến giao cho các đơn vị liên quan tiến hành xác minh, báo cáo.
Thực tế số cây Nhà nước bàn giao cho Công ty TNHH Đồi Sứ (chủ đầu tư Đồi Sứ resort) là 834 cây. Nhưng khi kiểm đếm lại, số cây này chỉ còn… 77.
Video đang HOT
Số lượng cây bị triệt hạ diễn ra cùng thời điểm. Đáng chú ý là chủ resort đã có dấu hiệu phi tang khi cho máy đào hết gốc cây và đốt bỏ để che dấu. Đây là số cây dương trong rừng phòng hộ Đồi Sứ, được Nhà nước bỏ tiền trồng từ năm 1994. Có cây đường kính lên đến 40 cm.
Hạt kiểm lâm Hàm Thuận Nam cho biết số lượng gỗ đã bị khai thác kiểm đếm được là 23,5 m3, số còn lại bị phi tang.
Quế Hà
Theo Thanhnien
Resort tự ý 'trảm' cây lâu năm của Nhà nước
UBND H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang tiến hành làm rõ việc chặt hạ hơn 50 cây dương lâu năm ở Đồi Sứ Resort (xã Thuận Quý, H. Hàm Thuận Nam).
Những gốc cây cổ thụ bị triệt hạ trong khuôn viên Đồi Sứ resort - Ảnh: Quế Hà
Trước khi Công ty TNHH Đồi Sứ được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất làm du lịch (gọi là Đồi Sứ resort) thì tại khu vực trên có rất nhiều cây dương đã được trồng hàng chục năm. Theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc chặt hạ những cây dương này phải có sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh, dưới sự giám sát chặt chẽ của Hạt kiểm lâm địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng tôi phát hiện đã có hơn 50 cây dương lâu năm (gần 30 năm tuổi), là cây của nhà nước trồng trong khu resort bị triệt hạ một cách không thương tiếc.
Cho tỉa cành, đi cưa cây
Trả lời PV Thanh Niên, lý do vì sao cưa cây dương của nhà nước, bà Đặng Thị Thuý Ngần - Giám đốc Đồi Sứ resort cho biết bà có làm đơn gửi UBND xã Thuận Quý. Sau đó, được Phó chủ tịch UBND xã Thuận Quý Lượng Thanh Dũng ký cho phép cưa cây. Khi hỏi số lượng cụ thể, bà Ngần cho biết: "Cưa khoảng mấy chục cây gì đó, không nhớ". Tuy nhiên, qua kiểm đếm, kiểm lâm địa bàn cho biết "khoảng trên 50 cây". Cũng theo bà Ngần, bà cho cưa cây nhưng không hề bán để lấy tiền mà cho người cưa lấy gỗ.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Thuận Quý Võ Văn Trường cho biết: "UBND xã chỉ cho phép chủ trương rong cành, tỉa cành những cây khô ngã đổ, lấn ra mặt đường chứ không cho cưa. Việc bà Ngần cho chặt cây là sai phạm". Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Hàm Thuận Nam Trần Văn Hải, khẳng định việc Đồi Sứ resort cưa hơn 50 cây dương trong khu đất resort là hoàn toàn toàn sai. "Cây dương trong Đồi Sứ resort được trồng từ những năm 1990. Nó là tài sản của nhà nước, có hồ sơ trồng cây hẳn hoi. Rừng dương này có chức năng phòng hộ và chắn gió biển. Chúng tôi đã đi kiểm tra, khoảng hơn 50 cây bị cưa, trong đó có những cây ngã đổ, chết khô. Nhưng dù gì đi nữa, muốn cưa phải có sự giám sát của kiểm lâm và giấy phép của cơ quan chức năng. UBND xã Thuận Quý không có quyền cấp phép cưa".
PV Báo Thanh Niên cũng đã tìm được cái mà bà Ngần gọi là "giấy phép" cho cưa 50 cây dương của UBND xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam. Theo "giấy phép" này, Đồi Sứ resort xin chặt hạ 300 cây dương với lý do cây chết khô, làm xấu du lịch. Phần xác nhận của UBND xã có dấu đỏ và chữ ký của Phó chủ tịch UBND xã Lượng Thanh Dũng. Tuy nhiên, phần xác nhận không hề có ghi chú là cho phép hay không cho phép việc chặt hạ cây. Trả lời về vấn đề này, bà Ngần cho biết: "Tôi là dân thôi, xin phép UBND xã cho tôi mới dám cưa chứ sao tự làm được".
Quế Hà
Theo Thanhnien
Đốn xà cừ cổ thụ để hoàn thiện cầu vượt nút Cầu Giấy Những cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đốn hạ cùng lúc với việc giải tỏa hàng chục ngôi nhà mặt đường để phục vụ xây dựng, hoàn thiện cầu vượt nút giao Cầu Giấy, Hà Nội. Cầu vượt qua nút giao Cầu Giấy, nối từ đường Bưởi sang đường Láng thuộc dự án đường vành đai 2 đến nay đã...