Resort tự ý ‘trảm’ cây lâu năm của Nhà nước
UBND H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang tiến hành làm rõ việc chặt hạ hơn 50 cây dương lâu năm ở Đồi Sứ Resort (xã Thuận Quý, H. Hàm Thuận Nam).
Những gốc cây cổ thụ bị triệt hạ trong khuôn viên Đồi Sứ resort – Ảnh: Quế Hà
Trước khi Công ty TNHH Đồi Sứ được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất làm du lịch (gọi là Đồi Sứ resort) thì tại khu vực trên có rất nhiều cây dương đã được trồng hàng chục năm. Theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc chặt hạ những cây dương này phải có sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh, dưới sự giám sát chặt chẽ của Hạt kiểm lâm địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng tôi phát hiện đã có hơn 50 cây dương lâu năm (gần 30 năm tuổi), là cây của nhà nước trồng trong khu resort bị triệt hạ một cách không thương tiếc.
Cho tỉa cành, đi cưa cây
Trả lời PV Thanh Niên, lý do vì sao cưa cây dương của nhà nước, bà Đặng Thị Thuý Ngần – Giám đốc Đồi Sứ resort cho biết bà có làm đơn gửi UBND xã Thuận Quý. Sau đó, được Phó chủ tịch UBND xã Thuận Quý Lượng Thanh Dũng ký cho phép cưa cây. Khi hỏi số lượng cụ thể, bà Ngần cho biết: “Cưa khoảng mấy chục cây gì đó, không nhớ”. Tuy nhiên, qua kiểm đếm, kiểm lâm địa bàn cho biết “khoảng trên 50 cây”. Cũng theo bà Ngần, bà cho cưa cây nhưng không hề bán để lấy tiền mà cho người cưa lấy gỗ.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Thuận Quý Võ Văn Trường cho biết: “UBND xã chỉ cho phép chủ trương rong cành, tỉa cành những cây khô ngã đổ, lấn ra mặt đường chứ không cho cưa. Việc bà Ngần cho chặt cây là sai phạm”. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Hàm Thuận Nam Trần Văn Hải, khẳng định việc Đồi Sứ resort cưa hơn 50 cây dương trong khu đất resort là hoàn toàn toàn sai. “Cây dương trong Đồi Sứ resort được trồng từ những năm 1990. Nó là tài sản của nhà nước, có hồ sơ trồng cây hẳn hoi. Rừng dương này có chức năng phòng hộ và chắn gió biển. Chúng tôi đã đi kiểm tra, khoảng hơn 50 cây bị cưa, trong đó có những cây ngã đổ, chết khô. Nhưng dù gì đi nữa, muốn cưa phải có sự giám sát của kiểm lâm và giấy phép của cơ quan chức năng. UBND xã Thuận Quý không có quyền cấp phép cưa”.
PV Báo Thanh Niên cũng đã tìm được cái mà bà Ngần gọi là “giấy phép” cho cưa 50 cây dương của UBND xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam. Theo “giấy phép” này, Đồi Sứ resort xin chặt hạ 300 cây dương với lý do cây chết khô, làm xấu du lịch. Phần xác nhận của UBND xã có dấu đỏ và chữ ký của Phó chủ tịch UBND xã Lượng Thanh Dũng. Tuy nhiên, phần xác nhận không hề có ghi chú là cho phép hay không cho phép việc chặt hạ cây. Trả lời về vấn đề này, bà Ngần cho biết: “Tôi là dân thôi, xin phép UBND xã cho tôi mới dám cưa chứ sao tự làm được”.
Quế Hà
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Đốn xà cừ cổ thụ để hoàn thiện cầu vượt nút Cầu Giấy
Những cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đốn hạ cùng lúc với việc giải tỏa hàng chục ngôi nhà mặt đường để phục vụ xây dựng, hoàn thiện cầu vượt nút giao Cầu Giấy, Hà Nội.
Cầu vượt qua nút giao Cầu Giấy, nối từ đường Bưởi sang đường Láng thuộc dự án đường vành đai 2 đến nay đã hoàn thiện 90%. Mặt cầu đã được thảm nhựa và hệ thống lan can đã được lắp đặt. Tuy nhiên, nhịp cuối và đường dẫn lên cầu phía đầu đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) chưa hoàn tất vì được cho là lấn vào hàng xà cừ cổ thụ xanh tốt ở dải phân cách giữa.
Sáng nay, trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Công ty cây xanh Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã cấp giấy phép cho đơn vị đốn hạ 3 cây xà cừ để hoàn thiện đường dẫn. "Đây là việc bất khả kháng, Sở đã tính phương án hạn chế tối đa việc đốn hạ những cây xanh như thế này", lãnh đạo Công ty cây xanh chia sẻ.
Từ 9h sáng nay, công nhân Công ty cây xanh đã bắt tay chặt hạ những cây xà cừ cổ thụ này.
Theo quan sát, những cây xà cừ bị chặt có đường kính khoảng hơn 1m, cao hơn 20m, tán rộng.
Cây xà cừ bị chặt hạ nằm sát với đường dẫn cầu vượt nút giao Cầu Giấy, nơi công trường đang thi công.
Cành và thân cây được nhóm công nhân của Công ty cây xanh cưa nhỏ thành nhiều khúc. Trước đó, cũng trên tuyến đường Láng, Sở Xây dựng cũng cấp phép cho Ban quản lý dự án đường sắt đô thị chặt hạ hơn 30 cây xà cừ cổ thụ để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Đến gần trưa, số gỗ, thân cây xà cừ được chất lên xe tải. Một nhân viên ở đây cho biết, số gỗ này sẽ được tập kết về khu bãi, vườn ươm của công ty tại Cầu Diễn và sau đó sẽ phân loại, thanh lý theo đúng quy định.
Công nhân phải ngăn các phương tiện tham gia giao thông qua lại đoạn đường đang chặt hạ cây để tránh nguy hiểm nên tình trạng ùn ứ đã xảy ra vào sáng nay trên đường Láng.
"Nhìn thấy công nhân đốn hạ cây mà tiếc đứt ruột. Bao năm mưu sinh dưới gốc cây này, nó như ngôi nhà của mình", ông Trần Phan ở Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), thợ cắt tóc, người gắn bó với những gốc cây xà cừ cổ thụ 25 năm qua tiếc nuối.
Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng để thi công đường dẫn lên cầu vượt phía đường Láng (Đống Đa) cũng sắp hoàn tất.
Cầu vượt nút giao Cầu Giấy nằm trong dự án đường vành đai 2 Nhật Tân - Cầu Giấy. Để xây dựng cầu vượt này, 30 hộ gia đình và một số cơ quan phải nhường mặt bằng cho dự án. Sở Giao thông Hà Nội dự kiến thông xe cầu vượt này cùng với toàn tuyến đường vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy) trước ngày giải phóng thủ đô (10/10) và đưa vào sử dụng trước Tết cổ truyền Bính Thân 2016.
Bá Đô
Theo VNE
Chủ tịch Đà Nẵng "đòi" doanh nghiệp cắt đất mở đường cho dân đi tắm biển "Dự án Temple, ông này chậm triển khai, yêu cầu ông trả khu vực đó để làm bãi tắm công cộng luôn. Rào kín mít lại để làm gì? Để vài cái chòi, mất đi một khu vực công cộng của người dân, chẳng đem lại hiệu quả gì cho xã hội" - Chủ tịch Đà Nẵng nói. Tại buổi nghe báo cáo...