Resident Evil đưa hai phiên bản huyền thoại tái xuất
Trong số những gương mặt tiêu biểu của Resident Evil, phần 4 và phiên bản Code Veronica là 2 cái tên được remake ở độ phân giải HD
Mới đây, thông tin bị lộ từ tạp chí Famitsu đã tiết lộ về ngày phát hành của hai phiên bản Resident Evil 4 và Resident Evil: Code Veronica được remake ở độ phân giải HD. Sau đó, thông tin này đã được nhà sản xuất chính thức xác nhận và hai tựa game này sẽ đến tay các game thủ trên toàn thế giới vào cuối năm nay dưới dạng game downloadable cho PS3 và Xbox 360.
Được biết, đây là một hành động để kỷ niệm 15 năm ngày sinh của series Resident Evil kể từ khi nó được game designer Shinji Mikami khai sinh vào năm 1996. Trong số các tựa game tiêu biểu của Resident Evil thì phần 4 và phiên bản Code Veronica lại là hai cái tên được chọn. Trước đây, hai trò chơi này vốn được phát hành trên các hệ máy như Dreamcast và GameCube rồi sau đó mới được chuyển sang hệ console của Sony.
Trong những năm gần đây, Sony cũng tích cực đưa những series game classic lừng danh trở lại với các game thủ dưới “diện mạo” đã được “tân trang” để theo kịp thời kì của đồ họa HD. Hai phiên bản Resident Evil 4 và Code Veronica cũng đều được “tút” lại về phần đồ họa. Tuy vậy, chúng chỉ khiến hình ảnh của game không bị “vỡ” khi được hiển thị trên những màn hình lớn với độ phân giải từ 720p trở lên.
Nếu như Resident Evil 4 khi được phát hành trên GameCube từ nhiều năm trước đã được mọi người ca ngợi là game có đồ họa đẹp nhất của thời kì đó thì Code Veronica lại rất “cổ lỗ” khi được so sánh với những trò chơi ở thời kì này. Không biết rằng liệu nhà sản xuất có mang tới một sự thay đổi mạnh mẽ về đồ họa của phiên bản này hay không.
Phản ứng trước thông tin này, một số tỏ ra thất vọng bởi họ vốn trông chờ những phiên bản remake với đồ họa HD cao cấp và cả cơ chế gameplay được thay đổi cho hợp thời nhiều hơn. Những phiên bản remake HD có giá trị hấp dẫn với những người chưa từng chơi chúng nhiều hơn. Những người đã từng thưởng thức các siêu phẩm này trong quá khứ thì sẽ chờ đợi những điều mới mẻ khác.
Nếu bạn vẫn còn chưa biết thì Resident Evil 4 là một trong những đại diện sáng giá nhất của series Resident Evil. Phiên bản này là hậu duệ của những bản Resident Evil theo phong cách survival horror thành công của Shinji Mikami. Phần 4 của loạt game này là sự pha trộn giữa phong cách đó với những yếu tố tương tác hấp dẫn của thể loại hành động. Đây cũng là dự án Resident Evil cuối cùng của cha đẻ nó tại Capcom.
Video đang HOT
Resident Evil: Code Veronica thì lại kém nổi tiếng hơn với số đông game thủ ngày nay. Tuy vậy, nó lại là một đại diện mang nhiều dấu son của series Resident Evil. Code Veronica là phiên bản Resident Evil đầu tiên được phát hành trên một hệ máy không phải của Sony. Trước đó, các bản Resident Evil đều xuất hiện trên các hệ máy console của Sony trước khi được port sang các bản còn lại.
Đồng thời Code Veronica cũng là phiên bản Resident Evil đầu tiên có cảnh nền được dựng 3D. Phiên bản này còn nhận được rất nhiều đánh giá xuất sắc từ những trang web và tạp chí lớn. Code Veronica đã được tái bản và chỉnh sửa nhiều lần. Tựa game này đã bán được 3 triệu bản trên toàn thế giới, một con số đáng tự hào với một trò chơi ra đời từ hơn 10 nằm trước.
Những thông tin mới nhất về các tựa game này sẽ còn được tiếp tục cập nhật
Theo PLXH
Phim "xào" lại có còn "ngon"?
Một bộ phim từng ăn khách có thể lại một lần nữa đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà sản xuất. Do đó, đầu tư làm lại một bộ phim hay được coi là giải pháp an toàn. Tuy nhiên, không phi vụ làm ăn nào lại không có rủi ro.
Phim làm lại từ lâu đã không còn xa lạ với khán giả. Đặc biệt đối với điện ảnh Trung Quốc thì thị trường phim "remake" vốn trước nay vẫn rất xôm tụ, đặc biệt là những bộ phim cổ trang, kiếm hiệp. Nổi bật nhất là phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, trong đó tính riêng Thần điêu đại hiệp và Tiếu ngạo giang hồ đã có ít nhất 4 bản truyền hình.
Chỉ trong năm 2010, tứ đại danh tác của điện ảnh Trung hoa là Hồng lâu mộng, Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa và Tây Du kí, đồng loạt được làm lại. Bên cạnh đó, bộ phim Hoàn châu cách cách đình đám trước đây cũng được remake với mức đầu tư kỉ lục. Điều này cho thấy phim làm lại vẫn đang là một thị trường béo bở cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế ra sao, phim đóng mác "remake" liệu có là món hời dễ ăn như chúng ta vẫn tưởng?
1. Phim làm lại chắc chắn có lợi
Không thể phủ nhận phim làm lại may mắn có nhiều lợi thế hơn so với những bộ phim khác:
Nội dung hấp dẫn đã được kiểm chứng:
Trong tinh cảnh khan hiếm kịch bản như hiện nay, đầu tư vào một bộ phim có nội dung đã được bảo chứng hàng chục năm vẫn tốt hơn là mạo hiểm với một kịch bản mới. Trong đó, tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung đặc biệt được làm lại nhiều nhất và số bản phim làm lại trên toàn châu Á có thể lên đến 30-40 bản.
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Dung như Anh hùng xạ điêu...
...hay Thiên long bát bộ luôn được làm lại rất nhiều lần
Độ hút khách cao:
Những bộ phim được xếp vào hàng ăn khách mọi thời đại đã sở hữu cho riêng mình một lượng khán giả đáng kể. Bởi thế, không lo chuyện phim thiếu khán giả quan tâm theo dõi.
Phim không sợ thiếu độ "hot"
Đối với một bộ phim được PR bài bản, thông tin về phim phải được xuất hiện dàn trải và rộng khắp các mặt báo, ngay từ khi mọi thứ chỉ mới nằm trên mặt giấy cho đến giây phút cuối cùng. Chắc chắn không phải bộ phim nào cũng có đủ đề tài và sự thu hút để "đi tin" trường kỳ kháng chiến như thế. Nhưng với các phim remake thì lại chẳng khó khăn gì. Nội thông tin phim được làm lại thôi cũng đã đủ tốn nhiều giấy mực, đố là chưa kể đến chuyện công chúng sẽ đặc biệt quan tâm xem ai là đạo diễn, ai đóng vai chính, so sánh dàn diễn viên mới cũ, phim có gì mới không, điểm mới ấy có phù hợp không, phim có tuân theo nguyên tác, rồi những hình ảnh "rò rỉ" từ phim trường... Ngoài báo chí xôn xao còn có cả các diễn đàn bình luận phim góp tay cho bộ phim được "nóng" từng ngày.
Tân hoàn châu cách cách đang là bộ phim được quan tâm hàng đầu hiện nay
Mức đầu tư, kỹ xảo chỉ có cao hơn:
So với trước đây, kĩ thuật làm phim và kĩ xảo điện ảnh đã được nâng lên một tầm cao mới. Khán giả ngày nay được xem những thước phim rõ nét, kỹ xảo như thật trong ngoại cảnh đẹp lung linh chứ không còn giả tạo với giấy gói như ngày xưa. Việc các nhà sản xuất ngày càng chi mạnh tay trong việc đầu tư đã giúp điện ảnh và truyền hình ngày càng phát triển. Đơn cử, trước đây bản phim Anh hùng xạ điêu của đạo diễn Trương Kỉ Trung đã gây sốc khi được công bố mức đầu tư là hơn 40 triệu nhân dân tệ. Nhờ vậy, khi phát sóng, bộ phim nhận được rất nhiều lời khen ngợi về ngoại cảnh đẹp, khung cảnh hoàng tráng, kỹ thuật quay phim hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, con số 40 triệu nhân dân tệ kia chẳng đáng là gì nếu so sánh với mức đầu tư kỷ lục của hai bộ phim mới làm lại là Tân Thuỷ Hử (100 triệu NDT) và Tân hồng lâu mộng (118 triệu NDT).
Và Tân hồng lâu mộng được chi những mức phí cao kỷ lục
Thành công lớn về mặt doanh thu:
Thực tế, cho dù bộ phim làm lại có thành công hay không thì nhà sản xuất cũng đã thắng lớn bởi ngau từ khi chưa chiếu, phim đã được hàng loạt các đài truyền hình trong và ngoài nước đặt mua. Bộ phim đang phát sóng Tân Hồng Lâu Mộng tuy gặp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của người xem nhưng cũng khiến nhà sản xuất thu về bộn tiền. Một số bộ phim khác đang quay hoặc trong giai đoạn hậu kỳ như Tân thuỷ hử, Tân tây du kí, Tân tam quốc được hét giá kỉ lục lên đến 1,8-2 triệu NDT/tập mà vẫn được các nhà đài nườm nượp đặt mua.
2. Nhưng vẫn gặp thất bại như thường
Làm lại những bộ phim ăn khách là món hời với nhà sản xuất nhưng lại là canh bạc của các đạo diễn bởi gần như toàn bộ danh tiếng của một đạo diễn đều dựa vào thành bại của bộ phim. Một bộ phim gốc càng nổi tiếng, càng để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem thì càng khó làm lại. Để đặt chân mình vào nơi đã ghi đậm dấu ấn của người khác thật không dễ dàng gì. Đã có nhiều phim hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi như: đạo diễn giỏi, diễn viên nổi tiếng, đầu tư kinh phí cao... nhưng vẫn gặp thất bại thảm hại khi công chiếu. Nhìn chung nguyên nhân thất bại thường rơi vào các lý do sau:
Diễn viên không phù hợp:
Một trong những cái khó của phim làm lại chính là khâu tuyển diễn viên. Để tìm được người diễn viên hoàn hảo vừa có khả năng diễn xuất tốt vừa phù hợp với hình tượng nhân vật, lại không quá "chỏi" so với hình ảnh diễn viên đã thủ vai này ngày xưa thật sự không dễ dàng. Diễn viên Huỳnh Hiểu Minh diễn xuất khá tốt vai Vi Tiểu Bảo trong Tân lộc đỉnh ký nhưng vẫn bị chê vì đẹp trai và vạm vỡ quá, trong khi trong hình dung của mọi người về Vi Tiểu Bảo là trông ngố ngố, nhỏ người nhưng rất thông minh (kiểu Trương Vệ Kiện). Hay vẻ đẹp trong sáng thánh thiện của Lưu Diệc Phi dù rất thích hợp với nhân vật Tiểu Long Nữ trong Anh hùng xạ điêu nhưng vẫn không được đánh giá cao do diễn xuất của nàng vẫn còn non. Nàng Tiểu Yến Tử mới thì bị cho là giả tạo khi cứ cố gồng mình trợn mắt cho ra vẻ tinh nghịch, thông minh. Hạ Tử Vy phiên bản 2010 cũng không được đánh giá cao bằng hình ảnh của Lâm Tâm Như như ngày xưa. Duy chỉ có thông tin Đặng Tuỵ Văn vào vai hoàng hậu là được trông đợi rất nhiều.
Vi Tiểu Bảo của Huỳnh Hiểu Minh quá đẹp trai!
Nàng Tân Tiểu Yến Tứ cố gắng xì tin
Hình tượng nhân vật xa lạ
Từ trước đến nay, làm sao để tạo hình cho nhân vật luôn là vấn đề nan giải của nhà làm phim. Tân tam quốc tuy hoành tráng, công phu nhưng vẫn bị "ném đá", do nhân vật Lã Bố của Hà Nhuận Đông hơi bị "đàn bà" với tạ hình trẻ trung, đẹp trai, khá thư snh chứ không mạnh mẽ và đằng đằng sát khí như nguyên tác. Trong khi đó, nhân vật Điêu Thuyền của Trần Hảo lại hơi quê và già khiến cho chuyện tình của bộ đôi này bị giễu là "phim thần tượng kết hợp với chuyện tình thôn dã".Tân hồng lâu mộng được đầu tư kỷ lục nhưng tình hình cũng chẳng khá khẩm hơn. Kiểu tóc tết đồng xu trước trán và cách hoá trang kỳ quái khiến các nhân vật nữ trong phim na ná nhau. Mốt tóc đồng xu trở thành "mốt riêng" của phủ vì dân chúg ngoài đường vẫn để tóc bình thường. Có lẽ ý đồ ở đây là chỉ có nhà giàu mới đủ xu mà gắn lên đầu thôi! Tân tây du kí cũng bị chỉ trích kịch liệt khi nhân vật Đường Tăng có tạo hình rắn rỏi... sexy, còn Trư Bát Giới lại khiến người xem ghê sợ bởi quá "giống heo".
Cặp đôi "phim thần tượng kết hợp với chuyện tình thôn dã".
Trần Hảo (ĐIêu thuyền) và Hà Nhuận Đông (Lã Bố) trong Tân Tam quốc
Trư bát Giới quá... "giống heo"
Đói mới phản cảm:
Hầu hết các đạo diễn đều thích làm mới lại bộ phim theo cách của mình hơn, bởi dẫu sao bản phim cũ đã ghi dấu trong lòng người xem 20 - 30 năm, để tạo dấu ấn của mình trên con đường của người khác dẫu sao vẫn khó hơn là tự mở lối đi riêng. Thế nhưng, làm mới cũng không hẳn là dễ dàng và không ít bộ phim bị chỉ trích nặng nề khi cố tình đưa vào những tình tiết mới mà không đo lường được mức độ phản ứng do nó gây ra. Đơn cử như tứ đại danh tác được trình làng trong năm 2010 đều khiến khán giả sốc nặng và gây nhiều tranh cãi. Tiêu biểu như cảnh "Lâm Đại Ngọc nude lúc lâm chung" trong Tân hồng lâu mộng khiến mọi người bàn tán rôm rả. Mặc dù đây là chi tiết sát nguyên tác (trong tiểu thuyết, nhân vật Lý Hoàn nói với a hoàn của Lâm Đại Ngọc: "Lo mặc quần áo cho cô ấy đi, để con người ta chết trần chết trụi như thế này à?). Tuy nhiên, bản cũ người ta đã quen với Lâm Đại Ngọc của nữ diễn viên Trần Hiểu Húc có hình tượng thanh khiết, trong sáng nên giờ khó chấp nhận chi tiết này. Trong khi đó, Tân tam quốc lại quá ham tập trung vào những cảnh giết người nên gây ghê rợn cho người xem, nhất là người già và trẻ em, trong khi bộ phim lại nhắm đến khán giả tuổi teen khi mời dàn diễn viên trẻ đẹp và sử dụng ngôn ngữ 9X.
Mốt tóc đồng xu của Tân hồng lâu mộng
KẾT
"Bổn cũ soạn lại" là một canh bạc liều lĩnh, khi mà người đi trước đã để lại một ấn tượng quá lớn. Thật ra cũng rất khó, phim làm lại nếu làm mới đi thì bị lấy bản cũ ra làm thước đo để mà so sánh chê bai. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những thành công nhất định của chúng. Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ tuy còn hạt sạn nhưng nhìn chung được đánh giá là thành công. Các bộ phim ăn khách được làm lại trong năm nay tuy lùm xùm nhiều lời bàn ra, nhưng ít nhất, chúng cũng đã khiến thị trường phim ảnh trở nên sôi động. Các phiên bản remake lại thường là những bộ phim hoành tráng và được đầu tư công phu về kỹ xảo, hình ảnh, chất lượng. Nhất là giữa một rừng những kịch bản thần tượng na ná nhau trên khắp các sóng truyền hình như hiện nay, các phiên bản remake đã thực sự giúp chúng ta có thêm một kênh giải trí phong phú khác. Hay chít ít cho chúng ta có cái mà bàn, thậm chí là "ném đá".
Theo 2!