Reservoir Dogs – Game ăn theo phim chắc gì đã thê thảm như người ta nghĩ?
Trong mắt những game thủ đã có cơ hội chơi thử Reservoir Dogs: Bloody Days tại sự kiện GDC 2017, nó quá đã tay!
Khi nói đến game ăn theo phim, hay ngược lại là phim ảnh ăn theo những tựa game hot, chúng ta thường có xu hướng lắc đầu ngán ngẩm vì cứ 10 tác phẩm thì có 9 cái rưỡi là thất bại vì không được lòng công chúng. Có thể chúng không tạo ra được ấn tượng như khi xem phim hay chơi tựa game gốc, hoặc được thực hiện quá cẩu thả để kịp thời điểm ra mắt bộ phim bom tấn ngoài các rạp chiếu phim, nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa, bỗng nhiên nó trở thành một cái “dớp” khiến cho những tựa game ăn theo phim về sau cũng bị rơi vào cuộc chơi tâm lý nặng nề và thất bại là khó tránh khỏi.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Mới đây một tựa game ăn theo bộ phim hành động tâm lý huyền thoại, Reservoir Dogs của đạo diễn Quentin Tarantino đã được giới thiệu, và bất ngờ thay, trong mắt những game thủ đã có cơ hội chơi thử Reservoir Dogs: Bloody Days tại sự kiện GDC 2017 vừa qua đã nhận ra rằng, nó vừa có cái chất ngông cuồng của bộ phim ra mắt vào năm 1992, nhưng lại hợp thời và không hề rơi vào lối mòn mà những người làm game dựa theo tác phẩm điện ảnh nổi tiếng mắc phải.
Thực tế thì đây hoàn toàn không phải trò chơi đầu tiên lấy đề tài dựa trên kịch bản bộ phim vô cùng độc đáo với lối kể chuyện phi tuyến tính mà Quentin Tarantino đã quá dày dạn kinh nghiệm. Trước đó, vào năm 2006, Volatile đã tạo ra một tựa game cùng tên và mô tả chính xác lại những gì diễn ra trong phim. Mặc dù vậy, nó vẫn không tránh khỏi điểm số bết bát và thậm chí còn bị cấm phát hành ở Úc và New Zealand vì quá bạo lực, chẳng kém gì bộ phim kia cả.
Video đang HOT
Trong khi đó, Reservoir Dogs: Bloody Days dù vẫn cực kỳ bạo lực nhưng lại có vẻ ấn tượng hơn tựa game ra mắt 11 năm trước. Lấy phong cách hoạt hình và góc nhìn từ trên xuống y hệt bản hit Hotline Miami, tựa game điên cuồng đã khiến biết bao game thủ tốn giấy mực ngợi khen, tựa game này cho phép bạn vào vai một trong 6 nhân vật gốc của bộ phim: Mr. Blonde, Mr. Blue, Mr. Brown, Mr. Orange, Mr. Pink, và Mr. White.
Có tới 18 màn chơi khác nhau, mỗi màn chơi là một vụ cướp nhà băng khác nhau nơi những gã tội phạm mặc vest gọn gàng bảnh trai thực hiện. Tất cả vừa hâm nóng không khí trong game, vừa tạo ra một câu chuyện mới mẻ hoàn toàn so với nguyên tác bộ phim gốc, nhưng vẫn cực kỳ cuốn hút vì mức độ dễ chơi dễ tiếp cận mà chẳng hề gượng gạo như nhiều game ăn theo khác.
Dĩ nhiên để giành chiến thắng trong từng màn chơi, ngoài việc nhanh tay nhanh mắt để hạ gục những đối thủ thì bạn thậm chí còn cần đến cả đôi chút óc chiến thuật để hoàn thành nhiệm vụ, từ tấn công đến tìm đường tẩu thoát nữa. Tổng kết lại, dù tựa game chưa chính thức ra mắt, thế nhưng fan game hành động, nhất là những người đang trông chờ một tựa game ăn theo phim ảnh đúng nghĩa đã có thể vui trở lại.
Theo GameK
GDC 2016 lập kỷ lục 27.000 người tham dự
Hội nghị các nhà phát triển game GDC 2016 là nơi các game thủ, nhà sáng tạo gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm cộng nghệ game mới nhất.
GDC 2016 - Sự kiện game lớn nhất thế giới trong tháng 3 vừa kết thúc đã thiết lập một kỷ lục mới với hơn 27.000 người tham gia tại San Francisco - Mỹ. Sự kiện năm nay ghi nhận sự xuất hiện trong năm 2016 chính là Virtual Reality Developers Conference (VRDC) - Game được tạo ra từ các trò chơi video mang tính giải trí nhờ nền tảng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR).
GDC 2016, thông qua việc xuất hiện của VRDC đã lập tức gây sự chú ý đến nền tảng công nghệ mới là Virtual Reality (VR). Qua đó chúng ta có thể thấy cơ hội cũng như thách thức của ngành game gắn liền với sự phát triển của VR và AR. Trong sự kiện lần này chúng ta cũng biết được mức giá mà Sony Computer Entertainment công bố cho sản phẩm tai nghe PlayStation VR phát hành vào tháng 10/2016 là 399,99 USD.
Đây là lần tổ chức thứ 30 của GDC và để kỉ niệm, BTC đã tổ chức một buổi nói chuyện mang tên "Flash Backward: 30 Years of Making Games" với sự tham gia của những người nổi tiếng trong ngành game xuất hiện tại những GDC trước. Chúng ta sẽ bắt gặp những cái tên quen thuộc như Chris Crawford - Người sáng lập ra GDC đầu tiên tổ chức tại nhà của ông, những kinh nghiệm của Lori Cole trong các tựa game phiêu lưu đầu tiên, sự xuất hiện của các diễn giả nổi tiếng Phil Harrison, Ken Lobb, Tim Schafer, Palmer Luckey...Nhờ nó mà những người tham dự phần nào hiểu biết về lịch sử ngành game, sự ra đời của trò chơi kỹ thuật số và tương lai đầy hứa hẹn của VR.
Khu vực Expo tại hội trường Moscone là nơi trưng bày của những cái tên đáng chú ý nhất trong ngành công nghệ game như: Amazon, Epic Games, Google, Microsoft, Oculus, Sony, Unity và hơn 550 công ty khác. Đay là nơi giới thiệu sản phẩm, thiết bị công nghệ chơi game và cơ hội tuyển dụng. Không thể không nói đến khu vực GDC Play với một không gian riêng dành cho các nhà phát triển có thể giới thiệu sản phẩm trực tiếp và chào hàng sản phẩm ngay tại GDC.
Ngoài các tầng triển lãm, GDC đã tổ chức một loạt các không gian tương tác trong suốt cả tuần. Và nơi nhọn nhịp nhất chính là khu vực trình diễn các tựa game VR và AR. Đây chính là một trong những nền tảng được đông đảo game thủ hy vọng sẽ nâng cách chơi game lên một tầm cao mới.
Sự kiện GDC 2016, kết thúc với nhiều dư âm và tiếc nuối thế nhưng chúng ta sẽ lại trở lại San Francisco từ ngày 27/2 - 3/3 tại sự kiện GDC 2017 và hy vọng rằng khi đó công nghệ VRDC sẽ phát triển hơn gấp nhiều lần.
Theo Game4V