Renault “mát mặt” nhờ mẫu xe tí hon Zoe
Doanh số mẫu xe thuần điện Zoe của Renault SA đã tăng vọt 38% trong nửa đầu năm nay, trở thành điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chao đảo vì đại dịch Covid-19.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một tuyên bố chính thức hôm đầu tuần, hãng xe Pháp cho biết, hầu hết số đơn hàng được giao đều ở thị trường châu Âu, nơi Zoe đã trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất, nhờ vào chinh sách hỗ trợ hào phóng của chính phủ.
Tổng doanh số của Renault trong nửa đầu năm nay đã giảm hơn 1/3, xuống còn khoảng 1,26 triệu xe, do tác động từ các biện pháp phong tỏa tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn khá hơn so với đối thủ của hãng là PSA – giảm tới 46%, xuống 1,03 triệu xe.
Trưởng bộ phận bán hàng và marketing của Renault, ông Denis le Vot cho biết “Chúng tôi đã khởi đầu nửa cuối của năm với một lượng lớn các đơn đặt hàng, lượng hàng tồn kho ở mức chấp nhận được, và định vị giá cao ngày càng tăng đối với toàn bộ các dòng sản phẩm”.
Renault hiện đang hưởng lợi lớn từ các biện pháp trợ cấp mà chính phủ Pháp triển khai hồi tháng trước để khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng xe năng lượng sạch. Tại châu Âu, chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, các khách hàng đã đặt mua 11 nghìn chiếc xe điện Zoe, góp phần giúp Renault tiến gần hơn tới việc đáp ứng được các quy định phát thải nghiêm ngặt ngay trong năm nay. Renault và nhiều hãng xe khác đang chịu thiệt hại nặng nề khi đại dịch Covid-19 buộc nhiều đại lý xe hơi và nhà máy trên toàn thế giới phải đóng cửa.
Video đang HOT
Doanh số của Renault đã giảm khoảng 1/5 tại Nga – thị trường lớn thứ 2 của hãng, 29% tại thị trường Ấn Độ và 47% tại Brazil. Một điểm sáng là Hàn Quốc, nơi doanh số đã tăng 51% nhờ việc các khách hàng rất ưa chuộng mẫu xe SUV XM3 mà hãng vừa giới thiệu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triển khai một kế hoạch nhằm vực dậy ngành công nghiệp ô tô Pháp, vốn đang gặp khó khăn, đồng thời thu hút các công việc sản xuất quay trở lại các nhà máy trong nước. Kế hoạch này bao gồm các ưu đãi nhằm khuyến khích người dân bán xe cũ để mua xe điện, cũng như những trợ cấp dành cho các nhà sản xuất phụ tùng ô tô đang gặp khó khăn.
Tân giám đốc điều hành của Renault – ông Luca de Meo vừa nhậm chức trong tháng này, sau khi công ty công bố kế hoạch cắt giảm 14.600 việc làm, và giảm 1/5 sản lượng. Trong đó, có khoảng 4.600 việc làm tại Pháp, tương đương 10% số lao động của Renault ở thị trường trong nước. Quyết định này do đó đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ các nghiệp đoàn lao động và cả chính phủ Pháp – cổ đông quan trọng hàng đầu của Renault.
Lộ email cho thấy cựu chủ tịch Nissan có thể đã bị gài bẫy
Cựu chủ tịch Nissan luôn khẳng định mình bị gài bẫy nên mới bị bắt giữ tại Nhật, nhưng không có bằng chứng. Giờ đây, một số email nội bộ công ty bị rò rỉ cho thấy điều đó có thể là sự thật.
Nissan từ lâu đã tuyên bố muốn phế ông Carlos Ghosn sau những cáo buộc liên quan tới việc lạm dụng lòng tin, biển thủ tài sản của hãng, cũng như các hành vi vi phạm tài chính khác do các công tố viên Nhật Bản đệ trình.
Tuy nhiên, các email từ cách đây hai năm vừa bị rò rỉ đã tiết lộ nhiều khả năng các quan chức cấp cao của Nissan đã lên kế hoạch lật đổ ông Ghosn.
Theo Bloomberg, các tài liệu cho thấy nhiều lãnh đạo cấp cao của Nissan tỏ ra lo lắng trước cam kết của ông Ghosn hồi đầu năm 2018 về việc thắt chặt quan hệ liên minh giữa Nissan với đối tác Renault.
Phó chủ tịch Hari Nada, người ký thỏa thuận với các công tố viên để đưa lời khai chống lại ông Ghosn, đã gửi email cho ông Hitoshi Kawaguchi - giám đốc cấp cao phụ trách quan hệ với chính phủ, nói rằng: "Nissan cần vô hiệu hóa sáng kiến của ông ta (Ghosn) trước khi quá muộn".
Cựu chủ tịch Nissan - ông Carlos Ghosn
Một ngày trước khi ông Ghosn bị bắt ngay khi máy bay riêng của ông hạ cánh xuống sân bay Haneda ở Tokyo vào tháng 11/2018, ông Hari Nada đã gửi một bản ghi nhớ tới Giám đốc điều hành Nissan khi đó là ông Hiroto Saikawa. Nội dung email này kêu gọi chấm dứt thỏa thuận liên minh với Renault và khôi phục lại quyền mua cổ phiếu hãng xe Pháp, thậm chí thâu tóm đối tác này của Nissan.
Ngoài ra, ông Nada cũng vận động để Nissan hủy bỏ quyền chỉ định giám đốc điều hành và các vị trí lãnh đạo cao cấp khác tại hãng xe Nhật Bản của Renault.
Khi được yêu cầu bình luận về vấn đề này, ông Saikawa đã bác bỏ kế hoạch lật đổ ông Ghosn, cho rằng "không hề có nỗ lực loại bỏ ảnh hưởng của Renault" bằng cách loại bỏ ông Ghosn.
Ông Hiroto Saikawa thay thế Carlos Ghosn ở vị trí CEO của Nissan sau khi ông Ghosn bị bắt giữ.
Tháng 9/2019, cựu CEO Hiroto Saikawa đã phải rời vị trí điều hành Nissan do bê bối xoay quanh mức thưởng bất thường mà ông đã nhận vào năm 2013. Ông Hari Nada, cùng với nhiều lãnh đạo khác của công ty, cũng đã nhận được mức thưởng cao bất thường.
Ông Carlos Ghosn đã "đào tẩu" khỏi Nhật Bản hồi cuối năm 2019 và sống tại Beirut, Lebanon kể từ đó đến nay. Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã gửi lệnh truy nã đỏ tới Lebanon yêu cầu truy tìm và bắt giữ ông Ghosn. Tuy nhiên, lệnh truy nã đỏ không phải lệnh bắt giam, Lebanon và Nhật Bản cũng không ký hiệp ước dẫn độ, trong khi Lebanon cho biết ông Ghosn nhập cảnh nước này một cách hoàn toàn hợp pháp, nên sẽ rất khó có chuyện vị cựu lãnh đạo 65 tuổi bị đưa về Nhật Bản để xét xử.
Hãng xe Pháp Renault từng nổi danh tại Việt Nam có thể phá sản nếu ngoan cố với chính phủ Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire cho biết Renault hoàn toàn có nguy cơ phá sản nếu không được trợ giúp trong giai đoạn hậu COVID-19. Trong buổi phỏng vấn với đài Europe 1 cuối tuần qua, Le Maire cho biết nhà máy Renault đặt tại Flins không thể đóng cửa theo dự định của hãng, đồng thời khẳng định cần...