Renault bị cáo buộc thiếu trung thực về vấn đề khí thải của động cơ diesel
Nhà sản xuất ô tô Pháp Renault cho biết các công tố viên cho rằng hãng đã gian lận trong các bài kiểm tra khí thải trên những xe sử dụng động cơ diesel trong nhiều năm.
Biểu tượng của hãng ô tô Renault. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông báo, Renault đã phủ nhận bất kỳ hành vi gian lận nào, đồng thời nhấn mạnh các xe của hãng không được trang bị bất cứ phần mềm gian lận nào trên các thiết bị kiểm soát mức độ ô nhiễm.
Renault đã nhắc lại lập trường của mình về vấn đề này kể từ khi cuộc điều tra được mở vào năm 2017.
Renault cho biết hãng luôn tuân thủ các quy định về khí thải ô tô của Pháp và châu Âu.
Đồng thời Renault cho biết thêm, một tòa án đã yêu cầu Renault trả 20 triệu euro (24 triệu USD) tiền bảo lãnh và cung cấp một bảo lãnh ngân hàng 60 triệu euro để chi trả bất kỳ yêu cầu bồi thường nào.
Các nhà điều tra gian lận đã cáo buộc Renault về “các chiến lược gian lận” được các nhà quản lý hàng đầu sử dụng nhằm làm sai lệch kết quả kiểm tra khí thải, trong đó có cả nhà lãnh đạo kỳ cựu Carlos Ghosn.
Các nhà điều tra hiện đang nghi ngờ hãng sản xuất ô tô Peugeot của Pháp có hành động thiếu trung thực trong vụ bê bối phát thải “dieselgate”. Trước đó, các doanh nghiệp đối thủ của Peugeot như Volkswagen và Fiat Chrysler cũng đang trong “tầm ngắm” của các nhà điều tra vì lý do tương tự./.
Volkswagen bị bác đơn kháng cáo trong vụ vi phạm khí thải
Theo Reuters, Cơ quan quản lý cạnh tranh Australia cho biết, hôm nay Tòa án Liên bang đã bác đơn kháng cáo của Volkswagen đối với khoản phạt kỷ lục 125 triệu đôla Australia, một phần của vụ bê bối gian lận khí thải toàn cầu.
Volkswagen bị phạt mức kỷ lục tại Australia do gian lận khí thải. Ảnh: Kyodo
Trước đó, Tòa án Liên bang đã phạt Volkswagen vào tháng 12.2019 vì vi phạm luật tiêu dùng của Úc bằng cách trình bày sai lệch về việc tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải động cơ Diesel của đất nước.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết, Volkswagen sau đó đã kháng cáo với quyết định này, khẳng định rằng Tòa án sẽ áp dụng số tiền phạt 75 triệu đôla Australia theo thỏa thuận với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC).
Trong một tuyên bố gửi qua email cho Reuters, hãng xe Volkswagen tin rằng 75 triệu đôla Australia là "công bằng". Đồng thời, hãng cũng sẽ xem xét lại quyết định của Tòa án Liên bang cũng như xem xét các lựa chọn của mình.
Người tiêu dùng Úc (ACCC) trước đó cũng cho biết, vụ vi phạm xảy ra từ năm 2011 đến 2015 và nhà sản xuất ôtô Đức thừa nhận đã lắp cho xe của mình một thiết bị, khiến chúng hoạt động ở một chế độ nhằm mục đích kiểm tra khí thải và một chế độ khác khi được lái.
Vụ việc ở Australia là một phần của hàng loạt các vụ kiện pháp lý, kéo theo nhiều nhà sản xuất ôtô ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới sau khi hãng này bị phát hiện sử dụng phần mềm kiểm soát động cơ bị cấm để vượt qua các cuộc kiểm tra ô nhiễm ở Mỹ vào năm 2015.
Ô tô nào được miễn kiểm tra thử nghiệm khí thải năm 2021? Từ 15/2/2021, một số ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu mới được miễn kiểm tra, thử nghiệm khí thải. Một số ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu mới được miễn kiểm tra, thử nghiệm khí thải từ ngày 15/2/2021 Mới đây, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 33/2020 sửa đổi quy...