Reboot, Remake và Remaster phân biệt 3 thuật ngữ mà nhiều người rất hay lẫn lộn
Trong những năm gần đây, chúng ta thấy có rất nhiều thương hiệu trò chơi nổi tiếng lâu năm như Tomb Raider, Devil May Cry, Final Fantasy hay Resident Evil,… liên tục cho ra đời những sản phẩm Reboot, Remake và Remaster. Nhưng không nhiều người phân biệt rõ và nắm vững ý nghĩa của chúng nên thường xuyên sử dụng nhầm.
Bên dưới, Game4v sẽ tóm gọn những định nghĩa này lại sao cho dễ hiểu nhất để tránh việc mọi người dùng sai quá nhiều trong khi thảo luận.
Remaster
Đây là hình thức ít tốn kém nhất trong ba khái niệm trên. Về cơ bản, tiến hành remaster một trò chơi đồng nghĩa với việc nhà sản xuất chỉ phải đánh bóng, tỉa tót và nâng cấp về hình ảnh (chủ yếu), chỉnh sửa lại nhạc nền và cải tiến tính năng điều khiển để giúp nó hoạt động mượt mà hơn.
Modern Warfare 2007
Remastered 2017
Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Modern Warfare 2007
Remastered 2017
Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Hình thức này giúp cho nhà phát triển có thể mang các trò chơi cổ điển lên máy game hiện đại, mà không phải đụng chạm gì nhiều đến chất lượng của nguyên bản. Ví dụ tiêu biểu gần đây có Final Fantasy XII, Burnout Paradise, Dark Souls, Modern Warfare,…
Dark Souls 2011
Remastered 2018
Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Video đang HOT
Dark Souls 2011
Remastered 2018
Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Chính vì thế, Remaster sẽ góp phần đưa những tác phẩm cũ nhưng kinh điển tiếp cận những người chơi mới và thuyết phục fan lâu năm trải nghiệm lại nhờ vào hệ thống điều khiển được cải tiến cùng đồ họa mượt mắt hơn.
Phần lớn Remaster không chỉnh sửa lại yếu tố vật lý hoặc gameplay. Thay vào đó, chúng cố gắng mang lại trải nghiệm trung thực nhất với bản gốc. Nghe có vẻ ít tốn công sức nhất khi so với hai hình thức làm mới game còn lại, nhưng Remaster vẫn giữ một vị trí có giá trị trong cộng đồng. Bởi chúng cho phép người hâm mộ hoài cổ đắm chìm trong những hoài niệm vượt thời gian kinh điển.
Remake
Phức tạp và kỳ công hơn Remaster, khi một nhà sản xuất quyết định Remake một trò chơi, họ phải bắt đầu công việc xây dựng một thương hiệu hoặc một bản game lại từ đầu. Vất bỏ bộ công cụ phát triển cũ, xóa sổ hoàn toàn các thông số kỹ thuật trước đây và loại bỏ hoàn toàn những hình ảnh chất lượng thấp để hướng đến mục tiêu “đại tu” sản phẩm hoàn chỉnh.
1998
2019
Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
2019
1998
Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Không giống như Remasters, các sản phẩm Remakes cung cấp một cách thức hoàn toàn mới để trải nghiệm những tựa game kinh điển từng ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người chơi.
Điển hình gần đây chúng ta có Shadow of Colossus trên PS4 hoặc Crash Bandicoot N. Sane Trilogy trên PC/Console. Đội ngũ phát triển dự án phải dựa trên khung sườn cũ để kết hợp với phong cách gaming hiện đại, nhằm đưa trải nghiệm “cổ” thực sự bước lên tầm cao mới.
Các đoạn phim cảnh cắt cảnh phải được tái hiện lại, tất cả các bài nhạc nền được thu âm mới, thiết kế nhân vật với nhiều thay đổi. Thậm chí, họ còn có thể cân nhắc thêm bớt một số khu vực, màn chơi và tình huống như những gì đang xảy ra với Resident 2 Remake. Tất nhiên, tính năng điều khiển cũng được cân nhắc thay đổi theo hướng tốt nhất để thích ứng với tiêu chuẩn ngày nay.
Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh
Các bản remake thường có sức hấp dẫn lớn nhất, vì nó cho phép người hâm mộ lâu năm trải nghiệm thương hiệu trò chơi yêu thích của mình theo những cách mới lạ, nhưng lại mang đến cảm giác thân quen khó tả và cung cấp cho nhà phát triển cơ hội điều chỉnh bất kỳ khiếm khuyết nào mà phiên bản ban đầu đã mắc phải.
Ví von ngắn gọn, Remake thực sự là sự cân bằng hoàn hảo giữa Remaster và Reboot, nếu nhà sản xuất biết cách triển khai đúng đắn.
Theo Game4V
Reboot
Thường được sử dụng khi một thương hiệu trò chơi nào đó đang trên đà tụt dốc, cần phải tự làm mới mình để vực dậy. Quá trình Reboot chắc chắn chi tiết, kỳ công hơn so với Remaster nhưng không tái tạo cùng một trò chơi như Remake.
Một số tựa game đạt được thành công ngay từ giai đoạn ra mắt, bắt đầu phát triển một chu kỳ bền vững, nhưng sau đó thường bị rơi vào lối mòn lặp đi lặp lại những gì đã có sẵn. Tuy đây không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu xấu, nhưng nếu lạm dụng quá đà sẽ khiến cho mọi người cảm thấy nhàm chán. Rồi đến một thời điểm nhất định, khi chính bản thân nhà sản xuất cũng thấy… nản và cần thứ gì đó tươi mới dựa trên sức hút của thương hiệu vốn có, họ sẽ quyết định khởi động dự án Reboot.
Reboot vẫn dựa trên những yếu tố cốt lõi, nhưng phải thuộc hàng chính yếu như tên gọi, thể loại, khái niệm và ý tưởng chung đã giúp hình thành nên phiên bản gốc. Mọi thứ khác từ ngoại hình nhân vật, tính cách, cơ chế gameplay, cho đến cốt truyện đều có thể thay đổi.
Reboot thuộc hạng “nặng” thì chúng ta có DmC Devil May Cry năm 2013 của Ninja Theory. Rõ ràng, cả về cốt truyện, tính cách và ngoại hình nhân vật đều có những sự thay đổi thực sự gây “choáng váng”. Nhưng concept tổng thể về một anh chàng mang dòng máu quỷ ngông cuồng, thích tiêu diệt quái vật bằng những đòn đánh cực phong cách và có một anh trai song sinh vẫn còn đó.
Còn “nhẹ đô” hơn thì chúng ta có Tomb Raider do Square Enix sản xuất. Tuy vẫn dựa trên hình tượng đả nữ Lara Croft, với những màn leo trèo, bay nhảy và giải đố. Nhưng bên cạnh việc khám phá, nhà sản xuất cũng chú trọng vào các yếu tố sinh tồn và mang đến một môi trường tương tác rộng lớn hơn hẳn.
Có thể nói, các dự án Reboot sẽ dựa trên những “dấu chấm” cơ bản nhất và từ những dấu chấm ấy, nhà sản xuất sẽ vẽ nên một bức tranh khác biệt với phiên bản gốc. Nhưng trên hết, nó vẫn phải mang hơi hướng đặc trưng đã từng làm nên thành công của series.
Đây sẽ là những xu hướng nổi bật của làng game thế giới năm 2018
Trong năm 2018 này, làng game thế giới sẽ đón nhận những xu thế nào?
PS4 sẽ tiếp tục nở rộ
Tiếp đà phát triển rực rỡ trong hai năm 2016 và 2017, 2018 chắc chắn vẫn sẽ là một năm nở rộ của dòng game PS4. Với những cái tên cực hot như Spider-Man, Shadow of the Colossus, Detroit: Become Human hay God of War, cộng đồng game thủ PS4 sẽ lại khiến phần còn lại của thế giới phải ghen tị.
Thể loại Battle Royale (bắn súng - sinh tồn) sẽ chững lại
Theo báo cáo tháng 12/2017 của Bluehole, doanh số của PUBG trên nền tảng PC đã vượt qua con số 24 triệu. Thành tích vô tiền khoán hậu này đã biến PUBG trở thành tựa game PC bán chạy thứ hai trong lịch sử. Càng bất ngờ hơn, sản phẩm của Bluehole chỉ cần chưa đầy 1 năm để thiết lập nền kỳ tích này.
Sau thành công vang dội của PUBG, trò chơi này lập tức trở thành hình mẫu để nhiều nhà sản xuất game khác noi theo.
Sau thành công vang dội của PUBG, trò chơi này lập tức trở thành hình mẫu để nhiều nhà sản xuất game khác noi theo. Xu thế này giống hệt cái cách mà Overwatch từng bị "đạo nhái" trong năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, thường những thứ gì phát triển quá nóng thì sẽ khó thể bền lâu. Theo báo cáo của SteamChart, tốc độ phát triển người chơi của PUBG đang chững lại trong 3 tháng gần đây (bất chấp việc tựa game này vừa tung ra bản update lớn). Điều đó chứng tỏ rằng sản phẩm của Bluehole đang sắp đạt đến giới hạn tối đa của nó.
Từ tháng 11/2017 đến nay, mặc dù PUBG vẫn tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên, tốc độ đã chậm lại rất nhiều
Trong tương lai gần, PUBG và các game có phong cách Battle Royale chắc chắn sẽ chưa thể xuống dốc. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng sẽ giậm chân tại chỗ trong năm 2018.
Sự thoái trào của những game MOBA truyền thống
Năm 2017, làng game thế giới đã chứng kiện sự tụt dốc khá lớn của dòng game MOBA truyền thống. Từ DOTA 2, Heroes of the Storm và thậm chí là cả Liên Minh Huyền Thoại, tất cả đều có một năm không mấy sáng sủa. Lượng người chơi sụt giảm, sức hút từ các giải đấu không tăng và đặc biệt hơn là lượng người chơi mới đang chững lại. Dường như đây đều là những dấu hiệu rất rõ nét cho sự thoái trào của dòng game này.
Mặc dù đã cố gắng tạo ra nhiều thay đổi, tuy nhiên những game MOBA truyền thống vẫn đang mất dần thị phần người chơi mới
Nhìn một cách khách quan, những game MOBA truyền thống cũng đã có tuổi đời khá lớn (từ 5 đến 10 năm). Đây có thể coi là giới hạn thông thường của một xu hướng game. Nếu không có gì đặc biệt, chúng ta sẽ chứng kiến sự thay thế dần dần của nhiều thể loại game hot khác.
Một chút lạ đến từ những tựa game Remastered
Ngay trong những ngày đầu năm 2018, cộng đồng game thủ thế giới đã chứng kiến hàng loại huyền thoại được hồi sinh (Remastered). Từ Assassin's Creed Rogue, Age of Empires: Definitive Edition, Dark Souls cho đến Final Fantasy XII: The Zodiac Age và cả Shadow of the Colossus, người chơi sẽ được gặp lại những nhân vật và sự kiện cũ trong một hình hài hoàn toàn mới. Một chút thay đổi từ gameplay cho đến sự long lanh và hào nhoáng của chất lượng hình ảnh 4K, tất cả sẽ tạo nên một làn gió mới cực kỳ thú vị.
Theo GameK
CJ của GTA San Andreas "chạy" sang Dark Souls diệt quái Bản mod mới của Dark Souls Remastered sẽ biến class Warrior thành anh chàng CJ của GTA San Andreas. Quả thực, cộng đồng modder đã không ít lần giúp nâng tầm, hoặc thậm chí tạo nên một series riêng (như Counter Strike/Half-life), cho các video game bằng cách thay đổi một số tính năng nhất định. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những...