Reactions thua xa nút Like trên Facebook
Trong một khảo sát mới đây, hơn 75% hoạt động diễn ra trên mạng xã hội Facebook vẫn là “Like”, trong khi Reactions chỉ chiếm hơn 2%.
2 tháng sau khi Facebook giới thiệu “Reactions” – những biểu tượng cảm xúc mới nhằm mở rộng cách người dùng phản hồi với các bài đăng trên mạng xã hội này, có vẻ như phản hồi của 1,6 tỷ người dùng chưa được như mong đợi.
Hoạt động “Like” vẫn chiếm đến 76,4% phản hồi của người dùng trên Facebook, “share” chiếm 14%, bình luận chiếm 7,2%. Như vậy, chỉ còn lại 2,4% lượng hoạt động diễn ra trên Facebook mỗi ngày dành cho 5 biểu tượng cảm xúc mới. Đây là kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Quintly – công ty phân tích giải pháp mạng xã hội có trụ sở tại Đức, tiến hành với 130.000 người dùng Facebook.
Reactions chưa được sử dụng rộng rãi. Ảnh: The Verge.
Cũng theo khảo sát này, “Love” là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất (chiếm 51%) trong số 5 biểu tượng mới (gồm Love, ha ha, wow, sad và angry).
Video đang HOT
Trong khi đó, các tính năng liên quan đến video lại được hưởng ứng khá nhiều tình. Facebook mới đây công bố, thời lượng xem video của người dùng trên mạng xã hội này lên đến 100 triệu giờ mỗi ngày. Mặc dù các bài đăng dạng hình ảnh vẫn nhận được nhiều “like” hơn, video lại nhận được nhiều phản hồi dưới dạng biểu tượng cảm xúc hơn và lượt bình luận, chia sẻ của nó thường gấp đôi so với hình ảnh.
Reactions được xem là cách bày tỏ cảm xúc “thanh lịch và vui vẻ”, bên cạnh nút Like truyền thống. Tuy nhiên, có vẻ như việc phải thực hiện theo 2 bước (click và giữ, sau đó chọn biểu tượng) so với một bước đơn giản của nút Like khiến người dùng kém hào hứng hơn với các biểu tượng mới này.
Đức Nam
Theo Zing
Nút Like trên Facebook sắp có thay đổi lớn
Thay vì nút Like, người dùng sẽ có thể dùng nhiều biểu tượng cảm xúc hơn như Love, Wow, Haha trước một vấn đề nào đó trên Facebook.
Facebook sắp ra mắt tính năng Reactions. Đây là hình thức sửa đổi của nút "Like", cho phép người dùng bộc lộ nhiều cảm xúc hơn bao gồm "Love", "Wow", "Angry", "Sad" và "Haha".
Tính năng này được công bố lần đầu vào 10/2015, như một cách thay thế nút "Dislike" được nhiều người yêu cầu. Facebook chọn cách tránh nút "Dislike" bằng cách ra mắt một loạt các biểu cảm mới với Reactions.
Facebook sẽ nâng cấp nút "Like" bằng một loạt biểu tượng cảm xúc mới. Ảnh: Facebook.
Truy cập bằng cách chạm vào nút "Like" trên ứng dụng di động, hoặc menu "Like" trên trình duyệt, Reactions được xem là cách bày tỏ cảm xúc "thanh lịch và vui vẻ". Theo Chris Cox - Phó chủ tịch sản phẩm của Facebook - Reactions sẽ giải quyết về mặt tinh thần cho những người muốn sử dụng nút Dislike nhưng vẫn giữ sự lạc quan trên mạng xã hội.
Ban đầu, Reactions được thiết kế bao gồm 6 biểu tượng cảm xúc. Tuy nhiên, chỉ có 5 trong số đó được phát hành. Facebook phát hiện ra biểu tượng "Yay" không được phổ biến, và có thể bị nhìn nhận khác nhau bởi mỗi người dùng.
Reactions đã được thử nghiệm tại Tây Ban Nha, Ireland, Chile, Philippines, Bồ Đào Nha và Colombia trong vài tháng. Hiện tại, Facebook sẵn sàng nâng cấp nút Like trên phương diện toàn cầu "trong một vài tuần tới", theo Bloomberg.
Những biểu tượng cảm xúc mới hứa hạn mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái hơn khi phản ứng trước các vấn đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Chia sẻ trên Bloomberg, Cox cho biết Reactions được sử dụng nhiều nhất trong vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi 11/2015. Người dùng tại các nước thử nghiệm sử dụng nhiều biểu tượng cảm xúc khác nhau - thứ mà chỉ riêng nút "Dislike" không thể truyền đạt.
Ngày phổ cập Reactions đã gần nhưng Facebook vẫn chưa đưa ra một thời điểm cụ thể. Cox cho biết, Facebook sẽ phát hành tính năng này một cách "cẩn trọng" để đảm bảo người dùng chấp nhận nó.
Đức Nam
Theo Zing
Ý đồ đằng sau những biểu tượng cảm xúc mới của Facebook Đằng sau những phát biểu như "mang đến trải nghiệm mới", các biểu tượng cảm xúc mới thực chất là công cụ để Facebook thu thập dữ liệu chất lượng hơn từ người dùng. Nhiều năm qua, người ta yêu cầu Facebook thêm nút "Dislike" bên cạnh nút "Like" truyền thống. Tuy nhiên, điều này không bao giờ xảy ra vì tính chất...