Rẽ phải không quan sát, xe ben tông chết người
Trưa nay, tại km6 300 trên đường tránh Nam Hải Vân ngay trước quán cơm Thanh Xuân (thuộc thôn Quan Nam 1, xã Hòa Liên, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ben và xe máy làm một người chết tại chỗ.
Theo ghi nhận, vào thời điểm trên khi chiếc xe ben mang BKS: 77C-014.32, chở đất san nền cho dự án khu đô thị Golden Hills chạy hướng Bắc Nam.
Khi đến địa điểm trên, tài xế xe ben không quan sát khi rẽ phải vào quán cơm Thanh Xuân nên tông vào xe máy mang BKS: 43Y1-8644 chạy cùng chiều do bà Trần Thị Kim Nga (SN 1964, trú thôn Phú Thượng, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) điều khiển khiến bà Nga chết tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn.
Sau khi gây tại nạn, tài xế xe ben đã rời khỏi hiện trường.
Nhận tin báo, lực lượng Công an huyện Hòa Vang có mặt phân luồng giao thông, bảo vệ hiện trường và tiến hành điều tra làm rõ.
Theo một cán bộ CSGT có mặt tại hiện trường, đoạn đường này vắng nên nhiều tài xế chủ quan phóng nhanh vượt ẩu rất dễ gây tai nạn, nhất là các xe tải ben chở đất san lấp các công trình xây dựng.
Từ đầu năm đến nay, trên đoạn đường này đã xảy ra gần 10 vụ tai nạn giao thông chủ yếu là do xe tải ben chở đất gây ra làm chết 4 người.
Video đang HOT
Theo PLVN
1001 lý do người Sài Gòn không thích xe buýt
Dù TP HCM đã mở nhiều đợt vận động người dân đi xe buýt, với cam kết đổi mới diện mạo bên ngoài đến chất lượng bên trong, nhưng hiện nhiều người dân vẫn chưa có thái độ "thân thiện" với xe buýt.
Xe buýt đã xuất hiện tại TP HCM từ năm 2000. Sau hơn 10 năm xây dựng hình ảnh với nhiều khẩu hiệu "thân thiện với môi trường", "nào ta cùng buýt"... đến nay, kết quả nhận được chưa như mong muốn.
Xe buýt dàn hàng ngang trên đường, chiếm hết lối đi của xe 2 bánh. Ảnh: Hữu Công.
Anh Duy (nhà ở quận Bình Thạnh) cho hay, mỗi ngày đi làm hơn 20 km nhưng anh vẫn chọn xe máy. "Tính ra mỗi tháng đi xe buýt cũng tiết kiệm được hàng trăm ngàn nhưng từ nhà mình ra trạm xe buýt khá xa. Công ty nằm trong khu công nghiệp ra tới bến cũng phải đi một đoạn đường dài nên tôi thấy khó khăn quá, lại không linh động chút nào nên ráng đi xe máy vậy", anh Duy cho hay.
Huỳnh Minh Tâm, sinh viên Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn TP HCM thì cho biết, nhiều bạn trong trường thường đi bằng xe buýt cho rẻ và sử dụng vé tập nhưng lại bị phân biệt đối xử, thái độ của nhiều nhân viên xe buýt rất khó chịu. "Nhiều nhân viên còn thiếu lễ độ với người già, thấy xuống xe chậm là quát, mắng nên em thấy rất phản cảm với xe buýt", Tâm nói.
Còn bác Lan, nhà ở quận 10 kể, từ ngày bị té vì xe buýt, đến nay bác vẫn còn sợ và không bao giờ dám đi lại nữa. "Tôi đi từ quận 1 về quận 10, đến đường Lý Thái Tổ, tài xế dừng xe ở trạm nhưng khi vừa bước xuống, chân chưa đứng vững trên mặt đất thì xe đã chạy làm tôi ngã chúi xuống đường, may mà chỉ bị trầy trụa", bác Lan chia sẻ.
Trên nhiều diễn đàn, trang mạng thậm chí còn có nhiều ý kiến tẩy chay xe buýt. Nickname chuotnhat"... bức xúc: "Mục đích phát triển xe buýt của thành phố để giảm kẹt xe là tốt nhưng sau bao nhiêu năm đi xe buýt mình thấy chất lượng không hề khá hơn chút nào".
"4 năm đi xe buýt, lắm lúc tôi phải thử cảm giác mạnh cùng tài xế khi họ phóng vèo vèo cho kịp giờ. Gặp người đi đường thì bóp còi inh ỏi, có khi không thèm phanh. Người ta đi xe buýt nhiều vì còn nghèo chứ không phải vì thích nó đâu", một bạn tên Tuấn chia sẻ trên diễn đàn.
Hiện nay, tình trạng xe vượt đèn đỏ vẫn thường xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm lúc cảnh sát giao thông rời chốt. Khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng, rất ít xe chịu dừng lại mà cố "đu" theo nên nhiều vụ kẹt xe cũng bắt nguồn từ đây.
Đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang đỏ, nhưng chiếc xe buýt này vẫn cố lao qua ngã tư Thủ Đức. Ảnh: Hữu Công.
Việc xe buýt lạm dụng quyền ưu tiên để đi vào phần đường xe hai bánh thì vô kể. Nhiều xe có cùng hành trình (trung tâm TP HCM ra Thủ Đức) thường xuyên lấn phần đường của xe 2 bánh tranh giành nhau bắt khách và sẵn sàng tăng tốc để "đua" nhau. Nhiều xe dừng giữa đường rồi "đẩy" khách xuống, gây nguy hiểm cho khách và đe dọa gây tai nạn cho các phương tiện đang lưu thông đúng tuyến.
Ngoài ra, cảnh xe buýt dàn hàng ngang chắn hết lối đi của các loại phương tiện khác, xe buýt bóp còi liên tục làm người điều khiển phương tiện khác giật mình, nhất là người đi xe gắn máy cũng là những hình ảnh gây bức xúc cho người dân.
Tại khu vực Suối Tiên (Thủ Đức), bến xe An Sương, các xe tranh nhau vào bắt khách làm cho giao thông khu vực thường hỗn loạn. Có lúc 3-4 xe buýt cùng tấp vào trạm khiến các xe máy không còn chỗ để chạy.
Trong khi thành phố đang có nhiều chương trình mới, thiết thực để vận động người dân sử dụng xe buýt thì những tai nạn do loại phương tiện này gây ra liên tục trong những ngày gần đây càng làm cho nó "mất điểm". Mới đây nhất, ngày 10/8, một ôtô buýt đã tông phải một xe máy chạy cùng trên đường Hòa Bình, quận Tân Phú. Tai nạn làm nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Trước đó, ngày 7/8 trên cầu vượt Thủ Đức, 3 xe buýt chở đầy hành khách chạy từ hướng TP HCM về Đồng Nai, tranh nhau chạy qua khúc cua. Một chiếc đã tông vào xe máy đang chạy trên cầu vượt làm nạn nhân chết tại chỗ.
Dù đang chạy trên làn đường dành cho xe 4 bánh nhưng thấy có khách, chiếc xe buýt liền tấp vào trạm ép người phụ nữ này vào lề đường, bên trong lại có 1 chiếc xe tải nhỏ đậu trái phép khiên người phụ nữ bị kẹt giữa 2 xe. Ảnh: Hữu Công.
Ngay ngày hôm sau, cũng một chiếc xe buýt khác gây tai nạn trên đường Võ Văn Ngân rồi bỏ chạy. Nhiều người dân bất bình đã truy đuổi theo và xe buýt buộc phải dừng lại nhưng tài xế vẫn cố thủ trên xe với hơn 20 hành khách, mãi đến khi cảnh sát giao thông đến mới chịu mở cửa.
"Hễ thấy có khách là không cần biết bên phải mình có xe máy đang chạy, xe b buýt cứ thế ào qua trạm bắt khách, ép xe hai bánh vào trong. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người nhất là phụ nữ bí té chỏng gọng vì bị tài xế xe buýt ép vào lề, rất nguy hiểm", anh Bằng, tài xế xe ôm cho biết.
Thống kê trên trang web của trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, hơn 40% người trả lời cho rằng thái độ phục vụ của tài xế, nhân viên chính là nguyên nhân quyết định người dân có muốn đi xe buýt hay không.
Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, năm 2010 Sở đã lập biên bản và xử phạt 290 lỗi chạy xe không đúng lộ trình, 179 lỗi gian lận vé, 176 lỗi trả khách không đúng chỗ quy định, 108 lỗi bỏ trạm. Trong 6 tháng đầu năm, những lỗi nêu trên vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, phân tích hơn 7.000 phản ảnh của hành khách đi xe buýt tới Trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM trong năm 2010 cho thấy các lỗi chủ yếu là phân biệt đối xử với hành khách (chiếm 8,5%), bỏ trạm không đón khách (23,9%), không cho hành khách xuống trạm (7,86%), văn hóa ứng xử kém (19,4%). Còn lại là các phản ảnh liên quan đến vé, mức độ an toàn, lộ trình, thời gian...
Theo VNExpress
Thừa Thiên - Huế: Xe tải húc xe máy, một thanh niên chết thảm Trưa ngày 16/8, chiếci BKS 34K-8236 do tài xế Nguyễn Văn Hùng (SN 1983, trú TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) điều khiển hướng Bắc - Nam đã đâm vào xe máy BKS 53N2-0341 khiến mội tử vong tại chỗ, mội bị thương. Nạn nhân tử vong là anh Trần Xuân Chiến (SN 1964, trú xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) - ngưi...