RCEP là gì, quan trọng ra sao với ASEAN?
RCEP – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – sẽ được ký kết tại HNCC ASEAN 37 theo đúng kỳ vọng của các nước thành viên sau 6 năm đàm phán.
RCEP là hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tên đầy đủ của RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2012, tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tại Phnom Penh (Campuchia). Tuy nhiên Ấn Độ gần đây tuyên bố rút khỏi RCEP vì chưa phù hợp với mong muốn của họ.
RCEP được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy giúp các nước ASEAN phục hồi sau đại dịch.
Mục đích của RCEP là gì?
Mục đích của RCEP là thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN với các đối tác, tập trung vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nếu thành công, RCEP sẽ tạo ra khu vực kinh tế với 32% tổng GDP toàn cầu, chiếm 47,5% dân số thế giới.
Bao trùm một thị trường khổng lồ như vậy, RCEP được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới.
Sau khi được ký kết tại HNCC ASEAN 37, RCEP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp kinh tế của các nước ASEAN phát triển; trong đó có Việt Nam và các nước đối tác.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, sự xuất hiện của RCEP sẽ góp phần tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững.
Đặc biệt, khi thế giới chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19 vốn làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, RCEP tạo sức bật mới, cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực đặc biệt là giữa các nước tham gia ký kết ở khu vực. Hiệp định này cũng sẽ tạo ra không gian mới để các quốc gia thành viên ASEAN phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.
Ý nghĩa lớn với Việt Nam và ASEAN
Trả lời báo giới, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi bày tỏ kỳ vọng RCEP sẽ tạo động lực thúc đẩy niềm tin thị trường vốn rất cần thiết trước các áp lực từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn chung đối với nền kinh tế khu vực.
Trong khi đó, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Catherine Wong tin rằng việc hoàn tất ký kết RCEP gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng ASEAN vẫn duy trì việc mở cửa đối với thương mại và kinh doanh, góp phần thúc đẩy, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Trong buổi họp báo trước thềm HNCC ASEAN 37, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định việc ký kết RCEP là mong đợi rất lớn của các nước và Việt Nam, và nếu được hoàn thành trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam thì đây sẽ là ý nghĩa rất lớn.
Ngoài ra với Việt Nam, việc kết thúc đàm phán RCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
'Nhật phản đối mạnh mẽ hành động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông'
Thủ tướng Suga Yoshihide chiều 19/10 có bài phát biểu về chính sách, cam kết Nhật Bản sẽ thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và tăng kết nối kinh tế với Đông Nam Á.
"Xin chào, tôi là Suga Yoshihide, tôi yêu Việt Nam, tôi yêu ASEAN", Thủ tướng Suga nói bằng tiếng Việt, mở đầu bài phát biểu trước các sinh viên Đại học Việt - Nhật.
Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật có bài phát biểu chính sách như vậy tại Việt Nam, thể hiện Nhật Bản coi trọng Việt Nam trong chính sách đối ngoại với Đông Nam Á.
Hợp tác y tế, kết nối các nền kinh tế thông qua công nghệ số và củng cố chuỗi cung ứng, phát triển nguồn nhân lực, và thượng tôn pháp luật trên biển là những chủ đề chính trong bài phát biểu.
Ông Suga phát biểu trước các sinh viên Đại học Việt - Nhật ở Hà Nội đầu giờ chiều ngày 19/10. Ảnh: Đại học Việt - Nhật.
Biển Đông và chuỗi cung ứng
Thủ tướng Nhật nhấn mạnh những giá trị mà Nhật Bản và ASEAN có chung là thượng tôn pháp luật, tự do, mở, minh bạch và bao trùm, sẽ là cơ sở thúc đẩy hợp tác.
Đó là những giá trị được ASEAN đặt ra khi công bố "Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", có nhiều điểm chung với chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở" mà Nhật Bản đang theo đuổi, theo ông Suga.
Ông chỉ ra rằng có những diễn biến đi ngược lại các giá trị trên ở Biển Đông, và cho biết Nhật Bản mạnh mẽ phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ủng hộ thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế.
"Nhật Bản cam kết sẽ cùng ASEAN thúc đẩy thượng tôn pháp luật trên biển và đại dương", ông Suga nói. "Nhật Bản sẽ thực hiện mọi nỗ lực để hợp tác cho mục đích này".
Nhật Bản đã hỗ trợ tàu tuần tra và thiết bị an ninh hàng hải cho Việt Nam, Philippines và các nước khác, đồng thời tập huấn và cử chuyên gia tới các nước ven biển như Indonesia và Malaysia.
Về kinh tế, Thủ tướng Suga nói để Nhật Bản và ASEAN được kết nối hơn hiện tại, cần đặc biệt thúc đẩy công nghệ số ("hạ tầng mềm") ở các nước ASEAN và củng cố chuỗi cung ứng.
"Dịch Covid-19... là lý do nhiều công ty Nhật Bản đang cố đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách mở rộng chúng ra ASEAN", ông nói. "Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác với ASEAN để tăng sức chống chịu của chuỗi cung ứng và xây dựng các nền kinh tế châu Á đứng vững qua khủng hoảng".
Ông lập luận rằng trong quá khứ, việc kết nối kinh tế khu vực Đông Nam Á được thúc đẩy bởi các công ty Nhật Bản đầu tư vào Đông Nam Á, cùng với viện trợ ODA phát triển cơ sở hạ tầng. Ví dụ khởi đầu là các nhà máy chế tạo xe hơi ở Thái Lan thập niên 60.
Các công ty Nhật Bản đã nâng cao trình độ của công nhân địa phương và thúc đẩy doanh nghiệp bản địa, trong khi viện trợ ODA tạo ra cảng, đường sá, đường sắt, sân bay với cấu trúc mở, kết nối xuyên biên giới, tạo các hành lang kinh tế, theo ông Suga.
Nói về hiện tại và tương lai, ông nói Nhật Bản đang hợp tác với ASEAN theo hai hướng: tăng cường hệ thống thương mại đa phương, đồng thời cải thiện "hạ tầng mềm".
Nhưng việc cải thiện thương mại, đầu tư toàn cầu đang chậm lại vì đàm phán ở WTO gặp trở ngại, buộc Nhật và ASEAN phải giảm thuế bằng hiệp định song phương.
"Nhìn về tương lai, từ khóa để tăng kết nối là công nghệ số và một chuỗi cung ứng vững vàng", ông nói.
Một trong những mục đích chính trong chuyến công du đầu tiên của ông Suga là để thúc đẩy tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực
Ông Suga, 71 tuổi, mở đầu phát biểu bằng hành trình cá nhân, từ con trai của một nông dân vươn lên trở thành thủ tướng Nhật Bản. Ông ví con đường của mình, "từ con số không rồi vươn lên thông qua nỗ lực bền bỉ" giống với chặng đường của ASEAN trở thành "trung tâm tăng trưởng toàn cầu".
Ông lớn lên ở tỉnh Akita phía bắc Nhật Bản, nơi "tuyết rơi nhiều tới mức chất cao hơn tầng một của ngôi nhà".
"Tôi sinh ra và lớn lên là con trai của một nông dân giữa những luống tuyết dày của tỉnh Akita". Học xong trung học, ông tới Tokyo làm xí nghiệp, nhưng đối mặt "thực tế khắc nghiệt". Nhận ra không thể thay đổi cuộc sống nếu không học đại học, ông vào đại học muộn hai năm so với bạn bè.
"Có lẽ cảm giác của tôi lúc này cũng giống các bạn", ông nói với các sinh viên xung quanh mình. "Bạn học tập và chuẩn bị cho những bước nhảy lớn của đời mình".
Nhận ra chính trị là thứ chèo lái đất nước, ông vào chính trường ở tuổi 26 - cách đây đã 45 năm. Ông làm thư ký cho một nghị sĩ, rồi vào hội đồng địa phương, rồi trở thành nghị sĩ trong Quốc hội. Ông tiếp tục trở thành chánh văn phòng của Thủ tướng Abe, và lên làm thủ tướng sau khi ông Abe từ chức vì vấn đề sức khỏe hồi tháng 9.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Suga. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc cuộc hội đàm sáng 19/10.
Trao đổi với Zing sau diễn văn của ông Suga, tiến sĩ Yasuyuki Ishida, nhà nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, nhận định "bài phát biểu của ông có sự lôi cuốn dựa vào trải nghiệm cuộc sống của ông là người 'tự tay lập nghiệp', một chính khách đã từng bước đi lên".
"Một số vấn đề kinh tế xã hội cho hợp tác Nhật - ASEAN được đề ra, bao gồm chăm sóc sức khỏe toàn dân, kết nối, xây dựng hạ tầng cứng và mềm, đẩy mạnh kỹ thuật số, chuỗi cung ứng và an ninh mạng - tất cả đều nổi bật với ASEAN và kinh tế khu vực", ông Ishida, đến từ Viện nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA) ở Tokyo, nói.
"Phát biểu của thủ tướng Nhật nêu ra những lo ngại ở Biển Đông và nhấn mạnh đúng mức về trật tự dựa trên luật lệ và hợp tác hàng hải với các nước ASEAN, góp phần vào hòa bình và phồn vinh ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", ông nói thêm.
Trong bài phát biểu, ông Suga nói Nhật Bản đang triển khai "với tốc độ nhanh chưa từng có" quỹ cho vay Hỗ trợ Ứng khó Khẩn cấp Khủng hoảng Covid-19 có tổng trị giá 500 tỷ yên (4,7 tỷ USD) trong vòng hai năm tới, hỗ trợ "hoạt động kinh tế của các nước, tập trung vào vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm ASEAN".
"Việc hợp tác này cũng thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn dân, một mục tiêu mà Nhật Bản đang cố hướng tới cùng với ASEAN", ông Suga nói thêm, không quên nhắc lại các nước ASEAN đã hỗ trợ Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011.
Về nguồn nhân lực, Thủ tướng Suga nói các thực tập sinh từ các nước ASEAN tới Nhật Bản đóng vai trò "quan trọng" cho kinh tế Nhật. Ông nhắc lại những cải cách của mình đã mở rộng 14 lĩnh vực cho họ tới làm việc ở Nhật Bản từ tháng 4/2019.
"Chúng tôi đang có những biện pháp toàn diện ở các doanh nghiệp, địa phương, và về giáo dục để nhân lực nước ngoài sẽ chọn Nhật Bản, và tạo môi trường chấp nhận hơn, để mời gọi bạn, để bạn kết luận rằng mình muốn làm việc ở Nhật Bản", ông Suga phát biểu.
Ông khẳng định ưu tiên của mình đối với tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, và kỳ vọng sẽ có nhiều người dân hai bên đi du lịch.
"Chúng ta vẫn chưa thể lạc quan về hệ quả của dịch Covid-19. Nhưng vì kinh tế toàn cầu, chúng ta không thể chặn đi lại xuyên biên giới trong khi chống dịch", ông nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra hệ thống sao cho người từ các nước kiểm soát dịch thành công, bao gồm Việt Nam, sẽ có thể thăm Nhật Bản một cách an toàn thông qua các quy trình đơn giản".
Từ ngày 1/10, Nhật Bản bắt đầu cho nhập cảnh đối với thương nhân công tác ngắn ngày, và sinh viên quốc tế, nhân viên ở dài hạn từ các nước đạt một số tiêu chuẩn, trong đó có Việt Nam, ông Suga cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia: ASEAN tiếp tục làm chủ vận mệnh ở Biển Đông Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nói ASEAN tiếp tục làm chủ vận mệnh của mình trong việc đảm bảo Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thương mại. Ngày 12/9, phát biểu trong Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 27 (ARF), Bộ trưởng ngoại giao Malaysia, Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, nói ASEAN sẽ tiếp tục làm...