R&B sẽ không phát triển rực rỡ như ngày nay nếu thiếu đi 10 album này!
Hãy cùng đi ngược thời gian để lắng nghe những album thập niên 90s đóng vai trò định hình dòng nhạc R&B hiện đại mà cả thế giới vẫn lắng nghe hàng ngày.
R&B không mới, mà đã được đặt tên vào năm 1948 bởi Jerry Wexler – người muốn gạt đi cái mác “âm nhạc sắc tộc” ra khỏi dòng nhạc này, hay thậm chí đã được ngân vang từ những năm 1930 ở các nẻo phố tại Chicago hay New York. Vậy điều gì đã khiến R&B những năm 90s đáng nhớ đến vậy, có phải là sự giao thoa của nó với rap, new jack swing, nhạc phúc âm và nhạc soul, hay đơn thuần là cảm giác khó tả của những người nghe nhạc khi hoài niệm lại sự thống trị của R&B đối với âm nhạc đại chúng bấy giờ.
ERYKAH BADU – BADUIZM (1997)
Với nhịp điệu ung dung và những giai điệu mượt mà, album debut vào năm 1997 của Erykah Badu – Baduizm – vẫn thức thời cho tới tận hơn 20 năm sau như thể vừa được ra mắt vào ngày hôm qua. Phần lyrics và cách Erykah thể hiện tự nhiên như lời thỏ thẻ, với nội dung truyền tải trải rộng từ tình yêu, tình bạn cho tới vấn đề to lớn như sắc tộc, lai thế. Tất cả tạo nên một Baduizm đa dạng về mặt nội dung nhưng cũng thống nhất về cách thể hiện: ma mị khó tưởng, vừa khoan thai vừa chắc chắn. Cách áp dụng những âm hưởng của nhạc Jazz (như điểm sáng saxophone trong “The Other Side of the Game”) đã tách Erykah ra khỏi những nghệ sĩ đương đại thời bấy giờ, và được các nhà phê bình âm nhạc không tiếc lời mà ngợi khen. Đó cũng là cách Erykah Badu âm thầm xây dựng nên cả một trường phái mang tên mình trong địa hạt R&B/neo-soul.
JANET JACKSON – THE VELVET ROPE (1997)
The Velvet Rope, album phòng thu thứ 6 của Janet Jackson, mở ra định nghĩa về một tác phẩm âm nhạc với sức chứa khổng lồ. Về mặt lyrics, Janet tỏ ra không chút nao núng, đề cập đến mọi góc cạnh từ tình yêu đồng giới, thói bạo dâm, cho đến vấn đề trầm cảm hay cả đại dịch AIDs – tất cả đều được bà chắp bút giữa cơn khủng hoảng tinh thần của mình. Còn về mặt âm thanh, album dài 16 track này vượt qua ranh giới của R&B mà vùng vẫy trong đủ các âm hưởng trip hop, hip hop, jazz hay electronica. Phần vocals “ngọt như mía lùi” làm nên thương hiệu của Janet cứ thế duyên dáng trên nền nhạc biến ảo, nhưng cũng thật mãnh liệt khi cần trong “What About” – khi bà không ngần ngại lột trần sự thật về nạn bạo lực gia đình. Nếu Janet được xem như dự án rẽ hướng sang con đường trưởng thành của bà trong mặt âm nhạc, The Velvet Rope chứng kiến một Janet năm nào đã thực sự chín muồi, dũng cảm vén lên chiếc màn hé lộ những vẻ đẹp trần trụi của người phụ nữ bằng sự chân thật cũng như ngôn ngữ nghệ thuật đa sắc màu.
TLC – FANMAIL (1999)
Album thứ hai Crazysexycool (1994) của TLC đã mang đến cho nhóm nữ huyền thoại này nhiều thành công về mặt thương mại, nhưng chỉ với FanMail (1999), địa vị của các cô nàng mới được củng cố vững chắc, đánh dấu việc TLC thực sự tạo ảnh hưởng lớn lên nền âm nhạc đương đại về sau này. Sau một quãng thời gian vắng bóng nơi phòng thu, bộ ba giọng ca R&B trở lại với phong cách futuristic hào nhoáng, ngập tràn những giai điệu cổ vũ tinh thần cho người phụ nữ. Được đặt tên như sự tri ân cho những fans luôn gửi thư khi họ im ắng, album FanMail chễm chệ ngôi đầu bảng trong 5 tuần liên tiếp và tẩu tán được hơn 300.000 bản trong tuần đầu lên kệ. Nhóm không ngần ngại đi sâu vào những chủ đề nhạy cảm như với hit “Unpretty”, họ tố cáo những quy chuẩn thiếu thực tế về vẻ đẹp đã trực tiếp gây nên sự tự ti như thế nào. Nhưng có lẽ điểm sáng nhất của FanMail, cũng chính là anthem “ngổ ngáo” nhất của những cô nàng độc thân là “No Scrubs” - thứ mà mọi cô gái đều hét vào mặt gã bạn trai cũ từng câu từng từ trong thập niên trước.
GINUWINE – GINUWINE… THE BACHELOR (1996)
Chỉ với việc sở hữu một trong những bài hát quyến rũ nhất mọi thời đại “Pony”, Ginuwine… the Bachelor xứng đáng góp mặt trong danh sách này. Với những ẩn dụ thú vị về việc “making love” và những thước video nghệ thuật tiêu biểu cho thập niên 90s, nền âm nhạc đại chúng chứng kiến “Pony” tái sinh vào năm 2012 qua phân cảnh thoát i nổi tiếng của tài tử Channing Tatum cho Magic Mike. Thuở đầu lúc mới lên kệ, album đạt những thành công thương mại một cách “chậm mà chắc”, từ việc ra mắt tại vị trí 26 cho đến khi đạt được chứng nhận 2x bạch kim vào 3 năm sau. Không dừng lại ở đó, các sản phẩm âm nhạc khác trích từ album được sản xuất bởi Timbaland trên không hề lép vế, có thể kể đến bản cover “When Doves Cry” của Prince, hay track “G-Thang” với những verse rap kinh điển được trình bày bởi Missy Elliot.
LAURYN HILL – THE MISEDUCATION OF LAURYN HILL (1998)
Tiên phong cho việc pha trộn âm thanh của R&B, hip hop và neo-soul, The Miseducation of Lauryn Hill xét trên mọi bình diện đều độc-nhất-vô-nhị. Thành tích số bản tuần đầu bán ra của album lập nên vô số kỷ lục vô tiền khoáng hậu, tuy là album solo duy nhất của Lauryn, nhưng cũng dễ dàng là một trong những album xuất sắc nhất thế kỷ. Mọi số lời bài hát vẫn còn giữ nguyên giá trị như thuở nào, có một “Lost Ones” gọi thẳng tên Wyclef Jean khi đã bị hãng đĩa kìm kẹp sức sáng tạo của Fugees chỉ để bán đĩa, có một “Doo Wop (That Thing)” chĩa thẳng mũi giáo vào xã hội quá dung túng cho chuyện xác thịt, và còn cả một “Final Hour” đề cập tới căn bệnh vật chất vô hình đáng sợ. Dự án trên của Lauryn Hill có lẽ vượt xa giới hạn của một album, mà nó đã trở thành một kiệt tác nghệ thuật của một nhà hoạt động xã hội-chính trị với một trái tim nóng và một chiếc đầu lạnh.
DESTINY’S CHILD – THE WRITING’S ON THE WALL (1999)
The Writing’s on the Wall được ghi nhận là dự án đánh dấu bước ngoặt 180 độ trong sự nghiệp của Destiny’s Child, mở ra con đường trở thành biểu tượng lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc cho các cô nàng. Chứa các singles kinh điển như “Bills, Bills, Bills,” hay “Jumpin’ Jumpin’”, album thực chất được thu âm trước khi khán giả biết đến Destiny’s Child dưới đội hình 3 người, và đã tẩu tán hơn 8 triệu bản toàn cầu. Chủ đề chính cho các bài hát là việc tiếp thêm tự tin cho người phụ nữ – từ việc lên án gã bạn trai thờ ơ ( “Say My Name”) cho đến cách các nàng “xử đẹp” các anh chàng bám váy cùng những cú điện thoại dai dẳng (“Bug a Boo”). Những giai điệu bắt tai cộng hưởng cùng thông điệp ý nghĩa, lập tức ghi cho Destiny’s Child đĩa đơn quán quân đầu tay, mang lại cho các cô nàng danh tiếng toàn cầu và tạo nên một hình mẫu lý tưởng mà mọi nhóm nữ muốn hướng tới.
BOYZ II MEN – COOLEYHIGHHARMONY (1991)
Khi nhắc tới Boyz II Men, chắc hẳn ai cũng nhớ đến single lãng mạn kinh điển “I’ll Make Love to You”. Tuy được không được trích trong album mà chúng tôi muốn đề cập, song “I’ll Make Love to You” đã xuất sắc trong việc tạo bàn đạp cho “The End of the Road” trích từ Cooleyhighharmony – một trong những đĩa đơn mẫu mực cho dòng nhạc R&B. Phần lớn các ca khúc trúc từ album trên được chắp bút bởi chính các anh chàng, với một đường kết nối chủ chốt: tình yêu. Nhưng cũng thật thiếu sót khi không nhắc tới “Motown Philly” táo bạo, nơi nhóm thỏa sức thể nghiệm với điệu new jack swing, hay cả những tiếng reo “shooby-doo” điển hình của doo wop trong ca khúc “In the Still of the Night (I Remember)”.
AALIYAH – ONE IN A MILLION (1996)
Giọng hát không thể ngọt ngào hơn và phần phối khí ung dung, thư thái của trong One in a Million không chỉ là chữ ký riêng của Aaliyah, mà đã tạo ảnh hưởng lên cả nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 90s. Trải qua quá trình thu âm trải dài 13 tháng, album nổ phát súng tiên phong trong việc kết hợp soul, hip hop với funk, cũng như chứa đựng đầy những khoảnh khắc khó quên như một “If Your Girl Only Knew” ngổ ngáo, hay bản cover xuất sắc “Got to Give It Up” của huyền thoại Marvin Gaye. LP này cũng góp phần làm nên tên tuổi cho Missy Elliott và Timbaland – hai nghệ sĩ không chỉ xuất hiện chủ yếu trong khâu sản xuất, mà còn thể hiện đầy máu lửa trong “Ladies in Da House”. Thành công của One in a Million thật khó thể gói gọn trong vài lời – xin tạm thời nhắc tới việc album đạt được chứng nhận 2x bạch kim chỉ trong 1 năm từ ngày ra mắt, và tái sinh huy hoàng trên các bảng xếp hạng trước sự ra đi đột ngột của nàng superstar.
BRANDY – NEVER SAY NEVER (1998)
Trong nền âm nhạc với nhịp độ xoay chuyển chóng mặt, Brandy quyết định dành 4 năm để thai nghén cho đứa con album thứ hay sau màn debut với LP cùng tên. Sau khoảng thời gian thử sức mình chán chê với công việc đóng phim sitcom, thì cô nàng cho khán giả thấy được một Brandy khác thật trưởng thành trong dòng nhạc R&B mình theo đuổi, cùng với đó là chiều lòng cả những nhà phê bình âm nhạc khó tính nhất. Thành công của album được mở đầu bằng single “Top of the World” - lời tạm biệt cho hình ảnh cô công chúa tuổi teen ngọt ngào, và là lời đón chào cho một ngôi sao cứng rắn, sẵn sàng chỉ điểm việc thao túng khán giả của giới truyền thông. Nhưng Never Say Never cũng thật ngọt ngào khi cần, với những ca khúc về chủ đề tình yêu song không ủy mị mà tự tin trong cách thể hiện – cũng chính là vũ khí lợi hại nhất bảo vệ ngôi vương của Brandy với tư cách là một trong những nghệ sĩ đá chéo sân thành công nhất thế kỉ.
MARY J BLIGE – MY LIFE (1994)
Một tên tuổi khác biến những khó khăn, vấp ngã của bản thân thành thành công trong thương mại chính là Mary J Blige – người viết nên cả My Life trên chiếc phông nền tối của chứng nghiện rượu, hội chứng trầm cảm bệnh lý (clinical depression) và quá khứ bị bạo hành. Chính ca khúc chủ đề đã đóng vai trò là liệu pháp điều trị cho bà – với phần lời tươi sáng hiếm hoi, nói lên ước nguyện đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn song vẫn là cá thể sống thật với chính mình. Được sản xuất chủ yếu bởi Puff Daddy, My Life kế thừa thành công từ album ra mắt What’s the 411 nhưng đồng thời lột tả nhiều khía cạnh khác của Mary – như sự mềm mại nữ tính trong bản ballad đình đám “I’m Goin’ Down”. Về mặt âm thanh, album chịu ảnh hưởng từ các nhánh nhỏ của hip hop, soul cho đến nhạc phúc âm, kết hợp với cái lõi R&B để định hình lên một My Life – dự án đỉnh cao mà ngay cả Mary J Blige cũng khó chạm được một lần nữa trong sự nghiệp.
Theo TinNhac
MAMA 2018: BTS vinh danh, Song Joon Ki tận tay trao cúp cho huyền thoại Janet Jackson
Một khoảnh khắc thật đẹp của làng nhạc thế giới trong năm qua.
Trong đêm trao giải chính thức của MAMA 2018 tại Hong Kong vừa diễn ra cách đây ít phút, Janet Jackson đã được trao giải thưởng Inspiration Awards - dành cho những ngôi sao biểu tượng truyền cảm hứng đến âm nhạc toàn thế giới. Đây có thể xem là một giải thưởng dành cho tượng đài, là sự vinh danh cao nhất của giải thưởng cho một huyền thoại âm nhạc của thế giới.
BTS đã có cuộc gặp gỡ với Janet Jackson tại hậu trường, các chàng trai nhà Big Hit tỏ ra vô cùng hạnh phúc khi đứng cạnh một tượng đài âm nhạc lớn của thế giới, em gái của một huyền thoại khác - Ông Hoàng nhạc Pop Michael Jackson.
Sau khi được BTS giới thiệu lên sân khấu, đích thân Song Joong Ki đã trao chiếc cúp cho Janet Jackson. Tại đây, nữ ca sĩ đã có một bài phát biểu ngắn nhưng đầy cảm xúc về đam mê âm nhạc và nữ quyền.
Đặc biệt, những phát biểu của Janet về nữ quyền trong xã hội hiện đại đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khán giả có mặt tại nhà thi đấu.
Trọn vẹn khoảnh khắc BTS giới thiệu Janet Jackson, Song Joong Ki trao giải và bài phát biểu của nữ ca sĩ có thể xem lại tại đây:
BTS giới thiệu Janet Jackson.
Phần phát biểu xoay quanh nữ quyền và niềm đam mê của nữ ca sĩ.
Janet Jackson là một trong những tượng đài của nền âm nhạc thế giới, là em gái ruột của Ông hoàng nhạc Pop quá cố Michael Jackson, phong cách và âm nhạc của nữ ca sĩ, cùng với Madonna, đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ toàn thế giới sau này.
Giải thưởng ca khúc của năm được giành cho TWICE với bài hát What Is Love?
Giải thưởng Nghệ sĩ của năm đã thuộc về BTS, và các chàng trai đã bật khóc khi lên sân khấu nhận giải thưởng.
22:40 MAMA 2018 in HongKong đã kết thúc.
Theo báo mới
Từ Noah Cyrus, Jamie Lynn Spears đến Solange - sống trong cái bóng của những người anh chị nổi tiếng Quả là chẳng dễ dàng gì khi phải sống trong cái bóng của những người anh chị đã quá nổi tiếng! Cả gia đình "gia nhập" showbiz cũng không còn là câu chuyện gì quá xa lạ. Quả là thật thích khi có người anh, người chị là một ngôi sao nổi tiếng vì điều đó chắc chắn sẽ giúp con đường đến...