Razer Hammerhead Chiều lòng game thủ năng động
4 năm sau khi Moray ra đời, Hammerhead, mẫu tai nghe in ear thứ hai từ trước tới nay của Razer đã được tung ra.
Đã hơn 4 năm kể từ khi Razer, gã khổng lồ trong làng gaming gear thế giới tung ra mẫu tai nghe in ear dành cho game thủ mang tên Moray. Có lẽ chúng ta sẽ khòi cần bàn cãi tới tính cơ động và nhỏ gọn của Moray, vì dù sao đó cũng là mục đích mà Razer hướng tới khi tung ra mẫu tai nghe in ear này. Tuy nhiên đặc điểm quan trọng nhất của một chiếc tai nghe, đó là chất âm lại bị Razer không đầu tư một cách đúng mức.
Razer Moray.
Điều đó dẫn tới hệ quả Moray tuy rằng được đánh giá cao trong cộng đồng game thủ về tính cơ động. Thế nhưng chất âm tập trung quá nhiều vào hai dải âm bass và mid khiến cho Moray khó có thể trở thành lựa chọn của đông đảo game thủ, những người sở hữu túi tiền không mấy dư dả muốn tìm một mẫu tai nghe để có thể vừa chiến game, vừa thưởng thức âm nhạc.
Ngầu hơn hẳn.
Vì lý do đó, 4 năm sau khi Moray ra đời, Hammerhead, mẫu tai nghe in ear thứ hai từ trước tới nay của Razer đã được tung ra. Dĩ nhiên lần này, Razer chẳng dại gì quảng bá rầm rộ vào sự nhỏ gọn của cặp tai nghe. Thay vào đó, gã khổng lồ quyết định tập trung vào chất âm của chiếc tai nghe và khả năng cách âm vốn làm nên thương hiệu của những cặp tai nghe in ear.
Nếu như Moray khiến game thủ liên tưởng đến những mẫu tai nghe rẻ tiền của Sennheiser với hình dáng khó có thể lẫn vào đâu, thì Hammerhead lại sở hữu bề ngoài ấn tượng hơn rất nhiều. Giống với nhiều thiết bị mới ra mắt của Razer, bộ cánh ton sur ton xanh lá và đen tuyền khiến Hammerhead “chất chơi” hơn hẳn và vô cùng bắt mắt đối với những game thủ chuộng hình thức.
Video đang HOT
Về phần âm thanh, GameK sẽ gửi tới các bạn bài đánh giá chi tiết chiếc tai nghe này trong thời gian sớm nhất. Theo nhiều trang tin công nghệ trên thế giới, với driver dynamic 9mm, âm bass của Hammerhead vẫn vô cùng mạnh mẽ, phù hợp với những người thích chất âm trầm ấm. Tuy nhiên không vì thế mà hai dải âm còn lại bị bỏ quên và để âm bass “đè” đến mức không nghe nổi nhạc.
Hiện tại, Razer Hammerhead có hai phiên bản với mức giá 50 USD cho phiên bản tiêu chuẩn và 70 USD cho phiên bản Hammerhead Pro, với microphone đi kèm.
Theo VNE
Những card đồ hoạ "quái vật" bậc nhất hiện nay
Hãy cùng GameK điểm qua những mẫu card đồ hoạ được ví như những "vô địch thiên hạ" trên thị trường phần cứng hiện nay.
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà phần cứng máy tính có tốc độ phát triển nhanh chưa từng thấy. Một cỗ máy bạn sắm về để phục vụ mục đích chơi game với mức giá 15 đến 20 triệu Đồng đôi khi sẽ trở thành hàng lỗi mốt chỉ sau vài tháng hay thậm chí là vài tuần, khi các nhà phát triển phần cứng như Intel, AMD hay nVidia tung ra thế hệ thiết bị phần cứng mới.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng GameK điểm qua những mẫu card đồ hoạ được đánh giá là những kẻ "vô địch thiên hạ" ở thời điểm hiện tại. Khả năng hoạt động của chúng có thể nói không ai không thèm muốn. Thế nhưng để có thể hoạt động đúng với khả năng của chúng, những chiếc card đồ hoạ này cũng cần đi kèm với những hệ thống phần cứng thuộc vào hàng khủng bố, với cái giá người sử dụng phải bỏ ra không hề nhỏ một chút nào.
GTX Titan
Mẫu card đồ hoạ đơn nhân mạnh nhất của nVidia ở thời điểm hiện tại có mức giá 1.000 USD và được ra mắt vào tháng 02/2013.
Để chứng minh cho sức mạnh khủng khiếp của GTX TITAN, đại diện nVIDIA đã thử nghiệm Crysis 3 - game yêu cầu cấu hình mạnh nhất hiện nay trên một chiếc máy tính có trang bị card đồ họa này. Ở mức thiết lập đồ họa cao nhất, trò chơi này hoạt động hết sức mượt mà. nVIDIA cũng cho biết, GTX TITAN có thể đảm nhiệm được Crysis 3 ở độ phân giải lên tới 5760 x 1080 pixel, tức là ngang với ba màn hình Full HD mà vẫn giữ được mức 60 khung hình/giây.
HD 7990
Đối thủ đáng gờm nhất của GTX Titan ở thời điểm hiện tại chính là HD 7990 của AMD. Khi ra mắt vào tháng 05/2013, mẫu card đồ hoạ này cũng có mức giá 1.000 USD. Tuy nhiên hiện tại HD 7990 chỉ còn có mức giá vào khoảng 700 USD.
Nhiều thử nghiệm cho thấy, tuy rằng tốn điện hơn một chút nhưng HD 7990 hoạt động tốt hơn một chút so với GTX Titan nếu xét về tác vụ chơi game. Chiếc card được "nhồi nhét" 8,6 tỷ bóng bán dẫn (transistor), nhiều hơn 1,5 tỷ so với Titan của Nvidia, cho phép xử lý các game nặng nhất hiện nay như Tomb Raider và Crysis 3 ở độ phân giải 4K với max setting.
GTX 780
Đã từng có thời kỳ GTX Titan bị đồn thổi chính là GTX 780. Thế nhưng hoá ra không phải như vậy.Cuối cùng sau nhiều tin tức rò rỉ, Nvidia mới đây vừa công bố chiếc card đồ họa cao cấp GeForce GTX 780, model đầu tiên trong dòng GeForce GTX 700 series cho máy tính để bàn của họ. Đây là phiên bản cắt giảm của chiếc card đơn nhân cao cấp nhất của Nvidia là GTX Titan.
Hiện GTX 780 có mức giá khoảng 650 USD.
GTX 690
Khi được giới thiệu, GTX 690 không chỉ được định hướng sẽ là chiếc card đồ hoạ mạnh nhất khi ra mắt, mà nó còn là một trong những chiếc card có thiết kế sang trọng nhất. Khác với những chiếc card khác, GTX 690 có vỏ ngoài làm từ khung nhôm được mạ chrome.
Quạt tản nhiệt được đúc từ magnesium nguyên khối giúp tản nhiệt nhanh chóng. Bề ngoài 2 khối tản nhiệt chính là một khung kính làm từ polycarbonate tôn lên đẳng cấp của sản phẩm. Được ra mắt vào tháng 05/2013, GTX 690 có mức giá vào khoảng 1.000 USD.
HD 7970
Xếp sau quái vật HD 7990 của AMD chính là HD 7970, chiếc card đồ hoạ được ra mắt vào cuối năm 2011. Hiện chiếc card đồ hoạ này có mức giá vào khoảng 350 USD.
Theo VNE
Kinh nghiệm chọn mua gaming gear cũ Chọn mua gaming gear cũ cần chú ý những điều gì?Thưa các bạn độc giả, tính đến thời điểm hiện tại, chuyên mục gaming gear của GameK đã đem tới cho các bạn những sự lựa chọn từ phần cứng đến thiết bị ngoại vi ở nhiều tầm giá, cho phép các game thủ có thể tìm được những sự lựa chọn từ...