Razer cập nhật cho màn hình Raptor 27 với tần số quét 165Hz và chân đế VESA
Màn hình Raptor 27 trước đó của Razer chỉ có tần số quét 144Hz nhưng nay đã được nâng lên thành 165Hz.
Razer mới đây đã cập nhật cho mẫu màn hình chơi game Raptor 27 bằng việc hỗ trợ FreeSync Premium để bù chuyển động, cho phép chơi game mượt mà hơn, tần số quét cũng được nâng lên thành 165Hz so với 144Hz ở thế hệ trước. Chứng nhận THX tuyên bố mang lại độ chính xác tuyệt vời về màu sắc, tông màu và hình ảnh. Giống như phiên bản 2019, phiên bản này vẫn tương thích Nvidia G-Sync và tấm nền QHD IPS 27 inch phủ 95% dải màu DCI-P3.
Raptor 27 có chân đế bằng nhôm chắc chắn cho phép màn hình lật 90 độ, có đèn LED Chroma tiêu chuẩn và thêm tuỳ chọn chân đế VESA để loại bỏ chân đế thông thường và gắn chân đế kẹp linh hoạt hơn hoặc treo lên tường.
Những trang bị khác không thay đổi như cổng kết nối HDMI 2.0b, một cổng DisplayPort v1.4, một cổng USB-C hỗ trợ DisplayPort, hai cổng USB Type-A 3.2 Gen 1 và giắc cắm tai nghe.
Màn hình này có giá 799 USD, bán ra từ quý 3 năm nay, cao hơn 100 USD so với phiên bản trước.
Bên cạnh đó, Razer cũng giới thiệu củ sạc GaN giá 179 USD cung cấp tổng công suất lên đến 130W trong đó 2 cổng USB-C hỗ trợ lên đến 100W và hai cổng USB-A hỗ trợ 18W. Nếu bạn cắm nhiều thiết bị cùng một lúc, nó sẽ chia sẻ công suất để đạt tối đa 130W.
Màn hình gaming Việt giá 11 triệu đồng
Edra EGMKF2ER có kích thước 31,5 inch, thiết kế tối giản, giao diện tiếng Việt cùng tính năng chia màn hình.
Video đang HOT
EGMKF2ER là màn hình đầu tiên của Edra - hãng chuyên cung cấp phụ kiện cho game thủ do người Việt sáng lập. Sản phẩm có giá 10,9 triệu đồng, cùng phân khúc với một số mẫu màn hình 32 inch hiện nay, như LG 32GK850F, Dell S3220DGF, MSI AG32C hay Asus VG32VQ...
Trong khi hầu hết màn hình gaming trong phân khúc này có thiết cong hoặc sở hữu nhiều chi tiết hầm hố, mẫu màn hình của Edra vẫn duy trì thiết kế phẳng, tối giản, đồng thời sử dụng tấm nền IPS thay vì VA.
Phụ kiện theo màn hình gồm cáp nguồn, cáp HDMI, cùng bộ chân đế. Phần chân đế của mẫu này dạng lắp ghép, người dùng có thể tự lắp với các phụ kiện có sẵn trong hộp. Tuy nhiên, sản phẩm không dùng lẫy để giữ, mà dùng bốn vít, nên người dùng sẽ tốn thêm một chút công sức mỗi lần tháo lắp.
Màn hình sử dụng giá đỡ chuẩn Vesa 75x75, nên trong trường hợp muốn mua thêm giá đỡ để tăng sự linh hoạt, người dùng dễ dàng tìm trên thị trường.
So với các màn hình đối thủ, điểm khác biệt của màn hình Edra là thiết kế đơn giản, cùng khả năng xoay góc linh hoạt. Thiết kế này giúp màn hình không bị gói gọn trong công dụng để chơi game, mà còn phù hợp với nhiều không gian làm việc khác, hoặc có thể gắn lên tường nếu cần.
Phần chân đế dạng chữ V được làm từ kim loại, không chiếm nhiều diện tích trên bàn làm việc. Tuy nhiên do kích thước lớn so với chân đế, màn hình dễ bị rung nhẹ khi có ngoại lực tác động lên bàn.
Yếu tố mang chất game nhất nằm ở phía sau, với một móc kim loại màu đỏ, cùng dải đèn LED đỏ chạy xung quanh. Phần móc trên có thể dùng để cố định dây, hoặc để xách màn hình khi di chuyển. Phần đèn LED đỏ sáng khi cắm điện, và người dùng cũng có thể tắt đi nếu không sử dụng.
Các nút bấm bật/tắt nguồn cũng như nút điều chỉnh được đặt ở phía sau màn hình, cho cảm giác bấm tốt. Tuy nhiên, vị trí đặt này khiến người dùng phải "mò" mỗi lần cần điều chỉnh.
Màn hình của Edra có 5 cổng kết nối phía sau, trong đó, hai đầu vào HDMI 1.4, một HDMI 2.0, một cổng Display Port và cổng tai nghe 3,5 mm. Người dùng có thể kết nối đồng thời cả bốn nguồn tín hiệu vào các cổng HDMI và DP, sau đó tùy chọn hiển thị trong menu cài đặt.
Dù có nhiều cổng kết nối, so với các mẫu màn hình gaming khác, màn hình của Edra thiếu cổng USB. Các cổng HDMI cũng không đánh số có thể gây bất tiện trong quá trình chọn đầu vào. Phía dưới màn hình có các khe giống như loa, nhưng thực tế không thể phát tiếng. Người dùng có thể sử dụng tai nghe hoặc kết nối loa ngoài thông qua cổng 3,5 mm.
Lợi thế của màn hình thương hiệu Việt Nam là có giao diện menu tiếng Việt. Tại đây, người dùng có thể chọn nguồn tín hiệu vào từ bốn cổng phía sau, cài đặt âm thanh, hình ảnh hoặc bật chế độ Cửa sổ đa nhiệm... Tuy nhiên, do các nút bấm được đặt phía sau khá xa so với màn hình, việc điều khiển trên menu này yêu cầu thời gian làm quen với những người dùng mới.
Ở chế độ Cửa sổ đa nhiệm, màn hình EGMKF2ER có thể nhận dữ liệu đồng thời từ hai nguồn khác nhau và cùng phát lên màn hình. Việc hiển thị có hai tùy chọn: chia đôi màn hình, hoặc Picture-in-Picture. Trong thử nghiệm, phần màn hình lớn lấy tín hiệu từ case máy tính, trong khi góc phải là tín hiệu từ máy máy chơi game.
Với kích thước lớn 32 inch và độ phân giải 2K, người dùng có thể chia đôi màn hình mà vẫn cho kích thước hiển thị lớn, đủ để nhìn làm việc và chơi game, hoặc cho hai người sử dụng màn hình cùng lúc.
Màn hình có một số cấu hình để phục vụ việc chơi game, làm việc, hoặc xem phim... với độ sáng, tương phản và độ rực rỡ khác nhau. Các tựa game hay bộ phim có tiết tấu nhanh có thể hiển thị một cách mượt mà trên mẫu màn hình của Edra. Hiện tượng bóng mờ khi nhân vật di chuyển nhanh cũng không xuất hiện, nhờ việc sở hữu tần số quét 144 Hz và thời gian phản hồi 1ms của màn hình.
Tần số quét 144 Hz cũng là tiêu chuẩn chung của hầu hết các màn hình trong phân khúc này. Thậm chí một số mẫu màn hình của Dell, MSI có tần số quét lên tới 165 Hz.
Sản phẩm có thể xoay linh hoạt, với các hướng chỉnh lên xuống, xoay ngang xoay dọc, xoay nghiêng. Chế độ dọc thích hợp cho việc lướt web, lập trình hoặc chia đôi màn hình để mở nhiều cửa sổ cùng lúc.
Màn hình của Edra sử dụng tấm nền IPS, cho góc nhìn rộng và được phủ lớp chống lóa bên ngoài nên việc quan sát từ các góc khác nhau không gặp hiện tượng lóa, hoặc sai màu. Độ sáng tối đa đạt 350 nit, mức trung bình với một màn hình gaming. Người dùng chỉ cần thiết lập độ sáng khoảng 50 - 70% là có thể sử dụng tốt trong hầu hết các tình huống khi làm việc trong nhà.
Ở mức giá 10 triệu đồng, Edra phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn, như LG, Dell, Asus... Lợi thế của Edra EGMKF2ER là kích thước lớn, thiết kế đơn giản, phù hợp với nhiều không gian làm việc. Đây cũng là màn hình 32 inch hiếm hoi trên thị trường hiện nay được trang bị tấm nền IPS. Trong khi hầu hết sản phẩm trong phân khúc vẫn sử dụng tấm nền VA, vốn được đánh giá có chất lượng không bằng IPS.
Màn hình thể hiện màu sắc rực rỡ, tần số quét và tốc độ đáp ứng cao. Tuy nhiên, việc thiếu các cổng kết nối, nút bấm khó điều khiển là những điều người dùng cần cân nhắc khi chọn mua.
Odyssey G3 màn hình xứng tầm game thủ giá từ 5,5 triệu Giữ vững phong độ bất khả chiến bại với thế hệ mới nhất của tuyệt tác màn hình Odyssey cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Dòng sản phẩm màn hình Odyssey G3 sẽ chính thức mở bán tại thị trường Việt Nam từ ngày hôm nay với các phiên bản kích cỡ 27" và 24", cùng giá bán lẻ đề nghị lần lượt...