Ray Tracing là gì? Vì sao đây sẽ là xu hướng của làng game thế giới?
Ray Tracing sẽ khiến video game lột xác trong tương lai.
Nói ngắn gọn thì Ray Tracing là một phương pháp để cải thiện chất lượng chiếu sáng trong môi trường 3D. Phương pháp này sử dụng các tia sáng tuyến tính truyền đi trong môi trường, kết hợp với tính chất của môi trường mà nó truyền qua, phản xạ, khúc xạ hay bị hấp thụ cho đến khi nhưng tia sáng đó chiếu đến góc nhìn của camera. Nhưng tính toán theo thời gian thực của phương pháp này có thể phán ánh chính xác điều kiện ánh sáng trong môi trường thật mà vẫn tuân thủ hầu hết các quy tắt vật lý của ánh sáng. Nhờ điều này mà độ sáng tối của các sự vật trong game đều được xử lý sao cho phù hợp tính chất của vật đó và tính chất của môi trường.
Khi một hòn đá được chiếu sáng, phần phía sau ít được chiếu sáng sẽ trông sẫm và tối hơn so với phần được chiếu sáng mạnh. Ánh sáng khi được khúc xạ qua lớp kính cửa sổ, sẽ làm cho không gian phòng tối trở nên ít tối hơn. Nhờ có có các tính toán thời gian thực mà nhà phát triển có thể tạo ra một môi trường thực tế và năng động. Tuy nhiên, với hàng nghìn tia sáng đến các vật thể và bề mặt khác nhau, dò tia đòi hỏi phải có một bộ xử lý đồ họa tốt để thực hiện các tác vụ kết xuất nặng nề này. Phần cứng của bạn sẽ phải tính toán các quá trình theo thời gian thực và xem xét cường độ và mức độ phức tạp của tia sáng. Điều này quả thực vẫn rất khó với nhiều hệ máy chơi game hiện tại.
Kể từ khi được giới thiệu cho đến nay, dò tia đã tạo nên một làn sóng không gian phần cứng mới và bắt đầu tiến ra thị trường tiêu dùng với dòng card RTX của NVIDIA vào năm ngoái. Xây dựng theo kiến trúc Turing, các dòng card này bao gồm nhiều lõi xử lý chuyên dụng RT để tập trung vào dò tia và hoạt động với GPU chính. Một điểm đặc biệt khác là đòng card này cho phép bạn tự điều chỉnh mức độ dò tia, điều khiến các sản phẩm đời cũ trở nên thất thế với công nghệ mới. Dẫu vậy, dò tia vẫn chưa thể tạo nên được một cú hích vào tốc độ khung hình của các tựa game.
Với các dòng console, cả Xbox Scarlett và PS5 sẽ đều sử dụng các nhân xử lý đồ họa do AMD cung cấp với mục tiêu bổ sung tính năng dò tia tiên tiến nhất. Hiện tại, AMD chưa có một GPU riêng biệt nào trên thị trường sở hữu tính năng này và hãng cũng chỉ úp mở rằng họ đang có kế hoạch dành ra những lõi đổ bóng trên card đồ họa để thực hiện dò tia trong giai đoạn sắp đến. Tất nhiên, các phần cứng trên console sẽ hoàn toàn khác biệt so với trên PC, vì vậy người chơi sẽ phải chờ thêm một khoảng thời gian cho đến khi có thông tin chính xác nhất về cách mà các nền tảng tiếp theo xử lý nó.
Trước đây, khi chưa có công nghệ dò tia, một phương pháp nhanh hơn nhưng “thô” hơn được sử dụng gọi là pixel hóa các luồng sáng và bóng tối trong game. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tạo các tia sáng phản xạ liên tục vì không hề có các tính toán theo thời gian thực. Chúng ta có thể xem xét môt ví dụ dưới đây với tựa game Metro Exodus. Khi không có dò tia, các cabin khá sáng nhưng sẽ không đúng với thực tế. Khi có dò tia, các tia xuyên qua cửa sổ sẽ chỉ chiếu sáng một phần không gian của cabin và để lại những vùng tối hơn, giúp người chơi có được cảm nhận sát với thực tế nhất.
Thực ra công nghệ này đã được các nhà làm phim kĩ xảo như Pixar sử dụng từ rất nhiều năm về trước. Tuy nhiên, dò tia của Pixar chỉ dừng ở mức kết xuất hình ảnh cho từng khung hình thông thường chứ không kết xuất khung hình theo thời gian thực. Việc đưa dò tia vào game, dù bắt đầu muộn hơn xong với sức mạnh của phần cứng, tính năng này có thể hoạt động theo thời gian thực tạo các khung cảnh với độ trung thực cao. Với sự hỗ trợ đắc lực của NVIDIA, chúng ta đã có 7 tựa game đầu tiên được hỗ trò dò tia bao gồm cả Call Of Duty: Modern Warfare và Cyberpunk 2077 sắp ra mắt.
Với nhưng phân tích sơ lược trên đây, hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu được về thuật ngữ này trước khi hai dòng console này chính thức mở bán. Dù mới chỉ bắt đầu, song trước nhưng gì mà người dùng PC được tận hưởng từ tính năng nay, các hãng console sẽ phải rất cố gắng để áp dụng nó nếu như muốn bắt kịp với số đông game thủ máy tính.
Lột xác cùng Ray Tracing, ai còn dám chê Minecraft là trò chơi "nhảm nhí" chỉ dành cho trẻ con
Với công nghệ Ray-Tracing mới đến từ NVIDIA, các công trình trong Minecraft giờ đây không khác gì những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Với cộng đồng Minecraft nói riêng và game thủ nói chung, có một thực tế mà tất cả đều phải thừa nhận đó là Minecraft không phải một trò chơi có đồ họa đẹp. Thậm chí, nhiều người còn chê bai và coi nó như một tựa game chỉ dành cho trẻ con.
Nhận định trên không phải sai hoàn toàn, tuy nhiên nó quá phiến diện để đánh giá một tựa game thành công như Minecraft. Nhất là khi với công nghệ Ray-Tracing mới đến từ NVIDIA, các công trình trong Minecraft giờ đây không khác gì những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Về cơ bản, Ray Tracing là một phương pháp để cải thiện chất lượng chiếu sáng trong môi trường 3D. Phương pháp này sử dụng các tia sáng tuyến tính truyền đi trong môi trường, kết hợp với tính chất của môi trường mà nó truyền qua, phản xạ, khúc xạ hay bị hấp thụ cho đến khi những tia sáng đó chiếu đến góc nhìn của camera.
Những tính toán theo thời gian thực của phương pháp này có thể phán ánh chính xác điều kiện ánh sáng trong môi trường thật mà vẫn tuân thủ hầu hết các quy tắt vật lý của ánh sáng. Nhờ điều này mà độ sáng tối của các sự vật trong game đều được xử lý sao cho phù hợp tính chất của vật đó và tính chất của môi trường.
Ví dụ, khi một hòn đá được chiếu sáng, phần phía sau ít được chiếu sáng sẽ trông sẫm và tối hơn so với phần được chiếu sáng mạnh. Ánh sáng khi được khúc xạ qua lớp kính cửa sổ, sẽ làm cho không gian phòng tối trở nên ít tối hơn. Nhờ có có các tính toán thời gian thực mà nhà phát triển có thể tạo ra một môi trường thực tế và năng động.
Tuy nhiên, với hàng nghìn tia sáng đến các vật thể và bề mặt khác nhau, dò tia đòi hỏi phải có một bộ xử lý đồ họa tốt để thực hiện các tác vụ kết xuất nặng nề này. Phần cứng của bạn sẽ phải tính toán các quá trình theo thời gian thực và xem xét cường độ và mức độ phức tạp của tia sáng. Điều này quả thực vẫn rất khó với nhiều hệ máy chơi game phổ hiện tại. Khi đó, chúng ta cần đến sức mạnh của những phần cứng đắt đỏ.
Cùng với Ray Tracing, Shaders Mods cũng góp phần khiến Minecraft lột xác ở mảng đồ họa. Hiểu một cách đơn giản, các Shaders Mods là những phần mềm bên ngoài giúp can thiệp vào game. Công dụng chủ yếu của nó là làm thay đổi diện mạo của Minecraft. Thường thì sẽ là cân bằng ánh sáng, cân bằng màu sắc, bổ sung thêm hiệu ứng đổ bóng, tạo bóng bề mặt... Có rất nhiều loại Shaders Mods khác nhau, từ những Mod nhẹ, đẹp, rõ ràng được sử dụng trong việc quay gameplay cho đến những công cụ mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh khía cạnh nghệ thuật, bố trí ánh sáng, thêm hiện tượng thiên nhiên (gió thổi, mưa bay, tia chớp, ánh mặt trơi).
Nói chung, với những công cụ này, Minecraft sẽ được nâng lên một tầm cao mới, lung linh hơn, bắt mắt hơn và mang nhiều tính nghệ thuật hơn. Có thể nói, chính những Shaders Mods đã góp phần không nhỏ biến Minecraft trở nên vi diệu và gây "nghiện" hơn bao giờ hết.
Real Madrid
Pac-Man xuất hiện đầy thú vị trong Minecraft Sự xuất hiện của Pac-Man trong thế giới Minecraft là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng sinh nhật 40 tuổi của Pac-Man, hiện DLC này đã có mặt trên Marketplace của Minecraft. Như đã thông tin trong các bài viết trước đây, Pac-Man vừa tròn 40 tuổi trong tháng 05 vừa qua, trước sự tri...