Rau xanh trên mảnh đất nhiễm phèn
Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân đóng quân trên huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thời tiết khắc nghiệt, đất đai nhiễm phèn mặn, khô cằn nhưng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, biến những dải đất cát bạc màu thành khu tăng gia tập trung xanh mát.
Chúng tôi đến thăm Tiểu đoàn 563 những ngày đầu tháng 6. Mới đầu giờ sáng mà nắng đã chói chang. Tham quan khu tăng gia tập trung của đơn vị, mọi người đều trầm trồ thán phục khi thấy những luống rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau ngót… đang tươi non mơn mởn giữa nắng gió nơi đây. Thượng úy Chu Tự Năng, Trợ lý hậu cần Tiểu đoàn cho biết: “Trước đây, khu vực tăng gia không thể trồng trọt được gì vì đất bị nhiễm phèn và khô hạn, bạc màu. Để có được vườn rau như hôm nay là bao công sức của cán bộ, chiến sĩ”.
Chiến sĩ Tiểu đoàn 563 chăm sóc rau xanh. Ảnh: CTV
Bộ phận hậu cần mua vôi bột về để thau chua, rửa mặn cho đất. Chỉ huy Tiểu đoàn liên hệ xin đất màu từ nơi khác về trải lên trên bề mặt. Để tạo độ tơi xốp, màu mỡ, cán bộ, chiến sĩ sử dụng phân chuồng ủ với cây phân xanh và bón cho đất. Luống rau cũng phải làm cao hơn bình thường (cao 30-50cm), xung quanh có rãnh thoát nước để tránh bị ứ đọng nước nhiễm phèn sau các trận mưa.
Không những vậy, thời tiết nơi đây vô cùng khắc nghiệt. Mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì như thiêu như đốt. Thượng úy Chu Tự Năng cho biết thêm: “Ngoài hệ thống mái lưới được Vùng đầu tư, Tiểu đoàn trích quỹ 100 triệu đồng làm rào chắn xung quanh đảm bảo an toàn cho vườn rau cả trong mùa gió cấp 5, cấp 6″.
Với mục tiêu trồng rau sạch phục vụ bộ đội, Tiểu đoàn áp dụng khoa học kỹ thuật ươm mầm, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Các loại giống được lựa chọn kỹ, có khả năng phòng chống bệnh và cho năng suất cao. Cùng với đó, đơn vị sử dụng phân vi sinh kết hợp phân bò ủ mục để cải tạo đất sau mỗi chu kỳ thu hoạch. Nhờ đó vườn rau của Tiểu đoàn mùa nào, thứ nấy luôn xanh tốt, đảm bảo đủ cho bếp ăn.
Thu hoạch bầu tại khu tăng gia tập trung ở Tiểu đoàn 563
Video đang HOT
Trong khu tăng gia tập trung, 5 cái ao rộng chừng 1.000m2 vừa sử dụng làm hồ chứa nước ngọt tưới rau vừa để nuôi cá. Bên cạnh là hệ thống chuồng chăn nuôi được xây dựng cơ bản, khép kín. Thiếu tá Trần Quốc Khiêm, Phó Tiểu đoàn trưởng cho biết: “Hiện đơn vị có đàn gia súc, gia cầm hơn 380 con cùng khoảng 170kg cá giống các loại. Chúng tôi rút kinh nghiệm từ các lứa nuôi trước để bổ sung các loại giống có khả năng chống bệnh và năng suất hơn”.
Tôi khá ngạc nhiên vì trong khi nhiều đơn vị đến nay vẫn chưa thể tái đàn do dịch tả lợn châu Phi thì Tiểu đoàn 563 vẫn duy trì được đàn lợn hàng trăm con. Thiếu tá Khiêm cho biết thêm: “Phòng bệnh là khâu quan trọng nhất. Ngay từ khi đưa giống về, đơn vị đã tiến hành tiêm phòng định kì, bổ sung các loại thức ăn nhiều dinh dưỡng. Khi có dịch bên ngoài, thì khâu vệ sinh chuồng trại luôn được bảo đảm. Hàng tuần đơn vị tiến hành phun khử khuẩn, buổi tối mùa mưa thì tăng cường sưởi ấm, hun khói xua ruồi, muỗi”.
Mặt trời gần đứng bóng, bếp ăn Tiểu đoàn đã được chuẩn bị sẵn với rau cải nấu canh, bầu xào, cá chiên… Thượng úy QNCN Lê Thị Duyên, phụ trách bếp ăn cho biết: “Tất cả các loại thực phẩm này là sản phẩm tăng gia của bộ đội, không chỉ tươi ngon mà còn sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Năm 2019, Tiểu đoàn 563 thu hoạch được 28 nghìn kg rau, gần 9 nghìn kg thịt, cá; tổng thu lãi từ tăng gia đạt 297 triệu đồng, trung bình 480 nghìn đồng/người. Tiểu đoàn là đơn vị tiêu biểu của Vùng 5 Hải quân trong công tác tăng gia sản xuất. Hàng năm các chỉ tiêu của đơn vị luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Nuôi loài cá trê Phú Quốc vốn hoang dã hình thù kỳ lạ, bán đắt tiền
Cá trê Phú Quốc. Trước khi có cái tên chính thức này, chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Do đặc điểm chỉ sống ở suối, thân dài hình ống, hơi dẹp về phía dưới đuôi trông giống cá chình, nhưng phần đầu lại giống cá trê, thế nên lâu nay người dân địa phương hay gọi là "cá trê suối", "cá chình suối", có người ghép 2 chữ thành "cá trê - chình suối".
Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng ai cũng biết chúng chỉ có một và loài cá này phẩm chất thịt ngon, đang được nhiều thực khách ưa chuộng.
Thực tế những năm qua, giá cá trê Phú Quốc thương phẩm ngày càng tăng, có thời điểm gần 200.000 đồng/kg. Nên những cuộc khai thác ngoài tự nhiên tăng lên dày đặc hơn.
Một mặt khai thác cá lớn để bán cho tiêu dùng, mặt khác khai thác cá giống phục vụ nhu cầu nuôi trong ao hồ. Vì lẽ đó, đã làm cho nguồn cá trê Phú Quốc ngoài tự nhiên dần dần bị cạn kiệt.
Đó là chưa kể đến chuyện nuôi cá trê Phú Quốc theo kiểu "vỗ béo" như thế cũng còn vướng không ít khó khăn.
Như hộ của ông Huỳnh Ngọc Ẩn ở xã Cửa Cạn, đã có thâm niên nhiều năm nuôi cá Trê Phú Quốc theo kiểu vỗ béo nhưng ông vẫn gặp khó khăn với loài cá vốn có lối sống hoang dã này.
Trước thực tế đó, từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, lập dự án " Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm, cá trê suối ở đảo Phú Quốc", do Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ đề tài.
Sau 3 năm theo dõi, nghiên cứu và kết hợp với nhiều cộng sự trong và ngoài nước, cuối năm 2011, cái tên khoa học chính thức của loài cá sống nước ngọt này được Thế giới công nhận đó là Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Tuy nhiên, để ngắn gọn dễ hiểu, người ta cho phép gọi là Cá Trê Phú Quốc.
Kết quả hiện nay cho thấy, tuy vẫn có hao hụt nhiều nhưng ngành chức năng đã khẳng định cá trê Phú Quốc vẫn thích nghi với môi trường nuôi trong ao hồ và phù hợp được với thức ăn công nghiệp, không xảy ra dịch bệnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người yêu thích loài cá này.
Được biết đây là một loài cá mới ở Việt Nam, chỉ được tìm thấy duy nhất trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nên chúng cũng được xem là một đặc sản quý của địa phương này và cần được bảo tồn. Đó cũng là lý do khá đặc biệt mà để tài nghiên cứu này hướng đến.
Cũng trong năm 2011 Trung tâm KNKN tỉnh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Quốc, tiến hành đầu tư thí điểm 4 mô hình nuôi cá trê Phú Quốc trên bể lót bạt. Quy mô mỗi mô hình 100 m2, thả 500 con cá trê Phú Quốc giống. Sau gần 1 năm theo dõi, mô hình được người dân đánh giá là đạt hiệu quả.
Nhiều bà con cho biết, nếu có điều kiện về nguồn nước ngọt thì nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất sẽ giảm chi phí hơn, bởi ao đất dễ thay nước nên bà con sẽ có điều kiện tăng lượng thức ăn bằng cá tươi thay vì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất bà con khó kiểm soát đàn cá hơn trên ao lót bạt. Vì vậy, nuôi cá trê trên ao lót bạt phù hợp với nhiều đối tượng nông dân hơn, dễ đầu tư hơn và sẽ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
Đáng mừng hơn là nhóm thực hiện đề tài đã cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo thành công. Do đó, trong thời gian tới, bà con sẽ có nguồn con giống ổn định, đồng đều để phục vụ nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này trên đảo.
Dự án được đánh giá là thành công về mặt kỹ thuật. Nghĩa là đã khẳng định được cá trê Phú Quốc sinh trưởng và sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhân tạo.
Tuy nhiên, vấn đề mà bà con quan tâm hiện nay là yếu tố thị trường. Mặc dù là đặc sản của Phú Quốc nhưng Cá Trê Phú Quốc vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng, sức tiêu thụ chưa mạnh, do đó, sau khi nuôi cá xong việc tiêu thụ cá đang khiến bà con gặp khó khăn.
Những đợt cá trê Phú Quốc giống nhân tạo đầu với số lượng trên 35.000 con, đang cho thấy có nhiều triển vọng để nuôi và bảo tồn nguồn cá này. Mặt khác, Phú Quốc vốn nổi tiếng là vùng đất rất hấp dẫn về du lịch với nhiều sản vật phong phú và không kém phần lạ lẫm, trong tương lai nơi đây tiếp tục là vùng đất đầy hứa hẹn để phát triển về mọi mặt.
Hy vọng rồi đây người ta sẽ không những biết vùng đảo Phú Quốc này với nước mắm, hồ tiêu, ốc hương, bào ngư, hải mã,... mà còn biết đến một đặc sản không vùng nào có được đó là cá trê suối Phú Quốc, và chính đặc sản này sẽ còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế cho nông hộ tại địa phương.
Thúy Hằng
Quân khu 2 tăng cường xây dựng cơ sở chính trị địa bàn Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu nắm chắc diễn biến, tình hình an ninh chính trị địa bàn đóng quân. Từ đó các cơ quan, đơn vị quân khu đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường củng cố cơ...