Rau Trà Quế nổi tiếng ngon ngọt nhờ bón loại phân bón đặc biệt này
Ở làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) thay vì sử dụng các loại phân hóa học, lá cây… để bón cho rau, người dân lại tận dụng nguồn rong dồi dào từ đầm Trà Quế, nhờ thế giúp cho thương hiệu rau ở đây được nhiều người biết đến.
Nông dân lấy rong ở đầm Trà Quế để bón cho rau. Ảnh: Q.T
Ông Nguyễn Hoang – Phó ban Nông nghiệp xã Cẩm Hà cho biết: “Ở làng rau Trà Quế có khoảng 200 hộ sản xuất và hầu hết đều sử dụng rong kèm bánh dầu để bón cho rau”. Ông Hoang cũng thông tin thêm, từ trước năm 1975, các cụ cao niên ở đây đã biết sử dụng rong để chăm bón rau, dần dà sau này mọi người thấy hiệu quả nên làm theo, bây giờ thì cả làng Trà Quế cùng sử dụng rong ở đầm để canh tác cây rau. Được biết, ở đầm Trà Quế có rong chân vịt, rong đuôi chồn… Đây là những loại rong nước ngọt kết hợp một chút nước lợ nên mới sử dụng để bón cho rau được chứ ở một số nơi khác của Hội An cũng có rong nhưng là rong nước mặn nên không thể dùng cho nông nghiệp.
Người dân địa phương cho hay, rong được khai thác vào sáng sớm hoặc chiều muộn bằng thúng chai. Người dân lấy thúng chai chèo quanh đầm kéo rong rồi chở về tập kết phơi qua một nắng cho héo là có thể đem bón cho rau. Rong ở đây giúp giữ độ ẩm rất tốt và còn làm tơi xốp đất nên rất thích hợp cho rau phát triển, đặc biệt thích hợp với hành, rau húng… Theo ông Mai Cử, người dân Trà Quế, trong làng hộ nào già yếu không lấy được rong thì các hộ khác lấy giùm để cùng bón cho cây rau. Rong có thời gian phân hủy nhanh hơn nhiều so với các loại lá cây khác nên càng thân thiện với môi trường. Người dân ở đây cũng cho biết các loại rau được bón rong có hương vị đặc biệt nên mọi người rất ý thức bảo vệ đầm, chỉ khai thác vừa đủ để sử dụng.
Sản lượng rong ở đầm Trà Quế (có diện tích khoảng 20ha) khá dồi dào và chưa khi nào người nông dân địa phương bị thiếu hụt nguồn rong để sản xuất. Theo ước tính của ông Nguyễn Hoang, mỗi sào rau ở Trà Quế một năm dùng hết khoảng 2 tấn rong, như vậy, 18ha rau canh tác ở làng mỗi năm dùng đến chừng 720 tấn rong. Trong mùa mưa, người dân vẫn có rong để bón cho rau bởi nước đầm có lên cao thì cây rong vẫn phát triển chứ không bị chết và khai thác xong thì rong lại mọc lại ngay nên nguồn cung không bị thiếu hụt. Giờ đây, việc sử dụng rong để bón cho rau đã được người dân Trà Quế coi như một tập quán trong sản xuất nông nghiệp từ đó dần hình thành nét đặc trưng cho làng rau nổi tiếng của xứ Quảng.
Theo Quốc Tuấn (Báo Quảng Nam)
Du lịch sinh thái: "Muốn níu chân du khách, phải thổi hồn vào nông sản"
Đôi khi chỉ là những vật dụng của người nông dân dùng để bắt gà, bắt lợn nhưng cũng khiến nhiều khách Tây có những trải nghiệm vô cùng thích thú. Phong cách sống, đời sống hàng ngày của bà con nông dân cũng là sản phẩm mà khách du lịch quốc tế muốn thử, xem và cảm nhận.
Ông Phạm Hà - CEO Luxury Travel đã chia sẻ một số vấn đề du lịch và du lịch nông nghiệp Việt Nam tại hội thảo "Phát triển Du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam", trong đó ông Hà nêu bốn vấn đề lớn cần được quan tâm phát triển.
Video đang HOT
Ông Phạm Hà - CEO Luxury Travel chia sẻ về phát triển du lịch nông thôn tại hội thảo.
Đó là, Du lịch Việt Nam hiện nay đặt ra là cơ chế chính sách, nguồn lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến hiệu quả. Trong đó, sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề cốt lõi của sự phát triển.
Sản phẩm du lịch Việt Nam chúng ta hiện đang vừa thừa và vừa thiếu. Thừa những sản phẩm du lich giống nhau và thiếu sản phẩm độc đáo. Thiếu cả định vị điểm đến du lịch quốc gia trong top mind của khách quốc tế đến Việt Nam.
Làng du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Nam Giang, Quảng Nam do chính người đồng bào dân tộc làm rất phát triển.
Du lịch Việt Nam thiếu nhiều các sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, đó là các sản phẩm đem lại cho du khách những trải nghiệm du lịch mới, chân thực, thú vị, gắn bó sâu sắc với đời sống, văn hoá, di sản và lich sử của điểm đến. Nhu cầu của du khách tại điểm đến không chỉ dừng lại ở những hoạt động tham quan nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn là những trải nghiệm văn hóa, lối sống.
Trong bối cảnh đó, du lịch nông nghiệp là một thị trường ngách mà Việt Nam có rất nhiều tài nguyên để có thể cung cấp những sản phẩm tốt cho cả người Việt Nam và du khách nước ngoài.
Sản phẩm tặng du khách do chính đôi bàn tay của các già làng làm ra bằng tre, nứa ở bản địa.
"Thực tế khách du lịch thuần tuý từ Châu Âu, Châu Mỹ của chúng tôi rất thích cac tour nông nghiệp và dựa vào nông nghiệp. Các tour phổ biến phục vụ đối tượng khách này như: Tour một ngày làm nông dân, trải nghiệm hoạt động trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, hái cà phê, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu, xem trồng nho và thử rượu vang Đà Lạt...
Còn đối với những du khách đến từ những nền văn hóa khác biệt, việc được tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những đồ vật được sử dụng trong đời sống hàng ngày của bà con nông dân là những điều rất thú vị, hấp dẫn và nghệ thuật.
Việc hấp dẫn du khách nước ngoài không phải là những điều xa lạ mà chỉ đơn giản như việc mặc cho khách mặc quần áo của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, áo tứ thân, áo dài; học cách ăn bằng đũa, vào bếp nấu cơm từ gạo, bằng rơm rạ... Đôi khi chỉ là những vật dụng của người nông dân dùng để bắt gà, bắt lợn nhưng cũng khiến nhiều khách Tây có những trải nghiệm vô cùng thích thú. Phong cách sống, đời sống hàng ngày của bà con nông dân cũng là sản phẩm mà khách du lịch quốc tế muốn thử, xem và cảm nhận" - ông Hà chia sẻ.
Du khách thích thú với nhiều sản phẩm do chính đôi bàn tay nông dân sản xuất ra.
Ông Phạm Hà đưa ra những giải pháp: Để phát triển du lịch nông nghiệp cần chính sách thông thoáng và phát triển hạ tầng. Cùng chiến lược sản phẩm của Tổng cục Du lịch như: Văn hoá, biển, thiên nhiên và sinh thái, du lịch thể thao và giải trí thì du lịch nông nghiệp có thể nằm trong nhóm thứ 3.
Xúc tiến trong và ngoài nước, cac thị trường mục tiêu. Mô hình mà Tổng cục Du lịch Thái Lan đang xúc tiến rất thành công, hiệu quả như Thai lifestyles - phần lớn là phong cach sống của nông dân.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch và môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Mỗi địa phương chọn một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng (có thể làm ngay và luôn). Một số sản phẩm nông nghiệp thêm và sản phẩm nông nghiệp khách có thể mua và tặng như gạo Điện Biên, hạt tiêu, điều Phú Quốc, trà Thái Nguyên, Mộc Châu, cà phê Buôn Mê Thuột... sao để khách kết nối các điểm đến thấy đa dạng, khi đi từ Bắc vào Nam.
Khách tây thích thú với việc cưỡi trâu cày ruộng ở Hội An.
Với đối tượng khách nghỉ dài ngày như ở Hội An thì du lịch nông nghiệp chính là sản phẩm có khả năng hấp dẫn du khách, làm tăng khả năng thu hút khác lưu trú dài ngày. Du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hơn với những sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Hội An.
"Phát triển du lịch nhưng phải chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng nông thôn như giữ hồn chợ quê, sản vật đặc trưng, xây dựng các bảo tàng liên quan tới nông nghiệp, nông thôn, bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống: Gốm, lụa, mộc, bồi dưỡng đào tạo các lớp nghệ nhân tại các làng nghề.
Xây dựng nơi người dân sống thành nơi đẹp hơn, đáng sống hơn và đáng để du khách đến thăm. Khách có trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ. Và hãy nhớ rằng, du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức" - ông Hà cho biết.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh - Chuyên gia du lịch nông nghiệp nhấn mạnh: "Nhờ có du lịch nông nghiệp sẽ thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học để có được những sản vật độc đáo mang tính cạnh tranh thu hút khách du lịch nên đã góp phần vào việc bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên.
Theo tôi, thời gian tới cần nhấn mạnh thêm một trong những máu chốt để mở mũi đột phá đang cản trở sự phát triển toàn bộ nền nông nghiệp nước ta là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và quản lý được chất lượng của sản phẩm. Vì vậy nếu trên nền của vùng sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp truyền thống song song xây dựng được vùng du lịch nông nghiệp thì vấn đề này được giải quyết rất triệt để".
Vùng nông thôn ở Quảng Nam ngày càng phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh nhấn mạnh thêm, cái quan trọng của việc phát triển du lịch nông thôn là phải giữ gìn và phát triển ngành nghề làm ra sản vật cũng như thị trường đã có sẵn lâu năm của các sản vật đó. Các làng nghề nông nghiệp truyền thống về bản chất còn là các chợ đầu mối về nông sản thực phẩm mang tính xã hội hóa rất cao, là bức tranh mỗi làng 1 sản phẩm (OCOP).
Thứ hai là giữ gìn và phát triển lực lượng lao động lành nghề bao gồm cả các nghệ nhân với các bí quyết nghề làm ra các sản vật đặc sản có giá trị kinh tế cao được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhờ có du lịch nông nghiệp sẽ bảo tồn và phát triển được truyền thống văn hóa lịch sử, bộ mặt nông thôn, lối sống sạch sẽ văn minh tại các làng quê sẽ được hình thành và cải thiện nhanh chóng.
Theo Danviet
Nông dân xứ Quảng "khoác áo mới" cho ngành du lịch Nằm cách trung tâm TP.Hội An 3km về hướng Đông Bắc, làng rau Trà Quế hiện lên với vẻ đẹp mới, giúp cho ngành du lịch thu hút nhiều khách tham quan đến từ trong và ngoài nước. Làng rau Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà còn là điểm đến hấp dẫn...