Rau sạch nhất Việt Nam, trồng trên ruộng đá tưới nước giếng cổ 5.000 năm
Loài rau này chỉ tươi tốt khi sống ở các vùng nước trong veo, mát lành, sạch sẽ. Chỉ cần dính dù chỉ một chút bùn lầy hoặc nước bẩn thì sẽ tự úa vàng và chết đi.
Từ nguồn nước sạch tự nhiên trong giếng cổ 5.000 năm tuổi có từ thời vương quốc Chăm Pa, người dân ở xã Gio An, ( huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã trồng ra một loại rau có tên xà lách xoong (hay còn gọi là rau liệt).
Dòng nước mát lành làm tươi tốt loại rau sạch xà lách xoong.
Do đặc tính chỉ sống được ở các vùng nước sạch, hễ gặp nước bẩn, bùn thì sẽ bị vàng úa và chết đi nên loại rau này luôn được đặc biệt ưa chuộng.
Do có nguồn nước sạch dồi dào từ giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai, giếng Tép nên người dân thôn Hảo Sơn có đến 7/12ha đất trồng rau liệt. Nguồn nước nhiều, mát lành nên cây rau liệt đặc sản ở đây to, tươi tốt. Và cũng nhờ thế, rau ở Hảo Sơn bán được giá cao hơn những nơi khác.
Loại rau này được trồng trên ruộng đá có nước. Đến mùa khô, những nơi nước không tới được rau liệt sẽ chết dần nên cứ vào tháng 9 mỗi năm, người có ruộng đá nằm gần giếng cổ sẽ gây giống rau, rồi bán cho những người có ruộng xa hơn.
Mùa thu hoạch rau xà lách xoong từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Khi Quảng Trị vào mùa nắng, cây sẽ bị tàn dần…
Video đang HOT
Rau sinh trưởng tốt trên các ruộng đá, có nước chảy từ các giếng cổ.
Người dân ra đồng thu hoạch rau.
Rau ở đây sẽ được bán theo từng bó, mỗi bó như vậy có giá là từ 5 – 7 nghìn đồng. Mỗi ngày người dân thu hoạch được vài trăm nghìn đồng.
“Rau liệt trồng rất dễ, chỉ cần rải lên ruộng nơi có dòng nước sạch đi qua là sẽ tự mọc. Cứ thế, khoảng 15 ngày thì chúng tôi sẽ thu hoạch một lần.
Trồng rau liệt đặc biệt ở chỗ không cần bón phân, chỉ cần đảm bảo được nguồn nước sạch. Nếu nước bẩn, rau sẽ bị úa vàng và chết”, bà Lê Thị Linh, trú tại thôn Hảo Sơn (xã Gio An, huyện Gio Linh) cho hay.
Đi từ TP Đông Hà tới để mua rau, anh Trần Anh Tuấn (SN 1999, trú tại khu phố 6, phường 5) niềm nở nói: “Nhà tôi rất “nghiền” món xà lách xoong này xào với thịt heo. Cứ khoảng tháng 12 là tôi chạy xe tới đây mua mỗi lần khoảng 10 đến 20 bó rau về ăn cho đỡ thèm.
Khi nghe tin tôi đi mua rau, hàng xóm cũng gửi tiền nhờ mua giùm. Vì là loài rau ưa sống ở chỗ nước sạch nên gia đình tôi vô cùng yêu thích xà lách xoong ở Gio An”.
Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: “Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên bà con gặp khó khăn khi phải chuyển rau vào tận chợ ở thị xã Quảng Trị để buôn bán và chuyển theo đường tàu hoả vào các tỉnh lân cận.
Với hệ thống giếng cổ đặc trưng, địa phương đang mong muốn sớm hình thành được hình thái du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống cho người dân”.
Loại rau đặc sản sạch nhất Việt Nam, gặt đầy xe dân thu nửa triệu mỗi ngày
Cho phép đầu tư sân bay Quảng Trị theo phương thức PPP
Ngày 20-12, Thủ tướng có quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng sân bay Quảng Trị theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Phối cảnh sân bay Quảng Trị - Ảnh: Q.H.
Theo quyết định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án là UBND tỉnh Quảng Trị. Nhà đầu tư đề xuất lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sân bay Quảng Trị là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T.
Sân bay Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, dự kiến nhu cầu sử dụng đất hơn 265 hecta.
Mục tiêu dự án sân bay Quảng Trị là đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung Bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Quy mô sân bay Quảng Trị là cấp 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm.
Sân bay Quảng Trị được đầu tư xây dựng để khai thác các loại máy bay code C như Airbus A321 hoặc tương đương với 5 vị trí đỗ máy bay code C (có khả năng đỗ máy bay code E như Boeing 787, Airbus A350).
Dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình cơ bản của sân bay Quảng Trị đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của sân bay khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn 2 sẽ đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại sân bay vào năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm. Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Theo quyết định, dự kiến thời gian thực hiện dự án sân bay Quảng Trị là 50 năm. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng từ năm 2021 - 2024; thời gian thực hiện đầu tư xây dựng 22 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn 47 năm 4 tháng.
Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP gồm: dự án thành phần 1 (giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ quan nhà nước tại sân bay): thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Dự án thành phần 2 (xây dựng sân bay): thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP), loại BOT.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án sân bay Quảng Trị cho cả 2 giai đoạn dự kiến là 5.822 tỉ đồng.
Trong đó, giai đoạn 1 là 2.913 tỉ đồng, bao gồm vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680 tỉ đồng và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233 tỉ đồng.
Giai đoạn 2 là 2.909 tỉ đồng, bao gồm vốn nhà đầu tư là 2.829 tỉ đồng và vốn ngân sách nhà nước 79,7 tỉ đồng.
Chủ tịch MTTQVN xã: Thủy Tiên không cho quay phim, chụp ảnh, từ chối đề nghị hỗ trợ Đó là những thông tin ông Vũ Đức Quang, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) xã Trung Sơn (huyện Gio Linh) cung cấp. Ngày 27/11, Dân Trí đăng tải cuộc PV với ông Vũ Đức Quang và cho biết ngày 18/10/2020, đoàn từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên có về hỗ trợ cho người dân vùng lũ...