Rau quả luẩn quẩn chờ giải cứu: Áp lực bán tươi trong mùa vụ ngắn
“Cùng một loại trái cây, tại sao hàng Thái Lan có thể đi xa khắp thế giới, còn Việt Nam chỉ loanh quanh thị trường gần? Nhiều loại táo của Mỹ đều có mùa nhưng hết vụ 1 – 2 tháng họ vẫn có sản phẩm xuất khẩu còn chúng ta lại chịu áp lực bán tươi trong mùa vụ ngắn?”.
Câu hỏi mà ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T (TP.HCM), đặt ra cũng chính là vấn đề tồn tại suốt mấy thập niên của ngành rau quả trong nước.
Sản lượng lớn nhưng mùa vụ rất ngắn, người dân H. Lục Ngạn (Bắc Giang) chịu áp lực rất lớn khi vải thiều chủ yếu được bán tươi. Ảnh NGUYỄN BẮC
Đổ bỏ hàng chục ngàn tấn rau quả
Trong vụ sản xuất từ tháng 8 năm nay kéo dài đến tháng 4 năm sau, mỗi ngày HTX tổng hợp dịch vụ Đông Cao (Hà Nội) đang đổ đi khoảng 30 – 40 tấn củ cải sứt sẹo, không đạt kích thước, mẫu mã để bán tươi. Tính ra mỗi năm, chỉ riêng HTX này thì số củ cải đổ bỏ khoảng 7.200 – 9.600 tấn. Ông Nguyễn Văn Đua, Giám đốc HTX tổng hợp dịch vụ Đông Cao, tiếc rẻ nói với chúng tôi số củ cải này hoàn toàn có thể sơ chế rồi đưa vào chế biến dạng sấy khô theo tỷ lệ cứ 30 kg củ cải tươi cho ra 1 kg củ cải khô.
“Giá củ cải khô bán trên thị trường từ 120.000 – 150.000 đồng/kg và nếu như số củ cải phải đổ bỏ được chế biến sẽ mang lại doanh thu gần 10 tỉ đồng. Chúng tôi nhìn thấy tiền tỉ rơi đấy, xót xa lắm chứ mà không làm gì được. Một mình HTX không đủ nguồn lực tài chính, không có quỹ đất đầu tư nhà máy chế biến nhưng hoàn toàn có thể trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến”, ông Đua nói.
Trên nhiều diễn đàn nông nghiệp gần đây, vải là loại trái cây được dẫn chứng điển hình về áp lực tiêu thụ do thiếu công nghệ bảo quản và tỷ lệ chế biến sâu quá thấp. Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm nay ước đạt trên 180.000 tấn nhưng mùa vụ kéo dài 1,5 – 2 tháng. Mùa vải chín rộ, nông dân đi bẻ vải thâu đêm, dòng xe máy đồng loạt chở vải đến các điểm cân làm tắc nghẽn giao thông trở thành “đặc sản” ở H.Lục Ngạn – thủ phủ trồng vải tại Bắc Giang. Cập nhật đến ngày 11.7, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết trong số trên 167.000 tấn vải được tiêu thụ thì số lượng chế biến sấy khô chỉ đạt trên 15.000 tấn (khoảng 9%). Áp lực tiêu thụ đè nặng lên vai những người nông dân trồng vải.
Gần 20 năm gắn bó với cây vải, ông Vi Thành Luân ở xã Hồng Giang (H.Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) nhiều lần chứng kiến quả vải thiều bị thương lái ép giá. Vào vụ vải, thương lái Trung Quốc luôn chiếm thế áp đảo cả về số lượng lẫn sản lượng thu mua. Giá bán vải ở các điểm cân hàng xuất đi Trung Quốc cứ lên xuống theo ngày và cứ khi nào dân chở vải ồ ạt đi bán là giá vải lại “rơi mất vài giá”. Nhiều lần bức xúc, ông Luân quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở lò sấy vải khô.
Ông Luân cho biết, vải bán tươi là hàng loại 1, chất lượng tốt nhất và giá cao nhất nhưng số này chiếm tỷ lệ không nhiều. Vải loại 2 bán ở thị trường trong nước, vải loại 3 nếu không có lò sấy, phải đem bán tươi thì giá nào cũng phải bán. Ngược lại, nếu đưa vào chế biến thì giá trị kinh tế không thua kém hàng tươi. Các nhà vườn, HTX nếu đầu tư được lò sấy không còn lo lắng phải bán tươi bằng mọi giá hay “bán tống bán tháo” ảnh hưởng đến thị trường chung. Vải sấy xong có thể lưu kho, bảo quản bán dần quanh năm.
“Năm nay, vải nguyên liệu mua về sấy giá chỉ có 8.000 – 9.000 đồng/kg, cứ 4 kg vải tươi thì sấy ra được 1 kg vải khô, cộng chi phí nhân công, điện nữa thì tổng chi phí chế biến ra 1 kg vải khô rơi vào khoảng 38.000 – 40.000 đồng/kg. Vải sấy khô từ 45.000 – 50.000 đồng/kg thì vẫn lãi hơn vải tươi”, ông Luân cho hay.
Chế biến, bảo quản èo uột
Video đang HOT
Trực tiếp trải nghiệm áp lực căng thẳng trong mùa vải, bà Đỗ Linh Nhâm, Phó giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (Bắc Giang), chia sẻ: “Vải thiều Lục Ngạn là đặc sản, rất ngon nhưng mùa vụ thì rất ngắn, làm ngày làm đêm làm sao để bán giao hàng thật nhanh vì quả vải không để lâu được và giá trị kinh tế vì thế không cao”.
Cũng theo bà Nhâm, ngoài vải tươi thì nhu cầu về vải đông lạnh, vải xoáy long (vải đã tách hạt bằng công cụ chuyên dụng – PV) chế biến đóng hộp từ các đối tác nước ngoài rất lớn mà không cách nào đáp ứng nổi vì mùa vụ vải quá ngắn. Khảo sát nhu cầu đối tác năm nay, Toàn Cầu phải bảo quản khoảng 600 tấn nhưng với năng lực hiện nay, doanh nghiệp này chỉ trữ được 300 tấn để làm vải đóng hộp cho khách quen từ nhiều năm nay. “Vải xuất khẩu tươi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong vận chuyển, kiểm dịch, chi phí logistic lớn, dễ hư hỏng nhưng trong khi sản phẩm chế biến nhu cầu lớn, đầu ra ổn định thì không có nguyên liệu để làm sau vụ”, bà Nhâm nói.
Ở phương diện khác, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết do giá cước hàng không tăng rất cao nên năm nay số lượng vải xuất tươi không nhiều. Vì thế, doanh nghiệp này thử nghiệm công nghệ vải thiều đông lạnh khi rã đông vẫn giữ được hương vị gần như nguyên vẹn như khi ăn trái tươi. Năm đầu tiên chào hàng, các đối tác nước ngoài “chốt” mua 200 tấn.
“Người tiêu dùng ở bất cứ quốc gia nào vẫn ưa chuộng tiêu thụ sản phẩm tươi, chỉ những nơi nào không có sản phẩm tươi hoặc rất khó khăn vận chuyển buộc họ chuyển sang sản phẩm chế biến. Ngay ở VN, thu nhập của người dân chưa thể so sánh với các quốc gia phát triển nhưng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra 400.000 – 500.000 đồng để mua 1 kg táo của Mỹ, nho của Nhật hay kiwi của New Zealand”, ông Tùng đúc kết và cho rằng bán tươi là kênh mang lại giá trị, lợi nhuận cao nhất. Nhóm sản phẩm thứ hai đưa vào sơ chế bảo quản đông lạnh, giá bán chỉ còn 40 – 50%. Nhóm sản phẩm đưa vào chế biến giá còn lại là 20 – 30%. Cách phân loại này là hài hòa và bắt buộc phải làm.
“Chúng ra phải chú trọng vào công nghệ bảo quản để đưa trái cây tươi vươn đến các thị trường xa, đồng thời phải tập trung đầu tư vào chế biến cho những sản phẩm không xuất khẩu, không bán tươi hoặc có bị hư hỏng một phần thay vì đổ đi để tăng giá trị và tạo ra một nền nông nghiệp bền vững”. Ông Nguyễn Đình Tùng (Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T)
“Vấn đề nằm ở chỗ tại sao Trung Quốc nhập vải VN về rồi lại xuất đi Mỹ bán tràn lan. Trong khi VN là vùng sản xuất vải thiều rất lớn lại không thể xuất khẩu qua Mỹ với số lượng lớn được. Cùng một loại trái cây, tại sao hàng Thái Lan có thể đi xa khắp thế giới còn VN chỉ loanh quanh thị trường gần. Nhiều loại táo của Mỹ cũng thế, đều là trái tươi, có mùa vụ cả nhưng hết vụ 1 – 2 tháng họ vẫn có sản phẩm xuất khẩu”, ông Tùng đặt vấn đề và dẫn chứng: Trong các loại quả VN hiện chỉ có quả dừa bảo quản 60 – 70 ngày, nhãn đông lạnh khoảng 40 – 50 ngày, sầu riêng đông lạnh bóc múi có thể bảo quản kéo dài trên 1 năm. Những sản phẩm này có thể xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Đối với quả tươi xuất khẩu đi các thị trường xa như Mỹ, EU thì thời gian bảo quản tối thiểu khoảng 30 ngày. “Tất cả đều nằm ở công nghệ bảo quản”, ông Tùng khẳng định.
Thế nhưng công nghệ bảo quản, chế biến lạc hậu, quy mô nhỏ đang khiến nhiều loại trái cây, rau củ chỉ có thể bán tươi trong mùa vụ ngắn, dẫn đến nông dân, doanh nghiệp gồng mình gánh chịu áp lực tiêu thụ. Rau quả, trái cây vì thế cũng bị mất giá trị, không có lợi thế cạnh tranh.
Thực phẩm chợ đầu mối: Rờ đến đâu thấy rầu đến đó
Gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép, cá biệt có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất.
Lực lượng Ban an toàn thực phẩm lấy mẫu thủy hải sản tại chợ Bình Điền (TP.HCM) để kiểm tra - Ảnh: N.TRÍ
Thông tin trên gây "choáng váng" cho nhiều người tiêu dùng vì lâu nay vẫn nghĩ thực phẩm trên thị trường được quản lý chặt chẽ hơn trước.
Thực phẩm trong chuỗi an toàn kém an toàn
Tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập mới đây, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã lấy mẫu các sản phẩm tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn" gửi kiểm tra.
Trong đó ghi nhận còn có các mẫu sản phẩm tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng.
Cụ thể, phát hiện hoạt chất carbendazim (trị nấm) trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh...; phát hiện hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu) trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng...; hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua; hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin trên sản phẩm thủy sản.
Đặc biệt, qua kiểm tra sản phẩm rau, quả, trái cây tại 3 chợ đầu mối ở TP.HCM, cơ quan này phát hiện tỉ lệ sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất cao.
Cụ thể, nhiều mẫu rau quả phát hiện cùng lúc dư lượng nhiều hoạt chất bảo vệ thực vật, cá biệt có sản phẩm phát hiện đến 7 hoạt chất.
Tính chung, phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nhóm mặt hàng rau, trái cây là 271/570 mẫu (chiếm tỉ lệ 47,54%), trong đó có nhiều mẫu vượt mức giới hạn cho phép.
Đối với hải sản đánh bắt, về kim loại nặng có 42/100 mẫu (tỉ lệ 42%) phát hiện nhiễm cadimi vượt mức cho phép, trong đó 36 mẫu mực và 6 mẫu bạch tuộc. Với thủy sản nuôi, tồn dư kháng sinh cấm sử dụng ciprofloxacin 37/100 mẫu (chiếm tỉ lệ 37%); enrofloxacin 49/100 mẫu; trifluralin 5/100 mẫu...
"Việc đưa ra con số về tỉ lệ thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật là chúng tôi xác định không thể cứ mãi để buông xuôi, thả nổi chất lượng. Phải lấy mẫu kiểm nghiệm, phải công bố để biết thực trạng đang ở đâu, còn giải quyết", bà Phạm Khánh Phong Lan, trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết.
Lấy mẫu kiểm tra quá ít
Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau quả đặc biệt tại các tỉnh tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân chưa được kiểm soát.
Theo Sở Công thương TP.HCM, hiện khoảng 70% nguồn cung thực phẩm hằng ngày cho TP.HCM là từ các chợ, trong đó chủ yếu là 3 chợ đầu mối trên địa bàn.
Theo đó, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức có lượng nông sản nhập về hiện bình quân 2.500 tấn/đêm, trong đó 80 - 90% có xuất xứ trong nước; chợ đầu mối Hóc Môn bình quân 2.037 tấn/đêm gồm nông sản, thịt heo; và chợ Bình Điền gần 2.000 tấn/đêm, trong đó rau củ, trái cây chiếm 983 tấn, thủy hải sản 977 tấn.
Tuy vậy, số lượng mẫu hàng hóa được lấy để test (kiểm tra) tại các chợ đầu mối, lò mổ hiện nay khá khiêm tốn so với lượng hàng, và chủ yếu áp dụng phương pháp test nhanh, mang yếu tố sàng lọc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 16-7, ông Nguyễn Nhu, giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết thời gian qua lượng hàng hóa bị nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật tại chợ bị tiêu hủy khiêm tốn, do lượng hàng được kiểm tra chưa nhiều, và khi có kết quả kiểm tra thì hàng đã được thương nhân bán đi.
Bà Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận tỉ lệ hàng hóa được lấy mẫu để test tại các chợ đầu mối dù đã tăng mạnh theo từng năm nhưng vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với khối lượng hàng về chợ.
Tăng giám sát, nâng mức phạt
Từ kết quả phân tích kiểm nghiệm trên, Ban Quản lý an toàn thực phẩm cho biết đã có văn bản thông báo cho cơ sở được lấy mẫu có kết quả giám sát không đạt và thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm của cơ sở, đồng thời yêu cầu cơ sở có báo cáo giải trình.
Theo bà Lan, chỉ kết quả test chuyên sâu mới đủ cơ sở để xử phạt, còn test nhanh chỉ mang yếu tố sàng lọc, và chỉ tác dụng với các hoạt chất cơ bản.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là cơ quan không đủ khả năng, tiềm lực để test tất cả, test chuyên sâu liên tục, mà buộc phải sàng lọc theo dạng nhóm hàng nguy cơ cao, mùa vụ để cảnh báo.
Ngoài ra, test chuyên sâu phải cần nhiều ngày, thậm chí cả tuần mới cho kết quả, trong khi đặc thù thực phẩm tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn, nếu giữ hàng lại bị hư hỏng và khi test cho kết quả không vi phạm thì cơ quan chức năng phải đền bù thiệt hại cho chủ hàng.
Trường hợp không giữ hàng nhưng nếu test ra kết quả dương tính thì coi như vô nghĩa vì gần như hàng đã được chủ bán đi, cùng lắm là xử phạt nguội hoặc truy xuất nguồn gốc, cảnh báo...
Bà Lan cũng cho rằng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cần có sự phối hợp kiểm soát từ tỉnh. Ngoài ra, cần có quy định hướng dẫn chung từ các bộ chuyên ngành, theo đó nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc.
Thực phẩm ở TP.HCM nói chung đã an toàn hơn
Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, dù thực phẩm trên địa bàn chưa an toàn tuyệt đối nhưng chắc chắn đã an toàn hơn trước.
Có nhiều con số thực tế chứng minh nhận định trên như số vụ ngộ độc thực phẩm giảm từ 18 (giai đoạn từ năm 2014 - 2016) còn 12 (giai đoạn từ 2017 - 2022).
Với các sản phẩm tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn" thì có tới 95,65% không phát hiện tồn dư hóa chất, chỉ có 3,69% phát hiện tồn dư trong mức giới hạn và không phát hiện tồn dư vượt mức giới hạn.
Vì sao vải thiều không hạt trồng ở Lục Ngạn 2 năm đã ra quả? Vải thiều không hạt đã được trồng thành công ở H.Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và sẽ có sản phẩm thương mại những năm tới. Vải thiều không hạt trồng thành công ở Lục Ngạn là điểm mới trong năm 2022. Theo UBND H.Lục Ngạn và Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, đây là giống vải nhập...