Rau ngậm 100 tấn thuốc trừ sâu mỗi năm, hỏi sao người Việt không bị đầu độc
“Tôi rất thắc mắc: Trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu chúng ta nhập về (90% nhâp từ Trung Quốc) với số lượng 100.000 tấn và có tới 1.643 hoạt chất khác nhau trong khi Trung Quốc có 1,4 tỉ dân nhưng họ chỉ cho phép sử dụng hơn 600 hoạt chất”.
Vấn đề thực phẩm bẩn đang gây bức xúc trong xã hội. Theo thống kê ở nước ta, mỗi năm có khoảng 150.000 ca ung thư mới và khoảng 70.000 người chết. Một trong những nguyên nhân gây ung thư được chỉ ra là thực phảm bẩn.
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, đây là những con số biết nói, con số có thật để biết thực phẩm bẩn đáng sợ như thế nào.
Ông cho biết có trường hợp đáng sợ như đưa thẳng nước tiểu vào tiết canh, dùng dầu nhớt để đuổi bọ rầy trên rau, măng ngâm hóa chất… Con người Việt Nam không được ai bảo vệ, nguy hiểm cả sức khỏe, giống nòi.
GS Dũng kể, có người cháu của ông đã sẵn sàng bỏ 2 tỷ đồng để mua đất trồng rau, cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình và cho anh em, bạn bè.
Theo ông, không nên nói rau hữu cơ vì không có rau vô cơ, chúng ta không nên nói rau an toàn, rau không an toàn mà phải là rau bảo đảm, trên bao bì ghi “chúng tôi không dùng thuốc hóa học, phân đạm hóa học”.
Hiện nay Việt Nam đang nhập số lượng thuốc trừ sâu khủng khiếp với hàng nghìn loại hoạt chất theo ông điều này rất khó để kiểm soát.
“Tôi rất thắc mắc trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu chúng ta nhập về (90% nhâp từ Trung Quốc) với số lượng 100.000 tấn và có tới 1.643 hoạt chất khác nhau trong khi Trung Quốc có 1,4 tỉ dân nhưng họ chỉ cho phép sử dụng hơn 600 hoạt chất. Câu hỏi đó tôi không trả lời được. Đặc biệt có chúng ta có tới hơn 30.000 đại lý bán thuốc trừ sâu, như thế thì làm sao người Việt Nam không bị đầu độc”, GS Dũng nhấn mạnh.
Ông nêu câu hỏi, tại sao chúng ta không làm thuốc trừ sâu vi sinh học trong khi tất cả các đề tài phát triển thuốc sinh học của các nhà khoa học đã được nghiệm thu xuất sắc nhưng đều đút vào ngăn kéo?
Video đang HOT
“Chúng tôi hiện nay bảo quản 5000 chủng vi sinh vật bảo tàng giống chuẩn quốc gia nhưng không có nhà máy nào thì chúng tôi sản xuất gì. Chúng ta xem công nghệ sinh học là ưu tiên, nhưng coi thường công nghiệp vi sinh vật. chúng ta chỉ có 3 sản phẩm công nghiệp sinh vật là rượu bia, bột ngọt, vắc xin nhưng có hàng nghìn sản phẩm khác, trong đó có vài nghìn sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học không ai đầu tư sản xuất. Tại sao chúng ta không làm mà phải nhập về 4000 loại thuốc trừ sâu”, GS Lân Dũng nói.
Người dân mất niềm tin
Tại diễn đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” ngày 23/8, ông Lê Tư, Công ty Hồng Thanh Việt (Vũng Tàu) cho biết: Doanh nghiệp của ông chuyên cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn ở Vũng Tàu. Khách hàng đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, nên ông phải lên Đà Lạt tìm nguồn thực phẩm.
Thực tế thì chỉ có số ít là thực phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGap, còn lại khi ngỏ lời nhập hàng thì nhận được câu trả lời từ phía người cung cấp: “Anh cần chứng nhận VietGap thì tôi lo cho”.
Theo ông Tư, cần có sự minh bạch về phía Nhà nước, cơ quan quản lý tới người sản xuất mới không có chuyện “lo chứng nhận VietGap” nhưng đồng thời người tiêu dùng cũng cần phải có niềm tin với những nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.
“Doanh nghiệp bán thực phẩm sạch thì người tiêu dùng không mua. Xã hội đang mất niềm tin trầm trọng, nhưng cũng cần tìm hiểu, chứ không phải nói không tin rồi ra chợ mua thực phẩm không rõ nguồn gốc”, ông Tư nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược PTNNNT cũng cho rằng hiện nay có nghịch lý là nhiều người bán thực phẩm sạch nhưng không bán được, vì người tiêu dùng không có niềm tin, vì giá chưa đủ hấp dẫn… Cuối cùng đạo đức của người sản xuất, kinh doanh cũng không thể duy trì được vì có thực mới vực được đạo.
Ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng kỷ luật thị trường tại Việt Nam rất kém, quản lý từ ngọn. Chúng ta cũng chưa phân biệt được doanh nghiệp làm ăn chân chính và không chân chính. Ông lấy ví dụ, ở Singapore, cửa hàng dán giấy đỏ là có thể vào ăn, còn giấy đen sẽ phải phá sản.
Theo ông, đừng yêu cầu người tiêu dùng phải thông thái mà các cơ quan quản lý phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng.
Cũng liên quan đến vấn đề thực phẩm, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho rằng, người có hành vi buôn bán chất cấm trong chăn nuôi có thể bị xử lý hình sự theo Bộ Luật hình sự đang sửa đổi.
GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng cần khuyến khích người dân làm rau bảo đảm và phải có người chịu trách nhiệm, pháp luật phải ghi rõ đi tù 5 hay 20 năm tù nếu vi phạm an toàn thực phẩm thì lúc đó người dân mới tin được. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Theo Infonet
Nuôi gà, trồng rau trên ban công trong thành phố để cứu đói
Khi cơn đói và việc vật vã xếp hàng mua thực phẩm quá mệt mỏi, người Venezuela đã tự trồng rau, nuôi gà ngay trên ban công trong thành phố để cải thiện.
Một giáo viên cho biết: "Chúng tôi cần phải tận dụng mọi không gian có thể". "Nông nghiệp đô thị" được xem là vũ khí mới nhất của Venezuela trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.
Học cách trồng vườn trên sân thượng.
Tổng thống Nicolas Manduro đã thành lập Bộ Nông nghiệp Đô thị và nhấn mạnh tầm quan trọng của Bộ này để chiến đấu với tình hình kinh tế nghiêm trọng. Chính quyền của Tổng thống Manduro đánh giá, nông nghiệp đô thị sẽ tăng trưởng ít nhất 20%.
Trên thực tế, nông nghiệp đô thị là xu hướng toàn cầu tại nhiều nơi. Nhưng đa số là làm nông nghiệp đô thị do sở thích cá nhân nhưng ở Venezuela thì khác, mọi người trồng rau, nuôi gà để kiếm thêm thực phẩm cho bữa ăn.
Bà Petra Meneses - bác sĩ 66 tuổi đã nghỉ hưu cho biết, giá các loại rau tăng vọt đã giúp bà nghĩ đến vườn nhà. Trong khu phố nơi bà ở, 1 túi ớt xanh được bán giá 1.800 bolivar, tức khoảng 4 USD, bằng 1/10 tiền trợ cấp hàng tháng.
"Tất cả mọi thứ trở nên bấp bênh, chúng tôi phải quay lại với đất. Ngay cả đất trong thành phố hay trong nhà của chúng tôi", bà nói.
Requena bên vườn rau.
Còn bà Jaqueline Tavarez (50 tuổi) thức dậy lúc 3h sáng cùng cháu trai 2 tuổi đi khắp thị trấn, hy vọng tìm mua được một ít thực phẩm. Dù thức dậy sớm như vậy nhưng bà vẫn phải xếp hàng thứ 60 trong dãy hàng trăm người xếp hàng trước cửa hàng tạp hóa.
"Tôi sẽ mua bất cứ thứ gì tôi có thể tìm thấy. Bây giờ, ở khu chúng tôi ở không mua được gạo, mì ống, khoai tây".
Theo lời người phụ nữ này, bà và con gái lớn thường bỏ bữa để cho cháu có thức ăn. "Chúng tôi không đủ khả năng để ăn đủ bữa. Làm thế nào để trả nổi 4000 bolivar cho sữa và 1.500 bolivar mua gạo", bà nói.
Một khoảnh vườn treo được tận dụng trong khu dân cư.
Josefila Requena đã trồng dưa chuột, ớt xanh, chanh dây và các sản phẩm nông nghiệp khác ngay sân trước của gia đình cô nằm trong một khu ổ chuột ở Caracas. Ngoài ra, cô còn nuôi cả gà trong chuồng để cung cấp thực phẩm cho gia đình.
Vào một buổi chiều nóng nực, phóng viên tờ NPR đã cùng Requena và cư dân khác đi tìm đất để trồng các loại cây rau, củ trên núi. Họ đào đất rồi kéo về nhà như những người nông dân. "Tôi thích trồng các loại cây. Nhưng hai năm qua, mọi thứ trở nên khó khăn hơn nên tôi phải làm vườn nghiêm túc hơn", cô nói.
Còn Josefina Bravo đã tận dụng các chai nhựa để làm thành nơi trồng rau, củ trên sân thượng. Khu vườn treo của người phụ nữ này có xoài, hành lá, rau mùi, hạt ca cao...
Giữa lúc kinh tế khủng hoảng, lương thực và thực phẩm thiếu thốn, người dân Venezuela phải vật lộn từng giờ, từng ngày để kiếm kế sinh nhai và chạy bữa từng ngày.
Theo Nghi Dung (VTCNews)
Sống giữa Thủ đô, một gia đình 6 năm không đi chợ Phai đên gân 6 năm nay, có một gia đinh sống giữa Thủ đô Hà Nội không đi chơ mua thưc phâm. Gia đinh anh cưc ky han chê viêc đi ăn uông tai cac nha hang hay quan xa vì lo ngại thực phẩm bẩn. Đo la câu chuyên cua gia đinh anh Nguyên Văn Xuân ơ Đông Đa (Ha Nôi). Anh...