Rau mất giá 500 đồng/kg, nông dân mất Tết
Tại các địa phương ở miền Trung, vụ rau Tết năm nay, nông dân chưa kịp mừng vì rau được mùa thì lại lo lắng khi giá rau xuống thấp.
Điệp khúc “được mùa, mất giá” một lần nữa khiến người nông dân mất vui trong dịp Tết năm nay.
Đang vào cao điểm thu hoạch nhưng tại nhiều cánh đồng rau xanh ở tỉnh Quảng Ngãi thật đìu hiu. Nhiều diện tích rau cải, xà lách mơn mởn nhưng người trồng rau không buồn hái và người mua cũng thưa thớt. Nhiều hộ đành phải nhổ rau cho heo, bò ăn, bỏ rau khô héo trên đồng hoặc cày úp để làm đất trồng các loại cây màu khác.
Rau Tết rớt giá, người nông dân kém vui.
Bà Trần Thị Thanh Thúy ở xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa than thở, chưa năm nào rau rớt giá thảm hại như thế này: “Rau năm nay quá rẻ. Rau như vậy thì Tết này khỏi ăn Tết luôn. Giá rẻ quá, rau làm ra bán không được giờ phải cày hết.”
Giá rau bán tại ruộng ở tỉnh Quảng Ngãi hiện chỉ từ 500 đồng/kg đến vài ngàn đồng, giảm nhiều lần so với thời điểm này năm ngoái. Ông Trương Đình Cường, xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi cho biết, cả nhà trông chờ vào mấy sào rau mong kiếm thêm nguồn thu nhập trang trải dịp Tết nhưng do giá quá thấp, ai nấy đều mất vui.
“Cũng trông từ nay tới Tết giá nhích lên được một chút để bà con kiếm chút đỉnh sắm sửa Tết chứ thấy buồn quá” – ông Cường nói.
Video đang HOT
Giá rau giảm sâu nhiều hộ phải cày ruộng để trồng các loại hoa màu khác.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi cho biết, vụ rau Đông Xuân năm nay, nông dân địa phương trồng gần 300 ha rau xanh các loại. Đa số người dân canh tác theo vụ mùa, đầu ra và giá cả đều phụ thuộc vào thị trường.
“Do điều kiện thời tiết tốt nên rau phát triển nhanh. Sau mùa mưa lũ, bà con tập trung sản xuất đồng loạt nên khối lượng nhiều, tiêu thụ không hết” – ông Tiến cho biết.
Không riêng gì tại tỉnh Quảng Ngãi, tại các vựa rau lớn ở các tỉnh, thành phố miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng… cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Điệp khúc “được mùa, mất giá” khiến người trồng rau ở miền Trung đón một cái Tết kém vui.
Theo Vinh Thông/VOV-miền Trung
Ngày cận Tết, mua hay bán tiền giả đều có thể bị phạt tù
Những ngày giáp Tết, tình trạng mua bán tiền giả đang diễn ra tràn lan, với những lời chào mời như "1 triệu tiền thật đổi 10 triệu tiền giả".
Những ngày cận Tết, nhu cầu đổi tiền mới để mừng tuổi, biếu tặng đều tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, nhiều nhóm tội phạm mua bán tiền giả hoạt động mạnh trên các trang mạng xã hội.
Nhằm tạo lòng tin cho người mua, một số đối tượng còn đăng tải hình ảnh của mình để "quảng cáo" cho tiền giả.
Các đối tượng còn lập nhiều website chuyên hoạt động về buôn bán tiền giả như: giaodich24h...; ongtrumtiengia...; muatiengia79.weebly... với nhiều lời chào mời hấp dẫn như "1 triệu tiền thật đổi được 10 triệu tiền giả", "giao hàng trực tiếp, đảm bảo an toàn"...
Khi liên hệ với các đối tượng để đặt vấn đề mua tiền giả, phần lớn các địa chỉ sẽ yêu cầu người mua thanh toán trước 50%. Sau đó, các đối tượng cam kết có người mang tiền giả đến tận nơi và 50% còn lại thanh toán khi nhận hàng.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VP Luật sư Tinh thông Luật) cho biết: "Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Theo quy định, người mua và bán tiền giả đều bị xử lý hình sự không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít. Nếu giao dịch tiền giả diễn ra thành công, cả người mua và người bán đều phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả và có thể bị xử lý thêm về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với mức án cao nhất là chung thân".
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VP Luật sư Tinh thông Luật.
"Pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ và nghiêm khắc về việc mua bán tiền giả. Cho dù cá nhân thực hiện hành vi ở bất cứ giai đoạn nào, đã hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, giao dịch mua bán thành công hay không... đều chịu trách nhiệm hình sự. Cho dù người mua tiền giả chỉ tàng trữ mà không sử dụng, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện cũng vi phạm Bộ luật hình sự" - Luật sư Diệp Năng Bình cho biết.
Theo một đại diện của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm Công nghệ cao - Bộ Công an, ngày cận Tết là thời gian tội phạm tiền giả hoạt động mạnh. Tội này luật không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành. Người nào có hành vi và chưa cần gây ra hậu quả thì xem như hành vi tội phạm đã hoàn thành.
"Có nhiều trường hợp người mua bị bên bán lừa. Sau khi chuyển tiền cọc xong thì bị chặn tài khoản, cắt đứt liên lạc. Hoặc khi gửi tiền, các đối tượng chuyển đến tiền âm phủ" - vị đại diện này cho biết./.
Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo giá trị tiền giả, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 - 20 năm tù hoặc chung thân. Cụ thể:
- Phạt tù từ 03 - 07 năm với người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
- Phạt tù từ 05 - 12 năm với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
- Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.
Cũng theo khoản 4 Điều này, người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.
Bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trọng Phú/VOV.VN
Xót xa vựa đào Nhật Tân nở hoa đỏ rực trước Tết, người dân ngậm ngùi hái bỏ cả nghìn bông Mặc dù đã tuốt lá đào muộn hơn để hoa nở đúng thời điểm, nhưng vì thời tiết thất thường, nhiều người trồng đào Nhật Tân vẫn phải ngậm ngùi hái bỏ hàng nghìn bông hoa hoa nở sớm trước Tết. Từ lâu, làng Nhật Tân đã rất nổi tiếng với nghề trồng đào truyền thống. Bên cạnh đào thế, nhiều vườn thường...