Rau má: Dùng không đúng cách có thể gây hại tế bào máu, gan, thận
Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc.
Gần đây xuất hiện thông tin cho rằng uống nước rau má thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng. Điều này khiến nhiều người hoang mang và lo lắng, vậy thực hư tin đồn này ra sao?
Do việc tìm mua và sử dụng rau má cũng khá đơn giản nên nhiều người đã sử dụng nó như một loại thức uống hàng ngày. Các chuyên gia về Đông y của Việt Nam cũng cho rằng, từ cổ xưa người dân Việt hay dùng rau má để thanh nhiệt, giải độc, cầm máu… Theo Đông y, rau má là loại thảo dược có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, thường được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
Uống nước rau má tốt cho sức khỏe nhưng cũng chớ lạm dụng.
Theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng dùng quá nhiều rau má và dùng với lượng bao nhiêu thì có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.
Rau má là một loại rau ăn bình thường và vì chưa thấy ngộ độc nên nhiều người vẫn cứ dùng thường xuyên, nhưng quan điểm của Đông y thái quá thì bất cập, ăn nhiều quá thì sẽ sinh bệnh. BS. Nguyễn Hồng Siêm cũng khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta.
Video đang HOT
Thực tế rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Theo Gia đình và xã hội
Thực phẩm giải nhiệt
Những ngày bận rộn khiến chúng ta thường dùng vội các món ăn chứa nhiều chất béo, chất ngọt... nên cơ thể dễ bị nhiệt (nóng). Do vậy, ngày nghỉ cần dùng thêm thực phẩm có tính thanh nhiệt, lương huyết để làm mát cơ thể.
Rau má là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
Ngoài thực phẩm gây nóng thì nắng gắt cũng khiến cơ thể rất dễ bị nhiệt. Theo lương y Vũ Quốc Trung và lương y Như Tá, dịp cuối tuần rảnh rỗi, chúng ta nên tự làm dịu cơ thể bằng một số loại thực phẩm, rau quả sau đây:
- Rau má có tính giải độc, thanh nhiệt, lương huyết (mát máu). Có thể dùng theo cách: rửa thật kỹ rồi ép lấy nước uống luôn, hoặc ép lấy nước rồi xay chung với đậu xanh cà vỏ (đã được nấu hay hấp chín). Có thể thêm một chút đường cho dễ dùng. Hoặc dùng rau má rửa sạch đem nấu canh cùng thịt heo nạc, không nêm quá nhiều dầu, mỡ.
Củ sắn là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
- Củ đậu (củ sắn) có vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc, là thực phẩm rất thích hợp để giúp làm mát cơ thể, nhất là trong thời tiết nóng bức. Có thể dùng bằng cách lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ăn sống; hoặc ép lấy nước uống; nấu canh; hay cắt thành sợi dài để xào với thịt heo.
- Đậu phụ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, và có nhiều cách để làm món ăn như: nhồi thịt, nấu canh...
- Củ cải có vị ngọt, tính mát, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát. Khi cơ thể bị nhiệt, dùng củ cải rất thích hợp. Món thường dùng là củ cải nấu canh, súp, hay kho với thịt.
- Bí đao có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (nắng), sinh tân dịch, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh với tôm hay thịt nạc, dùng làm mát cơ thể rất thích hợp.
- Nước quả dừa có vị ngọt, tính mát và bổ, là loại nước rất thích hợp để giúp cơ thể thanh mát.
- Trái nho có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, sinh tân dịch, chỉ khát.
- Quả lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát. Nếu trong người bị nhiệt nóng bức, nên dùng quả lê sẽ giúp cơ thể "hạ hỏa" rất nhanh.
- Quả chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, thanh nhiệt. Cách dùng quen thuộc là pha nước chanh với ít đường.
Đậu xanh là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
- Đậu xanh có vị ngọt, mát gan, lợi tiểu, giải độc. Đặc biệt, đậu xanh có tác dụng làm mát cơ thể, giải trừ nắng nóng rất hay. Có thể dùng đậu xanh hạt, rửa sạch chất bụi bẩn, đem nấu cháo hoặc nấu chè dạng loãng (chỉ cho ít đường) để dùng. Hoặc có thể ép lấy nước dùng trong trường hợp trừ say nắng nóng gấp.
Khánh Vy
Theo TNO
Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó: 1. Rau - Rau diếp cá Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá...