Rau hẹ chữa yếu sinh lý
Rau hẹ được dùng nhiều để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Nếu có 5 dấu hiệu sau bạn cần ăn hẹ vì bạn đã có những triệu chứng yếu sinh lý.
Hẹ là một loại rau ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến đơn giản như ăn sống, xào, nấu canh…Bên cạnh đó hẹ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hẹ còn dùng để chữa yếu sinh lý cho đàn ông.
Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C… có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Thực tế, trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ không chỉ được dùng nhiều để chế biến các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.
Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
Ảnh minh họa
- Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
Video đang HOT
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Lợi ích của hẹ đối với sức khỏe
Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Lá hẹ có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh:
Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Chán ăn: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Kháng viêm: Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…
Chữa đau lưng, đau thận.
Dấu hiệu bạn yếu sinh lý
Biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới thì mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể, thể chất, cũng như độ tuổi. Nói chung thì người yếu sinh lý đều không thể đạt đươc sự cương cứng đầy đủ để thỏa mãn trong tình dục. Dưới đây là một số biểu hiện yếu sinh lý ở đàn ông:
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện là dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi khi giao hợp.
- Liệt dương: còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.
- Rối loạn xuất tinh: Ham muốn, cương cứng, giao hợp, khoái cảm, xuất tinh là chuỗi các phản ứng bản năng của nam giới. Rối loạn xuất tinh có thể gây ra xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.
- Giảm chức năng tình dục: Cảm giác ham muốn giảm hoặc mất dần, có thể do các yếu tố bất thường như: yếu tố tinh thần, chấn thương về tâm lý, stress.. cũng là yếu tố tác động đến sinh lý tình dục.
- Đau khi quan hệ tình dục: Là hiện tượng thường gặp của suy giảm chức năng tình dục, nam giới có cảm giác đau nhức khi cương cứng, do bị kích thích nên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh…
Theo VnMedia
Chữa liệt dương hiệu quả không ngờ từ loại dây leo mọc hoang
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy.
Dây tơ hồng vàng có tên khoa học là Cuscuta sinesis Lamk. (thuộc họ bìm bìm). Là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá.
Cây có rễ "mút" để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10-20 hoa một.
Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên; có 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, dài chừng 2mm.
Tại miền Trung thường thấy dây tơ hồng vàng sống trên ngọn của hàng cây chè tàu làm bờ rào. Bộ phận dùng là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần...
Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy... Sau đây là những bài thuốc từ tơ hồng vàng:
- Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn.
- Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.
- Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30 g mỗi ngày).
- Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Hen: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua mỗi thứ 20 g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Tang phiêu tiêu - Vị thuốc của quý ông Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa liệt dương; mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau có hòn cục, tiểu nhiều, tiểu són. Xin giới thiệu một số cách dùng tang phiêu tiêu bổ thận...