Rau gia vị – Kháng sinh từ thực vật
Các chuyên gia y tế phương Tây luôn đề cao các loại thuốc dân gian của người phương Đông, trong đó có các loại rau gia vị được coi là kháng sinh thực vật có hiệu quả tốt.
Các sách y học cổ truyền có uy tín như Bản thảo cương mục (Lý Thời Trân), Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh – Nguyễn Bá Tĩnh), Lĩnh Nam bản thảo và Dược phẩm vận yếu (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác) đều có nêu tác dụng trị liệu của nhiều loại rau thơm, gia vị mà nhân dân thường dùng. Trong các bữa ăn của người Việt, nhất là vào các dịp cúng giỗ, lễ, Tết, đĩa rau thơm gia vị có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính hàn nhiệt của các loại thực phẩm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật, kích thích tiêu hóa, đem lại sự ngon miệng. Dưới đây là các loại rau gia vị phổ biến:* Bạc hà: Vị cay thơm, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, hạ sốt. Thường dùng chữa cảm mạo nhức đầu, dị ứng nổi mề đay, viêm họng có sốt, đàm vướng ở cổ, đau họng khản tiếng, say nắng.* Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ hẹ và lá hẹ thường dùng chữa ho (hấp với đường phèn), chữa kiết lỵ, giun kim, đau họng, hen suyễn.
* Hành: Vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, giải hàn tà, lợi khí, tiêu sưng. Thường được dùng chữa cảm cúm (cháo hành), đau bụng do lạnh, đau răng, lợi tiểu, trừ mụn nhọt, an thai.
* Ngò tây (ngò gai, ngò tàu): Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng thông khí, trừ hàn, tiêu thực, được dùng để kích thích tiêu hóa, trừ cảm mạo. Thường được dùng chung với rau húng quế trong món phở, tạo ra hương vị đặc biệt.
* Húng quế (húng lủi): Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu tiện, nấu nước để ngậm và súc miệng chữa đau răng, sâu răng. Hạt húng quế có tác dụng chống táo bón: cho từ 6-12gr hạt vào chén nước sôi để nguội hoặc nước pha đường, đợi cho hết chất nhầy nở ra rồi uống.
Video đang HOT
* Diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, điều kinh. Chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, kinh nguyệt không đều, phế ung.* Kinh giới: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, thông huyết mạch. Dùng chữa ho, cảm lạnh, giải độc, chữa đau nhức do phong hàn. Kinh giới sao đen có tác dụng cầm máu rất tốt, dùng chữa đái ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam.* Ngò (mùi): vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, phát tán phong hàn, trừ phong, chống tà khí, thông khí uất ở đường tiêu hóa. Thường được dùng làm tăng cảm giác ngon miệng, trị cảm lạnh, thúc ban sởi mau mọc. Y học cổ truyền dùng hạt ngò làm thuốc chữa tắc sữa, mặt bị nám, ban sởi. Tuy nhiên những người bị hôi nách, hôi miệng, sưng chân không nên ăn ngò. Khi uống thuốc Đông y có các vị bạch truật, mẫu đơn bì cũng không nên ăn ngò.* Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Chữa cảm cúm, ngộ độc, an thai.* Răm: Vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu thực, sát trùng. Thường dùng làm ấm tỳ vị, ngon miệng, khử mùi tanh của các món ăn. Người xưa còn cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ giảm ham muốn tình dục. Có nơi dùng rau răm làm thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn, hắc lào.Ngoài ra, còn có các loại gia vị hữu ích khác thường dùng trong bữa ăn có nguồn gốc thực vật.* Củ nghệ: Vị cay đắng, tính ấm, vào 2 kinh can, tỳ, giúp phá ác huyết, cầm máu và làm lên da non. Thường được dùng chữa bệnh loét dạ dày, vàng da, phụ nữ đau bụng sau khi sinh. Đàn bà có thai không nên ăn.* Hạt tiêu (hồ tiêu): Vị cay, thơm, tính ấm, dùng liều lượng nhỏ có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhưng khi dùng liều lớn sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây xung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện và đái ra máu. Hồ tiêu còn được dùng để chữa đau răng, đau bụng (liều 1-3gr). Hợp với gừng chữa tiêu chảy do lạnh, nôn mửa.
* Ớt: Vị cay, thơm, tính hơi ôn, dùng kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, chữa đau lưng, đau khớp. Lá ớt dùng chữa rắn cắn: giã nhỏ, đắp vào chỗ rắn cắn, ngày 2 lần.
Theo Lương y Lương Công Bảy
Thanh niên
Rau gia vị giải cảm
Rau gia vị ngoài việc dùng làm nguyên liệu để nấu hoặc ăn kèm với các món ăn còn được sử dụng như những phương thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả, nhất là chứng cảm hoặc say nắng.
Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ ăn cùng với cháo thịt băm nhỏ cùng ít lát gừng, củ hành, ăn nóng giúp giải cảm. Hoặc dùng lá tía tô tươi giã nát vắt lấy nước, hòa chút muối uống chữa bụng đau do đầy trướng. Lá khô đem tán nhỏ cũng cho tác dụng cầm máu.
2. Hương nhu
Hương nhu vị cay, tính hơi ôn.
Lá hương nhu tươi (100 - 300g) rửa sạch vò nát, vắt lấy nước, thêm ít nước đun sôi để nguội, dùng uống có thể trị say nắng.
3. Hẹ
Lá hẹ cũng có vị cay, hơi chua, hăng. Theo Đông y, hẹ có tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Trong lá hẹ cũng bao gồm nhiều chất đạm, đường, vitamin A, C và chất xơ.
Người ta dùng lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống khi bị ho. Để trị cảm mạo, ho do lạnh dùng 250g hẹ, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. Bị ghẻ: lá hẹ 50g, rau cần 30g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương, ngày 2 lần.
4. Lá lốt
Có vị nồng, hơi cay, tính ấm, cho tác dụng giảm đau, chống hàn, cảm lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu.
Lá lốt được dùng để nấu nước, ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân. Hoặc dùng lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.
Theo PNO