Rau đá biển – đặc sản được ví như ‘lộc trời ban’ ở đảo Phú Quý có giá cực đắt đỏ
Rau đá biển là đặc sản của đảo Phú Quý hiện được bán với mức giá khá đắt đỏ. Cùng khám phá xem sản phẩm này có gì đặc biệt bạn nhé.
Rau đá biển khó khai thác, là đặc sản quý hiếm và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, chế biến được nhiều món ngon nên được nhiều người yêu thích. Chính vì có độ “hot” như vậy nên giá của sản phẩm này trên thị trường khá cao. Cùng tìm hiểu rõ hơn về rau đá biển qua bài viết dưới đây.
1Rau đá biển là gì?
Rau đá biển còn có tên gọi khác là rau câu chân vịt, người dân vùng biển còn gọi đặc sản này là “vật trời ban” vì những giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó đem lại.
Đây là một loại rong biển mọc trên đá thành từng mảng lớn, thân nhỏ bằng sợi chỉ và có màu nâu tím. Loại rong biển này thường chỉ mọc ở vùng biển Phú Quý, Phú Quốc.
Trước đây, loại rong này có nhiều, thường được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Đến nay, rau đá biển đã trở thành loại đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích.
Rau đá biển sống trên đá nên để khai thác được loại rong này cần phải có kỹ thuật, khéo tay và sự kiên nhẫn. Loại rong biển này có quanh năm, mỗi ngày người dân có thể thu hoạch từ 5 – 7kg rau đá biển.
2Rau đá biển làm gì ngon?
Chè rau đá biển
Rau đá biển có thể được chế biến thành món chè thơm ngon, thanh mát. Bạn chỉ cần sơ chế rau đá biển sau đó rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 15 phút rồi cho thêm gừng tươi đập dập vào đun thêm 5 phút nữa là có ngay có món chè bổ dưỡng.
Bạn có thể ăn chè lúc còn nóng hoặc thêm đá tùy thích. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai giòn của rau đá biển, vị ngọt và cay nồng của gừng tạo nên một món chè hoàn hảo.
Video đang HOT
Bạn có thể chế biến rau đá biển thành món canh ăn với cơm cũng rất tuyệt. Để nấu món này, bạn hãy chuẩn bị rau đá biển, thịt heo xay, đậu xanh, rau mùi và hành lá.
Bạn sơ chế rau đá biển, sau đó xào thịt với dầu ăn cho đến khi thịt săn lại. Tiếp đến, bạn đun sôi đậu xanh với 500ml nước rồi lần lượt cho rau đá biển và thịt vào, nêm nếm vừa ăn, thêm rau mùi và hành lá rồi tắt bếp là xong.
Mứt đá biển dẻo thơm, dai giòn sần sật với hương vị tự nhiên chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn. Cách chế biến có món mứt này hơi cầu kỳ và cần sự kiên nhẫn một chút.
Bạn cần cho rau đá biển vào nồi đun sôi, sau đó cho thêm đường vào khuấy đều. Sau đó cho ra khay, đợi đến khi đông lại thì cho vào lò sấy khoảng 2 tiếng. Tiếp đến, bạn cắt miếng vừa ăn rồi cho vào sấy thêm 4 tiếng nữa là được.
Món nước rau đá biển thanh mát sẽ là đồ uống giải nhiệt cho bạn và cả gia đình. Để làm nước rau đá biển, bạn chỉ cần cho rau đá biển vào đun sôi với khoảng 2 – 3 lít nước cùng 1 bó lá dứa. Khoảng 5 phút sau bạn thêm đường, vani hoặc gừng tùy hương vị mà bạn yêu thích. Sau đó, bạn vớt rau đá biển ra, cho vào máy xay sinh tố xay lên.
Lưu ý chỉ nên xay sơ qua chứ không nên xay nhuyễn để tránh làm mất độ giòn của rau đá biển. Tiếp theo, bạn cho phần rau đá biển đã xay vào nồi lúc nãy, đun sôi rồi tắt bếp là xong. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Loại nước này có tính mát, rất thơm ngon, có vị ngọt dễ uống.
Đây cũng là món ăn rất ngon được nhiều người yêu thích. Để làm thach rau đá biển tươi ngon chuẩn vị, bạn chỉ cần chuẩn bị rau đá biển, chanh, đường phèn và 1 nhánh gừng. Rau đá biển bạn hãy ngâm với nước cốt chanh để khử mùi tanh, sau đó vớt ra để ráo.
Tiếp theo, bạn cho rau câu vào nồi, đun sôi và khuấy đều. Khoảng 5 phút sau, bạn thêm vào nồi đường phèn và gừng thái sợi rồi tắt bếp là được. Rau câu bạn có thể dùng ngay hoặc bảo quản tủ lạnh để dùng dần.
3Giá rau đá biển
Rau đá biển phơi khô hiện có bán trên các trang thương mại điện tử với giá khoảng 800.000 đồng/ kg rau đá biển chân vịt khô và khoảng 200.000 đồng/kg rau đá biển sa khô. Rau đá biển sa thường có mà tím lẫn màu vàng ngà. Rau đá biển chân vịt sẽ có màu vàng ngà là chủ yếu.
Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn rau đá biển – một đặc sản của vùng biển Phú Quý. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của Bách hóa XANH để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.
Độc đáo món bánh cuốn chan nước canh ở Cao Bằng, đặc sản dân dã đã ăn là nhớ mãi
Người Cao Bằng có cách ăn bánh cuốn không giống với địa phương nào, đó là ăn kèm với nước canh.
Bánh cuốn phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành nhưng riêng ở Cao Bằng thì có cách ăn rất đặc biệt. Không phải ăn cùng nước mắm tỏi ớt pha loãng, người dân nơi đây chế biến hẳn một nồi nước canh để chan vào bánh cuốn. Vì thế, món ăn này còn gọi là "bánh cuốn canh", để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi.
Bánh cuốn canh ở Cao Bằng. (Ảnh minh họa)
Nước canh này được làm từ xương ống hầm trong nhiều giờ, cho thêm ớt và măng ngâm lá mắc mật. Ghé vào quán bánh cuốn canh bất kỳ ở Cao Bằng, bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh cuốn dẻo thơm và một bát canh còn nghi ngút khói.
Nước ninh xương ngọt đậm, thơm lừng nhưng không có váng mỡ nên không tạo cảm giác ngấy. Rắc thêm hành ngò thái nhuyễn, mộc nhĩ, nấm hương và một ít thịt bằm sẽ cho ra một bát nước canh chất lượng.
Nước canh được ninh từ xương trong nhiều giờ. (Ảnh minh họa)
Phần bánh trắng, dẻo, mềm, mịn cũng được làm cầu kỳ chẳng kém. Muốn ra được mẻ bánh hảo hạng, người đầu bếp bắt buộc phải dùng gạo tẻ của đất Cao Bằng. Gạo được ngâm rồi đem đi xay cho đến khi nhuyễn mịn, sánh, dẻo rồi sẵn sàng cho công đoạn hấp bánh.
Nhân bánh thường là thịt lợn xào sẵn hoặc kết hợp với trứng tùy theo sở thích của khách. Bánh luôn được tráng mới liên tục qua bàn tay thoăn thoắt của người chủ quán. Khói nghi ngút mang theo mùi thơm của gạo mới khiến thực khách khó lòng bỏ qua nếu đi ngang một quán bánh cuốn canh.
Vỏ bánh dẻo, mềm còn nhân thì lúc nào cũng đầy ú ụ. (Ảnh minh họa)
Cách ăn của món đặc sản của Cao Bằng như sau: Bánh cuốn được nhúng ngập vào bát nước canh đã được pha với tương ớt và măng chua. Rồi cứ thế đưa lên cắn ngập răng, cảm nhận sự mềm dẻo của vỏ bánh, vị ngậy bùi của thịt bằm, cuối cùng húp thêm một thìa nước canh, thực khách sẽ cảm thấy vô cùng khoan khoái.
Một suất ăn được phục vụ kèm với một bát canh. (Ảnh minh họa)
Sau đó thực khách sẽ chấm bánh vào trong canh và cứ thế thưởng thức. (Ảnh minh họa)
Bánh cuốn canh cũng giống như người đã làm ra món ăn này, có gì đó rất bình dị, dân dã khiến bất kỳ ai đã thưởng thức đều lưu luyến nhớ về.
Mắm bò hoc và bún num-bo-choc phố Miên Khu phố Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM) không những nổi tiếng với chợ hoa mà còn được nhiều người biết đến với cái tên "phố Miên". Đặt chân đến khu phố này, bạn sẽ bị bất ngờ trước những hàng quán bán món ăn của người Campuchia dọc theo hai bên đường. Phố "Miên" món lạ... Từ những năm 70, một số lượng...