Rau củ quả cho thị trường tết tại TPHCM – Nguồn cung dồi dào, giá ổn định
Ngày 21-1, đoàn công tác của TPHCM do ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn tiếp tục đi khảo sát thực tế và làm việc với các doanh nghiệp (DN) chủ lực của tỉnh Lâm Đồng về cung ứng mặt hàng rau củ quả cho thị trường Tết Tân Sửu 2021 tại TPHCM.
Đi thực tế và thảo luận đầu bờ tại trang trại trồng cà rốt và hành lá, ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Công ty Xuân Thái Thịnh chia sẻ, toàn bộ diện tích này sẽ thu hoạch trong tuần tới và cung ứng cho thị trường tết tại TPHCM. Xuân Thái Thịnh có tổng diện tích 50ha, năng suất gieo trồng đạt bình quân khoảng 35.000 – 40.000 tấn/năm, với 50 sản phẩm rau củ quả khác nhau. Hiện nguồn cung cho thị truờng TPHCM chiếm 70% tổng sản luợng, còn lại là phân phối tại các tỉnh phía Nam. Theo kế hoạch, công ty đã chuẩn bị lượng hàng đạt 200 – 300 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng tết tại TPHCM.
Đoàn công tác TPHCM đi thực tế và hội thảo đầu bờ tại trang trại trồng cà rốt của Công ty Xuân Thái Thịnh. Ảnh: HẢI HÀ
Điều khiến ông Kiên lo lắng là sản lượng hàng hóa năm nay quá nhiều, trong khi sức mua tại thời điểm này giảm 20%-25% so với cùng kỳ nên giá bán vào cao điểm tết sẽ khó đạt mức DN mong muốn, trong đó cà rốt, bắp cải trắng, khoai lang dự kiến bị giảm giá nhiều nhất. Hiện DN đang theo dõi sát tình hình sức mua thị trường để có thể phối hợp với các nhà phân phối tăng khuyến mãi, giảm giá bán để đẩy nhanh lượng rau củ quả ra thị trường.
Video đang HOT
Tại xưởng sơ chế, đóng gói của Công ty TNHH Nông sản Phong Thúy (xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), hàng hóa ra vào tấp nập, hàng trăm công nhân làm việc hăng say để kịp đưa hàng về TPHCM và đi các tỉnh khác. Hiện Phong Thúy đã tiến hành sản xuất theo chuẩn VietGAP trên diện tích 130ha, với khả năng cung ứng 10.000 – 12.000 tấn/năm, chủ yếu cung ứng cho các hệ thống siêu thị của TPHCM và xuất khẩu đi châu Âu và Nhật Bản. Dự kiến, trong 20 ngày, tức trước và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Phong Thúy sẽ cung ứng cho TPHCM khoảng 600 tấn rau củ quả các loại, trong đó hàng bình ổn thị trường chiếm khoảng 60%.
Trái với lo lắng của ông Kiên, ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Phong Thúy cho rằng, do biến động về nhu cầu tiêu dùng trong nước và hàng xuất khẩu nên diện tích gieo trồng năm nay giảm nhẹ. Tuy nhiên về tổng thể nguồn cung sẽ không thiếu nhưng giá bán một số mặt hàng có thể tăng so với cùng kỳ năm 2020 vì nhiều nguyên nhân. Điển hình nhất là cà chua, giá có thể biến động theo chiều tăng vì do thời tiết không ổn định đã làm chệch thời điểm chín của cà chua. Hiện Phong Thúy đang tiến hành trữ kho mát để điều chỉnh về lượng nhằm kéo giảm áp lực tăng giá cho thị trường tết.
Tại HTX Anh Đào, ông Vương Đức Phúc, Phó giám đốc HTX Anh Đào cho biết, tổng sản lượng đạt 30.000 tấn/năm với 60 loại rau củ quả các loại, trong đó lượng rau đưa về TPHCM tiêu thụ chiếm khoảng 60% tổng sản lượng, còn lại là xuất khẩu và đưa về các tỉnh, thành khác. Riêng việc cung ứng hàng hóa cho thị trường TPHCM vào cao điểm 10 ngày cận tết là 1.200 tấn. Trong đó, lượng hàng tham gia bình ổn thị trường đối với 5 mặt hàng chính là bắp cải, cà rốt, cải thảo, khoai tây, cà chua chiếm khoảng 20%-30%. Tất cả 5 mặt hàng này đều đã được chốt giá bán ổn định liên tục trong 60 ngày, từ ngày 13-1-2021 đến 13-3-2021 để bà con yên tâm mua sắm tết.
Nhận định sơ bộ về khả năng cung cầu mặt hàng rau củ quả cho thị trường tết tại TPHCM, Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Huỳnh Minh Tú cho biết, rất yên tâm về nguồn cung vì đoàn công tác đã đi thực tế và nhìn tận mắt những cánh đồng trồng rau củ rộng lớn, chuẩn bị vào mùa thu hoạch tết. Về giá, một số mặt hàng có thể tăng nhẹ hoặc giảm tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, nhưng chúng ta không quá lo lắng vì theo báo cáo của các DN, với mức tăng dưới 10% đối với một số mặt hàng thì có thể chấp nhận được.
Lâm Đồng: Phấn đấu có ít nhất 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM năm 2020
Vơi nhưng thanh tưu đa đat đươc trong xây dưng nông thôn mơi (NTM), năm 2020 tỉnh Lâm Đồng sẽ phấn đấu có ít nhất 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM.
Hiên, cac đơn vị đa gưi hồ sơ trình Bộ NNPTNT va tiếp tuc hoan thiên để đươc công nhân huyên NTM.
Hơn 85% xã đạt chuẩn
Lâm Đồng là 1 trong 11 địa phương của cả nước được chọn để thực hiện mô hình thí điểm xã NTM tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng từ cuối năm 2009. Đến nay, qua 10 năm thực hiện chương trình, diện mạo nông thôn đã cơ bản thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.
Đời sống người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: I.T
Điều nay đươc thể hiên qua con số hết sưc thuyết phuc vơi 95/111 xã đạt chuẩn NTM (đat (85,6%). Hiên, Lâm Đồng có 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng được công nhận huyện NTM. Trong đo, Đơn Dương đang thực hiện đề án xây dựng huyện Nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiêp công nghê cao theo hướng thông minh. Ông Nguyễn Đình Khoat - Pho Chánh văn phòng điều phối Chương trinh muc tiêu quốc gia xây dưng NTM tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết năm 2020, địa phương se phấn đấu có 104/111 xã (chiếm 93,69%) đạt chuẩn NTM.
"Du đat đươc nhiều kết qua kha quan, tuy nhiên, khi triển khai thưc hiên con nhiều kho khăn, han chế. Đầu tiên, phai noi đến đo la hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn thiếu sự đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị còn hạn chế. Việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM chưa đồng đều. Đời sống, thu nhập một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn..." - ông Khoat thông tin thêm.
Không ngừng phấn đấu
Hiện nay, bộ máy chỉ đạo chương trình từ tỉnh, huyện, xã đến thôn trên địa bàn cả tỉnh Lâm Đồng vẫn đang được tiếp tục được củng cố, kiện toàn không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.
Ông Nguyễn Minh An - Pho Chu tịch UBND huyên Lâm Ha cho hay, tính đến hết năm 2019, toan huyên đa co 14/14 xa đat chuẩn NTM. Trong đo, xa Gia Lâm đa đươc UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định công nhận xã Gia Lâm đạt chuẩn NTM nâng cao vao thang 4/2020.
Ông An cung cho biết thêm: "Trai qua 10 năm xây dưng NTM, đia phương cho rằng, nhận thức và hành động của nhân dân là yếu tố then chốt trong triển khai, thực hiện chương trình. Do đó, cac đơn vi cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, để nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể, trách nhiệm và quyền lợi của mình, cùng với Nhà nước chung sức xây dựng NTM. Chính vì vây, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần đươc thưc hiên thường xuyên trong qua trình triển khai xây dưng NTM. Hơn nưa, viêc củng cố và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ tạo đà phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân ở nông thôn".
Xe Thành Bưởi lại mất lái gây tai nạn trên đường từ Đà Lạt về TP.HCM Xe khách giường nằm của nhà xe Thành Bưởi khi đang di chuyển từ Đà Lạt về TP.HCM bất ngờ lao qua bên trái đường, gây tai nạn trên Quốc lộ 20. Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 20 địa phận tỉnh Lâm Đồng (ngày 13/10) Theo nguồn tin của báo Giao thông, vào khoảng 12h trưa nay, xe...