Rau củ màu đỏ có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Các loại rau màu đỏ, như cà chua và ớt chuông có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loãng xương và cholesterol cao.
Cà chua là nguồn cung cấp lycopene, vitamin C và kali. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết phytonutrients – thành phần tạo nên sắc đỏ tươi hay đỏ thẫm của rau củ cũng chính là các dưỡng chất thực vật (lycopene, anthocyanin) với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng này đã được chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư, chống lại các bệnh mãn tính và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Theo Healthline, lycopene là chất chống oxy hóa được chứng minh giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ mắt, chống lại bệnh nhiễm trùng. Trong khi đó, anthocyanins được cho là bảo vệ gan, cải thiện thị lực, làm giảm huyết áp và viêm.
Củ cải đỏ
Theo các nhà khoa học, củ cải đường là một trong những loại rau giàu chất chống oxy hóa nhất. Chúng cũng là nguồn tuyệt vời của kali, chất xơ, folate, vitamin C và nitrat. Theo một nghiên cứu gần đây, các loại rau có màu đỏ có thể làm giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và tăng độ bền trong khi tập luyện thể thao.
Cà chua
Cà chua là nguồn tuyệt vời của lycopene, vitamin C và kali. Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, khoảng 85% lycopene có trong khẩu phần ăn đến từ cà chua tươi và các sản phẩm cà chua.
Ớt chuông đỏ
Video đang HOT
Muốn có được lượng vitamin A cần thiết cho mỗi ngày nên bổ sung ớt chuông đỏ vào chế độ ăn. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C cho cơ thể. Vì thế, đây là một lựa chọn tuyệt vời cho chức năng miễn dịch khỏe mạnh và làn da rạng rỡ. Ngoài ra, nồng độ cao của vitamin C cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Ớt hiểm
Để chống lại chứng viêm trong cơ thể, ớt đỏ là lựa chọn tuyệt vời. Tuy cay xé lưỡi, nhưng chất capsaicin trong ớt có thể giúp giảm đau. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu xem chất capsaicin có phải là hợp chất chống ung thư hiệu quả. Thêm ớt vào bữa ăn hằng ngày sẽ giải quyết được nhu cầu bổ sung lượng vitamin C, magiê, đồng, và vitamin A cho cơ thể.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Lợi và hại từ quả sung ai cũng cần biết
Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường.
Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng...
Một số tác dụng từ quả sung
Hạ huyết áp
Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.
Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Quả sung giúp ngừa ung thư và tiểu đường.
Ngừa loãng xương
Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm... có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng
Xuất huyết
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Tụt đường huyết
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Theo Thúy Nga / VTCNews
Củ cải đỏ, thịt chim cút bổ dưỡng không kém nhân sâm Cải củ đỏ giàu vitamin A, B, C, có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng như salad, nấu canh, hầm, bột ăn dặm cho trẻ. Ảnh minh họa: hatgiongdanang. Theo Health Sina, nhân sâm vốn nổi tiếng được biết đến như là loài thực phẩm đại bổ, có công hiệu bổ tỳ, ích phế, dưỡng sinh. Ít người biết rằng củ...