Rau, cây ăn quả được nghe nhạc trong đường hầm bỏ hoang ở Hàn Quốc
Đằng sau cánh cổng xanh bịt kín lối vào đường hầm cao tốc cũ là một nông trại thẳng đứng ngập ánh sáng đỏ.
Cổng vào nông trại Nexton. Ảnh: AP.
Bên trong, cây cối được nuôi trồng theo phương pháp thủy canh, xếp chồng lên nhau theo từng lớp và được chiếu sáng bằng đèn LED hồng, thay vì ánh sáng mặt trời, theo AP.
Cơ sở trồng trọt công nghệ cao này nằm ở huyện Okcheon, miền trung Hàn Quốc. Công ty vận hành cho hay đây là nông trại trong nhà thẳng đứng đầu tiên của thế giới xây dựng trong đường hầm. Nó cũng là nông trại lớn nhất Hàn Quốc và là một trong những cơ sở quy mô lớn nhất thế giới, với diện tích sàn lên tới 2.300 m2.
Nông trại thẳng đứng được coi là giải pháp canh tác tiềm năng trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu, thiếu đất đai và nguồn lực lao động ở những quốc gia có dân số già hóa.
Đường hầm cách thủ đô Seoul khoảng 190 km về phía nam, xây dựng năm 1970 và là một trong những đường cao tốc lớn đầu tiên ở Hàn Quốc. Nó là biểu tượng của công nghiệp hóa, đóng cửa năm 2002. Một công ty nông nghiệp đã thuê lại của chính phủ năm ngoái, biến nó thành “trang trại thông minh”.
Thay vì tiếng ve sầu, bên trong nông trại vang lên tiếng nhạc êm tai từ bài “Ánh trăng tình tứ” của nhà soạn nhạc Pháp Claude Debussy, nhằm kích thích cây trồng sinh trưởng tốt.
“Chúng tôi bật nhạc cổ điển vì rau cũng thích nghe nhạc như chúng ta”, Choi Jae Bin, người đứng đầu NextOn – công ty điều hành nông trại cho biết.
Dave Suh, giám đốc kỹ thuật của NextOn cho hay 60 loại trái cây và rau củ nuôi trồng ở đây được phát triển trong điều kiện tối ưu bằng cách sử dụng hệ thống canh tác và thu hoạch của công ty. Trong số đó, 42 loại được chứng nhận không có thuốc trừ sâu, không có thuốc diệt cỏ và không biến đổi gene (non-GMO). Đường hầm cung cấp nhiệt độ lý tưởng từ 10 đến 22 độ C, cho phép công ty tối ưu hóa các điều kiện nuôi trồng.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định nông trại thông minh ứng dụng công nghệ cao là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững. Mô hình này rất phổ biến tại Dubai và Israel, nơi điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt.
“ Xã hội già hóa và đô thị hóa tăng lên trong lúc lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Hàn Quốc đang co lại”, Son Jung Eek, giáo sư môn Khoa học thực vật ở Đại học Quốc gia Seoul nói. Canh tác thông minh sẽ giải quyết những thách thức này, cũng khiến việc trồng trọt các loại cây có giá trị cao nhưng nhạy cảm với nhiệt độ và điều kiện nuôi trồng được dễ dàng hơn.
Theo thống kê, chỉ 16% diện tích đất của Hàn Quốc được sử dụng cho trồng trọt năm 2016. Dân số nông thôn giảm gần một nửa trong 40 năm qua, dù tổng dân số cả nước tăng gần 40%.
Hồi đầu năm, Bộ Nông nghiệp tuyên bố sẽ đầu tư phát triển nông trại thông minh trên toàn quốc, mở rộng diện tích từ 4.010 ha lên 7.000 ha. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp nhiều thách thức vì chi phí xây dựng cao. NextOn cắt giảm chi phí bằng cách thuê lại đường hầm bỏ hoang và phát triển hệ thống đèn LED của riêng mình và những công nghệ khác.
Choi Jae Bin, người đứng đầu NextOn giải thích về hệ thống canh tác trong nông trại thẳng đứng ở Okcheon, Hàn Quốc. Cạnh Choi là từng tầng lá mè trồng thủy canh. Ảnh: AP.
Công nghệ độc quyền giảm sử dụng nước và năng lượng, cũng như nhân lực, từ đó cắt giảm chi phí hoạt động, Suh cho hay. Bộ cảm biến được lắp đặt ở từng tầng cây trồng sẽ đo các biến số về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2 và mức độ vi bụi để duy trì môi trường tối ưu cho mỗi loại cây. Từ đó, cây sẽ có chi phí nuôi trồng thấp hơn so với trồng rau theo phương pháp hữu cơ truyền thống.
NextOn sẽ bắt đầu cung cấp rau cho một công ty thực phẩm lớn và một chuỗi cửa hàng bánh mỳ bắt đầu từ cuối tháng 8 này. Bước thứ hai của giai đoạn phát triển, công ty sẽ trồng những giống cây cho quả và cây dược liệu giá trị cao trong diện tích còn lại của đường hầm.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo đổi mới đột phá thị trường bằng cách sản xuất hàng loạt và ổn định những cây trồng có giá trị cao”, Suh nói.
Hồng Hạnh
Theo Vnexpress
Cô dâu hủy cưới vì khách không chịu chi tiền mừng
Trong một dòng trạng thái dài lê thê chia sẻ trên facebook mà đến nay đã lan truyền khắp mạng xã hội, Susan viết: "Tôi nói nghiêm túc nhé mọi người, 1000 đô là gì? 1500 đô là gì? Rõ ràng có phải nhiều lắm đâu, có thể thu xếp được và vẫn trong giới hạn ngân sách. Tôi còn biết nhiều người đề nghị đóng góp nhiều hơn..."
Susan lớn lên ở một nông trại và gặp người đàn ông trong mơ của mình từ khi cô mới có 14 tuổi. Ở tuổi 18, hai người đính hôn, không lâu sau thì có em bé.
Để kỷ niệm tình yêu của hai người, Susan muốn một đám cưới tuyệt vời như trong cổ tích, được tổ chức giữa hòn đảo nhiệt đới Aruba, Venezuela. Nhưng đám cưới dự tính sẽ tiêu tốn 60 ngàn đô la Mỹ.
Vì lẽ đó, rất tự nhiên, Susan đề nghị tất cả khách mời sẽ tham dự đám cưới, mỗi người "tặng" cô dâu chú rể 1500 USD.
Hẳn nhiên, phần lớn khách mời đã từ chối. Mối quan hệ của cô dâu với khách mời cũng như mối quan hệ với chính chú rể tương lai vì thế nửa đường đứt gánh.
Đám cưới phải hủy bỏ.
Dẫu vậy, hiện Susan vẫn lên kế hoạch đi chơi vòng quanh Nam Mỹ, không thèm quan tâm đến "những con rắn độc" đã phá hủy đám cưới của cô.
Trong một dòng trạng thái dài lê thê chia sẻ trên facebook mà đến nay đã lan truyền khắp mạng xã hội, Susan lý giải vì sao mọi chuyện đổ vỡ:
"Yêu cầu 1500 đô từ mỗi khách mời của chúng tôi thì có gì là bất thường đâu. Chúng tôi đã nói rõ rồi, nếu không đóng góp được, thì đừng tham gia vào đám cưới của chúng tôi. Đây là bữa tiệc đời người chỉ có một lần.
Tôi nói nghiêm túc nhé mọi người, 1000 đô là gì? 1500 đô là gì? Rõ ràng có phải nhiều lắm đâu, có thể thu xếp được và vẫn trong giới hạn ngân sách. Tôi còn biết nhiều người đề nghị đóng góp nhiều hơn...".
Vì mọi người không nhiệt tình với ý tưởng này, Susan đã phải gây quỹ trên GoFundMe nhưng cũng thất bại.
Những dòng trạng thái dài lê thê của Susan được lan truyền trên mạng xã hội.
Dù ban đầu Susan cũng nhận được vài sự ủng hộ từ gia đình chồng tương lai và bạn thân nhất của mình, nhưng sau đó họ cũng bỏ cuộc.
"Đột nhiên thêm nhiều người muốn bàn lùi, bao gồm cả bạn thân nhất của tôi từ thời thơ ấu, gia đình tôi. Tôi sốc và nhạt nhòa nước mắt. Tệ hơn nữa, chỉ 1 tháng nữa thôi là tới ngày ấn định hôn lễ, việc hủy hôn lại mất thêm hơn 5000 USD", Susan ấm ức trải lòng.
Chồng sắp cưới của Susan vẫn muốn tiến hành hôn lễ nhưng không chi trả nổi nên gợi ý cô cưới ở Las Vegas. "Tôi đã cười vào mũi anh ấy nhưng anh ấy lại nghiêm túc mới kinh", Susan nói.
"Người cũ của tôi rời khỏi phòng và tôi không xin lỗi. Tôi gọi cho phù dâu của mình, trào nước mắt. Thay vì an ủi, cô ấy nói tôi đòi hỏi quá nhiều và nên làm trong ngân sách của mình thôi. Tôi chỉ muốn làm Kardashian có một ngày rồi cả đời sống bình thường. Tôi bảo cô ấy là bạn không ra gì rồi dập máy", Susan viết.
Các phù dâu và bạn của Susan gọi điện đòi lấy lại tiền mừng cưới nhưng cô nói không trả, trừ phi được bù đắp những tổn thất tinh thần.
Huyền Anh
Theo Dân trí
Nuối tiếc duy nhất của cô gái 27 tuổi khi cưới ông già 67 Cô y tá tập sự Jayme Bowen (người Mỹ) gặp ông David khi làm việc cùng nhau ở một nông trại 6 năm trước. Bất chấp những khác biệt lớn, họ tìm thấy tình yêu ngay lập tức từ trong công việc và tình yêu nghệ thuật. Cả Jayme và Davide đều là những người chăm chỉ. Trong khi Jayme làm việc nhiều...