Rau càng cua
Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị béo ngậy của trứng và mùi hăng hăng đặc trưng của mớ rau càng cua mọc sau hè là món ăn khó quên…
Rau càng cua (Peperomia pellucid) họ hồ tiêu – Piperaceae. Rau thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Thuộc nhóm cây thân cỏ, sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn giòn, dai dai của rau làm thành món rau trộn rất ngon. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm…, chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác rất ngon miệng. Là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), nên thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng.
Ảnh: Hạ Huy
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Ở các nước phương tây, người ta xem rau càng cua như một thứ cỏ dại. Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Tại Trung Quốc, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi. Theo Đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém. Ngoài ra rau còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở (giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương; da sẽ mau lành, liền miệng). Cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn khi sử dụng.
Video đang HOT
Lưu ý: trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây rau này bắn vào mắt.
Theo Thanh Niên
[Chế biến]- Bò sốt tiêu
Thịt bò xào với ớt Đà Lạt đã chinh phục được nhiều người sành ăn. Nhưng một ít sốt tiêu đen sẽ làm nên điều mới lạ cho món ăn này.
Bếp trưởng Charle Luk (ảnh) của nhà hàng Hoàng Ngọc Saigon Pearl (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) giới thiệu cách thực hiện món bò sốt tiêu đen theo kiểu Hồng Kông:
Nguyên liệu:
- Thịt bò phi lê: 150 gr
- Tỏi: 5 gr
- Ớt Đà Lạt: 60 gr
- Hành tây: 5 gr
- Nước sốt tiêu đen: 5g (mua ở các siêu thị, cửa hàng bán hàng nhập khẩu)
- Một ít rượu trắng.
Cách làm:
- Thịt bò cắt miếng vuông, tỏi băm nhuyễn, hành tây xắt lát, ớt Đà Lạt cắt miếng vừa ăn.
- Ướp thịt bò với sốt tiêu đen trong 1 giờ.
- Bắc chảo lên bếp, đợi chảo thật nóng thì cho dầu ăn vào, phi tỏi cho thơm rồi cho hành tây và ớt Đà Lạt vào, nêm một ít sốt tiêu đen. Cho ra đĩa.
- Xào thịt bò trên một chảo dầu khác, thịt vừa chín tới thì cho phần nước sốt đã ướp thịt vào. Nêm vừa ăn. Nhanh tay cho vào một ít rượu trắng, đảo thêm vài lần rồi tắt bếp.
- Cho thịt bò lên đĩa hành tây và ớt Đà Lạt.
* Món thịt bò sốt tiêu đen có thể dùng để ăn chơi hoặc ăn với cơm đều được.
Theo TNO
[Chế biến]- Khoai Tây Xào Thịt Bò Thời tiết lạnh giá như thế này thì các món xào sẽ là món ăn rất trôi cơm cho các thành viên trong gia đình bạn đấy. Món Khoai Tây Xào Thịt Bò mà chúng tôi giới thiệu với các bạn hôm nay hi vọng sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho thực đơn bữa tối gia đình bạn hôm nay....