Rau cải trời
Ở các vùng miền núi, có một loại rau mọc tự nhiên và trở nên xanh tốt mỗi khi mùa đông về. Đó chính là rau cải trời.
Mùa cải trời bắt đầu khi những cơn gió lạnh tràn về đến hết mùa xuân. Khi đó trên các nương rẫy, các cánh đồng xa, rau cải trời nhú mầm rồi mọc thành từng đám. Sau khi mọc lên khỏi mặt đất, cây mầm lớn nhanh, độ một tuần sau cây cao khoảng 30 cm thì lá và đọt trở nên mơn mởn, xanh non và tốt tươi.
Thông thường, ta chọn hái phần đọt lá non để chế biến thức ăn. Rau cải trời dễ tính, chế biến món gì ăn cũng thơm ngon, giàu hương vị. Ngày đó, tôi còn nhớ mỗi khi trời trở lạnh, mẹ đội nón ra đồng, chọn những chỗ đất vừa mới dọn đốt xong, rau cải trời mọc trên nền đất tro than tươi tốt mẹ hái về. Mỗi bữa một cách chế biến khác nhau nhưng thật đơn giản. Làm gì có thịt bò, thịt heo mà mẹ chỉ xào hoặc nấu canh kèm với bông bí, mướp non; cũng có lúc luộc chấm nước mắm giã với cây ngò thơm… Dù chế biến kiểu gì, rau cải trời vẫn cho một màu xanh ngắt, có hương thơm riêng. Đặc biệt, mùi vị của loại rau này rất dễ chịu.
Video đang HOT
Ngày đó cuối những năm 1980 cuộc sống còn nghèo, được ăn cơm gạo lúa đỏ với rau cải trời mỗi độ đông về thì không gì ngon bằng. Nồi cơm gạo đỏ mới nấu mở ra thơm dẻo, hạt gạo chín căng tròn, cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm đơn giản với món rau cải trời, thế mà ấm lòng, chắc dạ, nhớ đời.
Mùa đông, do trời mưa dầm dề, các loại rau khác kém phát triển, chỉ có rau cải trời xanh tốt. Một phần cũng vì thế, nó giúp rất nhiều người sống ở quê đi qua thời khốn khó. Những mùa đông, những bữa cơm rau cải trời xa lắc bây giờ nhớ lại cảm thấy nao lòng. Bây giờ ở quê, rau cải trời vẫn còn như xưa. Có điều, do cuộc sống khấm khá, rau cải trời không còn là rau chủ lực trong bữa ăn nữa, song nó cũng thường có mặt trong các bữa ăn gia đình ở miền quê.
Mỗi lần đông đến, thèm rau cải trời, tôi gọi chị ở quê ra đồng hái rồi gửi lên cho. Vẫn chế biến đơn giản theo kiểu ngày xưa, bữa ăn nào có loại rau này, cả gia đình tôi đều ăn thật ngon lành.
Theo thanh niên
Lạ mà ngon với lẩu hoa đồng nội
Mỗi một vùng đất, thiên nhiên đều ban tặng cho con người những sản vật đặc biệt khiến chỉ cần nhắc đến thôi chúng ta đều biết đó là nơi nào.
Miền Tây Nam Bộ là một bình nguyên bao la bát ngát với đặc trưng khí hậu vùng nhiệt đới nắng dãi mưa dầu. Tuy là thế nhưng những sản vật nơi đây lại rất đa dạng, dồi dào. Chính vậy, về miền Tây, người ta vẫn thường nghe nhắc đến một số món ăn khoái khẩu rất đặc trưng với nhiều loại hải sản và vô số loại hoa đồng nội như: bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình... tạo vị ngon đặc sắc.
Lẩu hoa đồng nội (Ảnh minh họa)
Và rất đơn sơ, giản dị, từ những loại hoa tưởng chừng như riêng biệt ấy, đã có một sự kết hợp rất ngẫu nhiên để rồi cho ra đời một món ăn đặc sắc, nếu thử một lần chắc chẳng thế nào quên được hương vị: Món lẩu hoa đồng nội.
Khi lẩu hoa đồng nội được nhiều người biết đến hơn, người ta cũng học cách làm, tuy có thể thiếu nhiều các loại hoa của miền Tây nhưng hương vị cũng ngon chẳng kém. Nếu có hứng thú tìm hiểu và khám phá hương vị của món lẩu này, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây nhé. Sự mộc mạc, giản dị từ các loại hoa được đem vào ăn cùng với lẩu sẽ khiến người thưởng thức cảm thấy vô cùng thích thú.
Theo Eva
[Chế biến] - Lẩu cua đồng nấu thơm Món lẩu cua đồng hấp dẫn ở nước dùng ngọt với sự kết hợp hài hòa của thơm (dứa) tươi và cua đồng lựt xựt rất thú vị. Nguyên liệu: Bún tươi: 1kg Cua đồng: 800gr Thịt cua & giò sống: 300gr Thịt xay: 100gr Cà chua: 300gr Rau muống bào: 300gr Hoa chuối bào: 100gr Bông súng, bông bí: 200gr 1 trái...