Rau cải dại, vị thuốc quý đầu xuân
Rau cải dại được ứng dụng cả trong Đông y và Tây y làm thuốc cầm máu, lợi tiểu, tiêu viêm…
Đặc điểm và công dụng của rau cải dại
Rau cải dại, tên khác là tề thái, địa mễ thái, cỏ tâm giác, tên khoa học là Capsella bursa pastoris (L.) Medic.,thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae)..
Rau cải dại màu xanh lục, có thân gầy nhỏ, có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ.
Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa nhỏ 4 cánh màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá.
Đầu xuân nở hoa, nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Rau cải dại có công dụng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng.
Theo Đông y: Rau cải dại có vị ngọt nhẹ, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng hòa vị, lợi thủy, chỉ huyết, minh mục. Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu đục, thổ huyết, tiện huyết, băng huyết, mắt sưng đỏ đau, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều…
Trong Bản thảo cương mục ghi: Rau cải dại có khả năng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày, rễ và lá đốt thành than chữa xích bạch lỵ; hạt minh mục (làm sáng mắt) chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Trong cây có axit fumaric và nhiều muối kaki, ngoài ra trong rau cải dại còn có cholin với vitamin K.
Rau cải dại có một số tác dụng chủ yếu, như hạ huyết áp; giãn huyết quản, tăng lượng máu qua động mạch vành; Cao lỏng rau cải dại có tác dụng trên tử cung cô lập gây co bóp rõ rệt; axit bursic có tác dụng cầm máu, hạ nhiệt; hưng phấn hô hấp, làm lành vết loét, lợi niệu. Ngoài ra, rau cải dại còn có thể chống động kinh và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.
Một số bài thuốc từ rau cải dại:
Video đang HOT
Hỗ trợ điều trị ho ra máu:
Rau cải dại tươi 60g; sắc nước uống thay trà.
Hố trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, đau đầu, xuất huyết đáy mắt:
Rau cải dại khô 30g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị lao thận:
Rau cải dại tươi 60g, khô 30g, nước 400ml sắc còn 200ml; đập 1 quả trứng gà vào, đun lại cho chín; ăn trứng uống nước thuốc.
Hỗ trợ điều trị toàn thân phù thũng, đau tức ngực:
Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g, sắc nước uống thay trà.
Các trường hợp kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng bài: Rau cải dại khô 40g, nước 200ml, sắc còn 100ml; chia 3 lần uống trong ngày.
Rau cải dại hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g, thịt lợn nạc 120g; nấu canh ăn.
Các trường hợp sản hậu xuất huyết:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g; sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ lâu ngày:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, khô 30g; sắc nước, thêm đường đỏ, chia uống trong ngày.
Các trường hợp nội thương thổ huyết:
Dùng bài: Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g; sắc nước uống.
Giúp lợi niệu, trị tiểu đục, đái ra dưỡng chấp:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 40g, khô 20g, sắc nước uống; Dùng liên tục trong 20 – 30 ngày; hoặc có thể dùng cao lỏng cải dại mỗi lần 3ml, ngày 2 lần.
Dự phòng dịch viêm não:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g: sắc nước uống. Uống cách nhật hoặc sắc uống 2 – 3 lần/tuần; dùng liền 3 tuần.
Dự phòng bệnh sởi:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 100g, bạch thái căn 200g; sắc nước uống. Chia 2 – 3 lần, uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Chữa trẻ lên sởi hỏa thịnh:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, ngó sen 30g; sắc nước uống. Chia 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa... Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,...
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
7 món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bách hợp Bách hợp có tác dụng nhuận phế, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu...; dùng chữa ho lao thổ huyết, hư phiền hồi hộp, tim đập mạnh, phù, thũng. 1. Đặc điểm của vị thuốc bách hợp Bách hợp còn có tên gọi khác là cây tỏi rừng (Sơn Pha, Sơn Đông, Lạng Sơn). Tên khoa học Lilium brownii F....