Rất nhiều giáo viên phổ thông làm việc không đủ 8 giờ/ngày tại trường
Mọi cán bộ, công chức viên chức có thể làm thêm nhưng hầu hết đều phải làm ngoài giờ, còn việc giáo viên làm thêm giờ hành chính để thu tiền là vấn đề đáng bàn.
Thời gian làm việc của giáo viên theo tiết dạy hay theo giờ hành chính như các cán bộ, công viên chức khác là một vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều hiện nay.
Thực trạng nhiều giáo viên ở các trường phổ thông lấy giờ hành chính để dạy thêm, bán hàng, hay làm các việc khác,… dẫn đến không còn thời gian để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục khác gây nhiều ý kiến trái chiều và bức xúc trong dư luận.
Mọi cán bộ, công chức viên chức khác có thể làm thêm nhưng hầu hết đều phải làm ngoài giờ, còn việc giáo viên làm thêm giờ hành chính để thu tiền, hưởng lợi là vấn đề đáng bàn.
Thời gian làm việc của giáo viên phổ thông tại trường
Tại các trường phổ thông, đa số giáo viên giảng dạy theo tiết quy định mỗi tuần như giáo viên tiểu học đến giáo viên trung học phổ thông từ 15 tiết/tuần đến 23 tiết/tuần.
Cụ thể, tại Điều 6 văn bản hợp nhất Số: 03/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy của giáo viên như sau:
” Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.[...]”
Có nên bắt buộc giáo viên phổ thông làm việc 8 giờ ngày tại trường? (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Lã Tiến)
Video đang HOT
Về nhiệm vụ của giáo viên thì giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của luật Giáo dục, Luật Viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Về thời gian làm việc tại trường hiện nay quy định tại các văn bản chưa được rõ, đa số giáo viên chỉ dạy đủ số tiết quy định trên và thực hiện các công việc khác theo phân công.
Hiện nay chỉ có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các nhân viên làm việc theo giờ hành chính 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần, các giáo viên còn lại đa số đều chỉ thực hiện công việc theo số tiết quy định.
Ví dụ một giáo viên dạy trung học phổ thông mỗi tuần quy định 17 tiết thì chỉ cần dạy 4-5 buổi mỗi tuần, có giáo viên nếu phân công dạy ngày chỉ khoảng 2-3 ngày/tuần.
Thời gian dạy trên lớp không nhiều nhưng nhiều giáo viên cho rằng không có thời gian nghiên cứu khoa học, soạn giáo án, kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, không có đủ thời gian chấm bài, không có thời gian tham gia các hoạt động phong trào, trải nghiệm và hướng dẫn học sinh trải nghiệm, sinh hoạt chuyên môn, hội họp, chuyên đề,…
Thực tế có nhiều giáo viên sau khi dạy hết tiết định mức theo quy định, phân công hầu như dành thời gian còn lại làm các việc khác như dạy thêm, bán hàng, công việc cá nhân, gia đình,…nên nhiệm vụ bị chậm trễ, không hiệu quả.
Khi nhà trường càn tham gia hoạt động, phong trào,… do giáo viên đã nghỉ ở nhà nên việc điều động, phân công giáo viên giải quyết công việc vô cùng khó khăn.
Tăng lương và làm việc 8 giờ/ngày tại trường là tất yếu
Theo quy định hiện nay, giáo viên mặc dù giảng dạy theo các tiết định mức quy định tuy nhiên thời gian còn lại đáng lý giáo viên phải thực hiện các công việc khác theo quy định, tuy nhiên nhiều giáo viên lấy giờ hành chính để dạy thêm, để bán hàng, thậm chí thực hiện các việc vi phạm pháp luật,… gây bức xúc trong nhân dân.
Nhiều giáo viên cho rằng không có thời gian nghiên cứu khoa học, soạn giáo án, kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, không có đủ thời gian chấm bài, không có thời gian tham gia các hoạt động phong trào, trải nghiệm và hướng dẫn học sinh trải nghiệm, sinh hoạt chuyên môn, hội họp, chuyên đề,…
Thực tế do giáo viên lấy giờ hành chính thực hiện các công việc khác dẫn đến hết quỹ thời gian, nên các nhiệm vụ thực hiện chậm trễ, không đồng bộ, không hiệu quả, khó kiểm tra giám sát của tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,…
Để chấm dứt việc giáo viên không làm hết hoặc thực hiện công việc chậm trễ hạn chế giáo viên vi phạm về thời gian, giáo viên dạy thêm giờ hành chính,… thì việc quy định mỗi giáo viên làm việc giờ hành chính là một vấn đề tất yếu.
Nếu giáo viên cùng vào trường làm việc 8 giờ/ngày theo giờ hành chính thì đa số mọi công việc trên được giáo viên thực hiện tốt, giáo viên sẽ được tham gia hoạt động tập thể nhiều hơn, sinh hoat chuyên môn nhiều hơn, các hoạt động trải nghiệm nhiều hơn, công việc chấm, trả bài cho học sinh,…sẽ được đảm bảo.
Khi đó đương nhiên tinh thần đoàn kết trong trường sẽ tăng lên, giáo viên làm việc hiệu quả hơn, học sinh chắc chắn sẽ học tốt hơn, thương yêu thầy cô hơn, bạo lực học đường cũng từ từ biến mất.
Tôi cho rằng giáo viên làm việc giờ hành chính tại trường chính là điều mà phụ huynh mong muốn và được một số giáo viên mong muốn để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giáo viên làm việc giờ hành chính tại trường thì đa số mọi công việc của giáo viên được giải quyết, hạn chế tình trạng giáo viên dạy thêm, học sinh cũng hạn chế học thêm mà thay vào đó là tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, thể dục thể thao, tự học,… dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên cũng như mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác đều phải bình đẳng trước pháp luật, mọi người đều được thụ hưởng chính sách lương, phụ cấp, thưởng,…theo quy định của pháp luật và mọi người phải làm việc giờ hành chính, phải toàn tâm toàn ý, có trách nhiệm với công việc.
Mọi việc được giải quyết tại trường, khi thực hiện công việc tại trường sẽ có giáo viên khác thảo luận, trao đổi nên chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ nâng lên.
Bên cạnh đó, việc tăng lương giáo việc làm cấp thiết, hiện nay lương giáo viên còn thấp nên việc yêu cầu giáo viên thực hiện 8 giờ/ngày sẽ chưa phù hợp.
Do đó, tăng lương và giáo viên làm việc 8 giờ/ngày theo giờ hành chính là 2 mệnh đề song song, thực hiện đồng bộ.
Hiện nay, lương giáo viên trả theo kiểu cào bằng, giáo viên lớn tuổi lương cao, giáo viên trẻ thấp, không theo hiệu quả công việc,…
Mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu trả lương theo hiệu quả công việc, giáo viên nào dành nhiều thời gian, tâm huyết và hiệu quả hơn thì được trả lương cao hơn có như vậy mới thúc đẩy mọi giáo viên cố gắng làm việc để chất lượng tốt hơn.
Việc quy định giáo viên làm việc tại trường giờ hành chính tại trường nhằm giải quyết nhiệm vụ của giáo viên và các nhiệm vụ khác tại trường là một trong những cách để giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc hiện nay cũng là cách để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Việc thay đổi trên, nhất là đối với giáo viên tôi cho rằng sẽ khó tuy nhiên vì lợi ích của giáo dục, lợi ích của học sinh việc thay đổi thời gian làm việc của giáo viên nên được nghiên cứu thông qua hiệu quả ngay từ bây giờ để đảm bảo học sinh, giáo viên là người thụ hưởng những điều tốt đẹp mà giáo dục mang lại.
Thực trạng dạy thêm, học thêm trái phép, tràn lan hay bạo lực học đường sẽ giảm bớt đáng kể khi giáo viên làm việc 8 giờ/ngày theo giờ hành chính và học sinh được học 2 buổi/ngày.
Do đó, theo quan điểm cá nhân người viết cho rằng phải tiến tới việc giáo viên giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ tại trường trong giờ hành chính, nên việc quy định giáo viên đi theo giờ hành chính là cần thiết.
Thông qua bài viết, rất mong nhận được nhiều ý kiến quan tâm, trao đổi, đóng góp của quí bạn đọc trong cả nước về vấn đề quy định giáo viên làm việc 8 giờ/ngày trong giờ hành chính tại cơ quan để cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và có giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
Giáo viên dạy thêm thu nhập cả trăm triệu mỗi tháng là chuyện bình thường?
"Một thầy giáo dạy giỏi mà học sinh có nhu cầu học để phát triển tri thức, học sinh nộp tiền xin học và giáo viên đó có thể kiếm được 50-80 triệu đồng/tháng là chuyện bình thường nếu giữa bên học và bên dạy thoải mái." - Tiến sĩ Lê Thống Nhất chia sẻ.
Trước câu hỏi "nóng: "Giáo viên dạy học vì tiền hay vì học sinh?", trong chương trình 30 phút cùng VOV2, chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Lê Thống Nhất cho rằng điều đó tùy thuộc vào từng trường hợp, từng giáo viên.
Dạy thêm phải theo quy định chứ không phải theo giá chợ đen
TS Lê Thống Nhất thừa nhận, khi còn là sinh viên, ông cũng đi dạy thêm. Nhưng việc dạy thêm khi đó chủ yếu để rèn luyện bản thân, là thử thách nghề nghiệp chứ không hề có tiền. Sau mỗi buổi dạy, gia đình thường chỉ nấu cho bát mì tôm.
TS. Lê Thống Nhất cho rằng, dù lương có 20 triệu/tháng thì nhiều giáo viên vẫn đi dạy thêm.
Nhưng sau khi ra trường đồng lương giáo viên eo hẹp trong khi gánh nặng gia đình đặt lên vai buộc ông phải đi dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. "Thập kỷ 80, 90 rất khó khăn. Nên lúc đó động cơ đi dạy thêm là vì tiền. Nhưng dù dạy thêm vì tiền thì chất lượng giảng dạy phải xứng đáng với đồng tiền mà học sinh bỏ ra." - TS Lê Thống Nhất chia sẻ.
Nếu một thầy giáo dạy giỏi mà học sinh có nhu cầu học để phát triển tri thức, học sinh có thể nộp tiền để xin học. Bằng sức lao động, bằng trí tuệ giáo viên có thể kiếm được 50-80 triệu/tháng là chuyện bình thường nếu giữa bên học và bên dạy thoải mái.
Tuy nhiên, theo TS Lê Thống Nhất dạy thêm đáng bị lên án khi nó bị biến tướng. Trò không có nhu cầu học nhưng bằng nhiều động tác "nghệ thuật" để học sinh không muốn học vẫn phải học.
"Tôi từng biết một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 có 60 em. Cô chia lớp ra thành 2 nhóm mỗi nhóm 30 em. Mỗi tuần học thêm cô 2 buổi, mỗi buổi 150 nghìn đồng. Tính ra mỗi tháng giáo viên đó nhẹ nhàng thu về 72 triệu. Ngay như tôi đã từng phải viết đơn để con tôi được đi học thêm. Trước đây, cháu chỉ đạt 6-7 điểm nhưng sau một tháng học thêm điểm số có thể lên 8-9. Tôi nghĩ đây không phải vì sự tiến bộ của học sinh mà là giáo viên đã dùng điểm số để đẩy học sinh vào con đường học thêm." - Ông Nhất bức xúc.
Trước câu hỏi, nếu thu nhập giáo viên đạt 20 triệu/tháng thì giáo viên có đi dạy thêm? TS Lê Thống Nhất cho rằng, không chỉ giáo viên mà bất cứ người nào trong xã hội thu nhập có 20 triệu/tháng thì vẫn tìm cách để tăng thu nhập. Bởi nếu muốn mua một căn hộ 3-4 tỷ thì lương 20 triệu/tháng chưa ăn nhằm gì. Cho nên nếu nghĩ thu nhập 20 triệu/tháng giáo viên ngừng dạy thêm sẽ không đúng vì khát vọng trong cuộc sống bây giờ rất cao.
Cũng theo TS Lê Thống Nhất, các văn bản quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đã đầy đủ từ Bộ GD&ĐT đến các Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, cần phải phân biệt những trường hợp nào dạy thêm cần ngăn chặn và những trường hợp nào dạy thêm là hợp pháp chứ không thể cấm tất cả các hoạt động dạy thêm.
Ngay trong các văn bản của Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, nhà trường tổ chức dạy thêm cho hai đối tượng, học sinh yếu để cải thiện trình độ học sinh và bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng cao hơn. Nhưng chuyện bồi dưỡng này phải theo quy định chứ không phải thu bao nhiêu cũng được như giá chợ đen. Văn bản có đủ rồi chỉ có điều là chuyện đó ai giám sát?
Phải tách việc dạy thêm ra khỏi trường học
Chia sẻ về vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương cho rằng, hiện nay chỉ có số ít giáo viên dạy thêm vì sự tiến bộ của học sinh. Còn phần lớn giáo viên dạy thêm vì sinh kế của chính mình. Bởi nếu muốn trợ giúp học sinh thì có nhiều hình thức khác nhau chứ không nhất thiết phải dạy thêm.
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương: "Bản thân từ "dạy thêm" đã nói lên nhiều điều. Nó là gá vào cái chính, nếu bỏ đi thì phần chính vẫn còn. Ở nước ngoài để hỗ trợ học sinh yếu giáo viên sẽ tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh và việc phụ đạo đó nó nằm trong chương trình chứ không phải là đóng tiền cho giáo viên, cho nhà trường."
Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương, mưu sinh là nhu cầu chính đáng của mọi người nên nếu mức lương không đảm bảo thì bằng cách này hay cách khác người lao động vẫn phải xoay ra làm việc khác. Ngay cả những giáo viên lương thiện nhất vẫn ăn cắp thời gian và dành trí tuệ của mình để kiếm tiền. Do vậy cần phải lo cho giáo viên mức lương đủ sống để họ trang trải sinh hoạt gia đình yên tâm công tác.
Tuy nhiên, điều quan trọng theo thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương là cần phải tách việc dạy thêm và vai trò của giáo viên trong dạy thêm ra khỏi hệ thống trường học quốc dân. Giáo viên biên chế, hợp đồng dài hạn ở trường công không được phép dạy thêm. Còn trường tư là sự thỏa thuận giữa chủ lao động và người lao động. Giao vien đi day them la nhung giáo viên đoc lap, giao vien ve huu hay thuoc quyen quan ly cua cac trung tam./.
Giáo viên Hải Dương phản ánh không được hưởng phụ cấp dạy trẻ khuyết tật Thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương gần 10 năm chưa được hưởng chế độ phụ cấp dạy trẻ khuyết tật hòa nhập không chỉ là một thiệt thòi lớn đối với thầy cô... Gần 10 năm trôi qua, các thầy cô giáo ở tỉnh Hải Dương chưa 1 lần được nhận phụ cấp dạy trẻ khuyết tật hòa nhập kể...