Rất nghiêm trọng, lũ khốn “Học giả” Trung Quốc sang Việt Nam ăn cắp
Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu làm việc ở Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.
Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.
Từ nay Viện NC Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Đáng lẽ phải trục xuất, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!
Bộ Tư pháp Mỹ truy tố một nhóm điệp viên Trung Quốc cố tình ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ tại thành phố Tô Châu.
Đây là cáo buộc thứ 3 trong vòng chưa đến hai tháng của Bộ Tư pháp Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động ăn cắp bí mật công nghệ được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo cáo buộc này, 10 người trong đó có các đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô đã tìm cách thâm nhập vào hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu.
Hai công ty này đều sản xuất động cơ phản lực cho các máy bay thương mại. Nhóm này cũng nhắm tới các công ty Mỹ khác sản xuất bộ phận cho 2 công ty nói trên.
Một động cơ phản lực cánh quạt được sản xuất bởi GE Aviation được sử dụng trên máy bay Boeing 747. Ảnh:
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết vụ việc nhiều khả năng diễn ra trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2015. Ông John Brown, đặc vụ phụ trách văn phòng FBI tại San Diego, nhận định: “Mối đe dọa từ các hoạt động tấn công mạng được bảo trợ bởi chính phủ Trung Quốc là có thật và diễn ra liên tục”.
Trong số 12 công ty bị nhắm đến, 8 có trụ sở tại Mỹ, chuyên về công nghệ hàng không vũ trụ và những “cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng” khác. Ngoài ra danh sách còn có hai công ty Pháp và một công ty Anh, đều là những công ty liên quan đến lĩnh vực hàng không. Cái tên cuối cùng là một công ty công nghệ Australia cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
10 người Trung Quốc trong cáo buộc này đã sử dụng rất nhiều cách để thâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty trong danh sách, trong đó có việc cài đặt nhiều chuỗi phần mềm độc hại để chuyển dữ liệu, sử dụng website của các công ty để hack dữ liệu người dùng, và tìm cách thâm nhập qua công ty đăng ký tên miền. Hai đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc được nêu tên trong cáo buộc này là Zha Rong và Chai Meng.
Những người này được cho là nhắm đến loại động cơ phản lực cánh quạt sản xuất bởi liên doanh của một công ty Pháp có văn phòng tại Tô Châu và một công ty Mỹ. Cáo buộc nhận định mục đích của việc này là để cung cấp dữ liệu quan trọng cho các công ty Trung Quốc, để họ có thể sản xuất một động cơ tương tự mà không phải bỏ tiền và thời gian nghiên cứu.
Ngành hàng không là một trong những trọng tâm phát triển trong kế hoạch “Made in China 2025″ của chính phủ Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng ngành này đang tụt lại khá xa so với các đối thủ Mỹ và châu Âu. Ảnh: AP
Cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra chỉ hơn 2 tuần sau khi bộ này thông báo một vụ dẫn độ “chưa từng có tiền lệ” diễn ra ở Bỉ với một nhân viên tình báo của Bộ An ninh tại tỉnh Giang Tô. Người này được cho là đã có ý định đánh cắp bí mật thương mại của General Electric Aviation và một số công ty hàng không khác của Mỹ.
Xu Yanjun được đặc vụ Mỹ dụ đến Bỉ và bị bắt tại đây vào ngày 1/4 trước khi bị dẫn độ tới Mỹ với sự giúp đỡ của nhà chức trách Bỉ. Người này bị buộc tội tìm cách “đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm của một công ty Mỹ đứng đầu trong lĩnh vực hàng không”, theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ vào ngày 10/10.
Trung Quốc từ lâu đã coi hàng không là ngành quan trọng trong kế hoạch mang tên “Made in China 2025″ để biến nước này thành quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng các chuyên gia cho rằng công nghệ hàng không của nước này đang tụt hậu, đi sau 20-30 năm so với các quốc gia khác.
Theo thaotin.net
Phó Cục trưởng C50 vừa tử vong từng báo cáo phá 3 chuyên án bắt bạc
Cách đây hơn 2 năm, Đại tá Võ Tuấn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) từng báo cáo về 3 chuyên án bắt bạc lớn tại Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an).
Đại tá Võ Tuấn Dũng (ảnh IT).
Như Dân Việt thông tin, sáng nay (4.5), Đại tá Võ Tuấn Dũng được phát hiện chết trong phòng làm việc tại trụ sở Bộ Công an (47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội). Tính tới 13 giờ cùng ngày, Bộ Công an chưa chính thức lên tiếng xung quanh vụ việc này.
Trong sáng nay, khi trao đổi với PV, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, ông chưa nhận được thông tin về vụ việc.
Đại tá Võ Tuấn Dũng là người không xuất hiện nhiều trên báo chí. Tên tuổi của vị Phó Cục trưởng này chỉ xuất hiện dồn dập sau cái chết bất ngờ của ông vào sáng nay.
Cách đây hơn 2 năm, tại buổi lễ khen thưởng thành tích của C50 khi xuất sắc khám phá 3 chuyên án đánh bạc với tổng số tiền gần 9 nghìn tỷ đồng. Tại buổi lễ này, Đại tá Võ Tuấn Dũng đã báo cáo tóm tắt 3 chuyên án lớn.
Trong 3 chuyên án đáng chú ý chuyên án C50 phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương triệt phá đường dây đánh bạc tại Hải Dương. Đường dây này do đối tượng Bùi Khắc Hiền, trú tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội cầm đầu; phối hợp với Công an TP Hải Phòng làm rõ các đối tượng đánh bạc, đại lý và đặc biệt đã xác định đối tượng cầm đầu đường dây này chính là đối tượng Bùi Khắc Hiền (là đối tượng cầm đầu đường dây tội phạm tại Hải Dương).
Theo tường thuật của báo Công an Nhân dân, sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin tài liệu và có đủ căn cứ phá án, C50 đã phối hợp với Công an TP. Hải Phòng, Công an tỉnh Hải Dương, Công an TP. Hà Nội đồng loạt phá án tại 4 địa điểm, bắt, khám xét khẩn cấp đối với 23 đối tượng trong hai đường dây tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet trong đó có Bùi Khắc Hiền là đối tượng chính của hai chuyên án. Đã thu giữ nhiều tiền và tài sản cùng nhiều giấy tờ sổ sách liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng.
Tại sự kiện Security World 2016, Đại tá Võ Tuấn Dũng cho biết, Việt Nam đã được dự báo có thể là một trong những khu vực nóng bỏng về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Dữ liệu của hãng bảo mật Symantec cho thấy, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Những hoạt động đe dọa nhắm vào cơ quan doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam bao gồm: tấn công có chủ đích, các mối đe dọa trên thiết bị di động, phát tán mã độc, virus và đánh cắp dữ liệu.
"Nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin chính từ các biện pháp quản lý bảo mật kém, nhiều lỗ hổng, dễ phá giải hoặc người sử dụng có quyền truy cập hệ thống nắm được các điểm yếu hay vô tình tạo cơ hội cho người khác truy cập đánh cắp dữ liệu" - Đại tá Dũng khẳng định.
Trả lời phỏng vấn báo Pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm đánh bạc vào dịp sự kiện bóng đá quốc tế lớn, Đại tá Võ Tuấn Dũng cho biết, vào mùa Euro, các chiến sĩ phải ngồi lì bên máy tính, lên diễn đàn nắm thông tin, kiểm soát các website xem đã ngăn chặn được đầy đủ chưa, có trang nào mới "khai sinh" để có biện pháp kịp thời...
Ông cho biết thêm, các đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá trên mạng Internet là loại tội phạm có áp dụng những công nghệ mới vào việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, nó đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra của các địa phương trong công tác thu thập chứng cứ và chứng minh hành vi phạm tội.
Theo Danviet
Phó cục trưởng C50 chết trong phòng làm việc Theo nguồn tin, Đại tá Võ Tuấn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội pham sử dụng công nghệ cao (C50), chết trong phòng làm việc. Sáng nay, (4-5), Đại tá Võ Tuấn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội pham sử dụng công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an được phát hiện...