Rất nên lập lại Bộ Giáo dục

Theo dõi VGT trên

Lập lại Bộ Giáo dục, chuyển nhiệm vụ đào tạo của Bộ GD&ĐT về Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN); chuyển hoạt động đào tạo nghề từ Bộ LĐTB&XH sang Bộ KH Bộ KH&CN sẽ đổi tên thành Bộ KH-CN&ĐT là đề xuất của Bộ Nội vụ với Chính phủ đang được các chuyên gia và dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Rất nên lập lại Bộ Giáo dục - Hình 1

Giờ thực hành của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Cần có đề án, nghiên cứu cặn kẽ

Trao đổi về những đề xuất trên, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết: Phương án nào cũng có ưu và nhược điểm. Việc kết hợp khối khoa học công nghệ với trường đại học (ĐH) đã có nhiều quốc gia thực hiện và ở nước ta cũng đã không ít lần được đưa ra bàn tại các kỳ họp Quốc hội nhưng chưa thuyết phục được đại biểu. Vì thế, vấn đề mô hình như hiện nay, đó là Bộ GD&ĐT quản lý phổ thông và gắn với ĐH. “Tôi thấy, đề xuất của Bộ Nội vụ chuyển mảng đào tạo từ Bộ GD&ĐT sang Bộ KH&CN là có lý bởi giáo dục ĐH là trình độ cao, gắn với nghiên cứu khoa học sẽ phù hợp. Còn ghép đào tạo nghề ở Bộ LĐTB&XH vào Bộ KH&CN là đề xuất kỳ lạ” – ông Trọng Thi nói. Và cũng lưu ý, cần có đề án và điều quan trọng phải được trình bày một cách cặn kẽ, phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiều nước, như Nhật Bản thực hiện một bộ quản lý đa ngành vì phù hợp với năng lực bộ máy của họ. Nhưng nước ta mà bắt chước Nhật Bản thì hỏng, bởi năng lực không được như họ. Tóm lại, năng lực đến đâu, xây dựng bộ máy đến đó cho phù hợp.

Trước những ý kiến băn khoăn về việc mảng đào tạo nghề do Bộ LĐTB&XH quản lý chuyển sang Bộ KH&CN là không phù hợp, ông Trần Xuân Nhĩ đã có những phản hồi: Có cậu học sinh lớp 3 đã chế tạo được máy. Không chỉ từ những người có trình độ cao nghiên cứu những máy móc cao siêu, mà từ những cái đơn giản nhất. Đào tạo nghề và giáo dục ĐH là hệ thống liên thông với nhau, có sự thống nhất.

Cũng bàn về câu chuyện điều chuyển nhiệm vụ, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm đề nghị: Mảng đào tạo ĐH ở Bộ GD&ĐT nên chuyển về Bộ KH&CN để các trường có điều kiện thúc đẩy nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất. Hơn nữa, hiện đang là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, rất cần các trường ĐH ưu tiên nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ đào tạo nghề do Bộ LĐTB&XH đang quản lý chuyển về Bộ GD&ĐT để có sự quản lý giáo dục theo hệ thống từ mầm non, phổ thông, trường nghề. Khi đó, Bộ LĐTB&XH làm chính sách, đánh giá kết quả đào tạo giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, ĐH một cách khách quan. Đồng thời, Bộ LĐTB&XH đưa ra kế hoạch nguồn nhân lực chung cho xã hội.

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm làm quản lý và nghiên cứu về giáo dục, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT Lê Viết Khuyến đề nghị khoa học phải gắn với trường ĐH. Dù phương án nào đưa ra cũng phải mang tính hệ thống. Kinh nghiệm ở nhiều nước, giáo dục gồm cả đào tạo và giáo dục. Vì thế, ông Lê Viết Khuyến không tán thành với đề xuất của Bộ Nội vụ. Ông cho rằng, chuyển mảng ĐH sang Bộ KH&CN chỉ tiện quản lý nhưng cơ cấu đào tạo nhân lực không đồng bộ, bị chia tách. Theo ông Khuyến, để có tầm nhìn hệ thống, phương án quản lý tốt nhất là thực hiện mô hình như Thái Lan, giáo dục gồm 3 mảng: phổ thông, ĐH và dạy nghề. Như thế đúng nghĩa với phạm trù của giáo dục. Mảng đào tạo nghề do Bộ LĐTB&XH đang quản lý nên chuyển về Bộ GD&ĐT.

Cân nhắc để có phương án hợp lý

Nhiều năm trước, giáo dục nước nhà thuộc 4 bộ và cơ quan khác nhau: Bộ GD, Bộ ĐH và trung học chuyên nghiệp (THCN), Ủy ban bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, Tổng Cục dạy nghề. Đến năm 1985, Nhà nước sáp nhập thành 2 bộ: Bộ Giáo dục nhận Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, để tên là Bộ GD; Bộ ĐH và THCN nhận Tổng cục dạy nghề, vẫn giữ tên Bộ ĐH và THCN. Đến năm 1990, Bộ Giáo dục và Bộ ĐH và THCN sáp nhập thành một mang tên Bộ GD&ĐT. Từ đó đến nay 30 năm có nhiều ý kiến đề xuất khác nhau, nhưng mô hình Bộ GD&ĐT vẫn giữ nguyên. Vì thế, khi biết thông tin Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ lập lại Bộ GD, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc thấy rất hợp lý. “Bộ GD được lập lại sẽ đảm nhiệm giáo dục mầm non và phổ thông; giáo dục ĐH có thể chuyển về Bộ KH&CN… Nếu cứ để như hiện nay, Bộ GD&ĐT phụ trách giáo dục ĐH, Bộ LĐTB&XH quản lý đào tạo nghề rất bất hợp lý” – ông Phạm Minh Hạc nhận định. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc còn chỉ ra sự bất cập, Bộ GD&ĐT quản lý giáo dục mầm non, phổ thông và cao đẳng, ĐH là hai hướng phát triển. Hai đối tượng này có chính sách quản lý khác nhau, việc học ở phổ thông và ĐH không giống nhau, thi cử cũng khác. Thời kỳ chúng tôi làm quản lý Bộ GD&ĐT cũng có đề xuất nhưng không được chấp nhận. Bây giờ đặt ra việc lập lại Bộ Giáo dục là hoàn toàn là hợp lý.

Video đang HOT

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cũng hoàn toàn tán thành với đề xuất của Bộ Nội vụ. Bởi từ 30 năm câu chuyện lập lại Bộ Giáo dục đã được đề cập đến nhưng chưa có kết quả. “Giáo dục phổ thông là nền tảng và hiện nay cả nước có gần 15 triệu học sinh bậc học mầm non và phổ thông. Nên lập lại Bộ Giáo dục để quản lý 1/6 dân số cả nước, có nhiều tính thống nhất. Trong khi đào tạo thì đa dạng, gắn với nghề và công nghệ, cuộc sống nhiều hơn. Vì thế, mảng đào tạo ĐH và đào tạo nghề nên chuyển về Bộ KH&CN quản lý là hợp lý nhất. “Nếu tách được mảng ĐH sang Bộ KH&CN, hy vọng Bộ Giáo dục làm tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình.

Thực ra, hiện nay, Bộ GD&ĐT chưa quản lý tốt giáo dục phổ thông. Vì thế chỉ khi quản lý mỗi giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục sẽ tuyển chọn những người chuyên nghiên cứu và quản lý ở bậc này (như trong giai đoạn nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và ông Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) sẽ làm rất tốt” – ông Nhĩ phân tích. Đồng thời cũng đồng ý chuyển mảng đào tạo nghề từ Bộ LĐTB&XH sang Bộ KH&CN vì cho rằng, nếu giao giáo dục ĐH và đào tạo nghề cho 2 bộ quản lý như hiện nay là sự chia tách có nhiều mâu thuẫn.

Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình việc chuyển các trường ĐH về Bộ KH&CN quản lý để tạo điều kiện cho Bộ GD&ĐT làm tốt hơn chức năng quản lý của mình. Bộ GD&ĐT sẽ sát sao với công việc quản lý và có những chính sách kịp thời, hợp lý với thực tế cuộc sống. Về phía các trường ĐH có cơ hội được nghiên cứu khoa học nhiều hơn, phục vụ vào sự phát triển của đất nước

Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội, Bộ LĐTB&XH Nguyễn Hữu Dũng: Nên để đào tạo nghề cho Bộ LĐTB&XH quản lý

Giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 3 lĩnh vực khác nhau về đối tượng nhưng có mối quan hệ với nhau. Xét về chuyên môn, đào tạo gần với KH&CN hơn vì đều là lao động chất xám, trình độ tri thức cao và sản phẩm đầu ra là cho toàn xã hội. Vì thế, nếu chuyển mảng đào tạo ĐH về Bộ KH&CN cũng có thể được để giảm tải cho Bộ GD&ĐT khi đang phải đảm nhiệm công việc quá nặng hiện nay. Riêng về giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và việc làm, không nên đưa về Bộ KH&CN mà vẫn để Bộ LĐTB&XH quản lý sẽ tốt hơn. Vì để phát triển kỹ năng nghề không chỉ ở trường mà còn tại DN nữa, tức là đầu ra gắn với năng suất lao động. Vì thế, tôi đề nghị đưa mảng đào tạo ở Bộ GD&ĐT về Bộ KH&CN, còn hệ thống trường sư phạm vẫn nên để Bộ Giáo dục quản lý.

Theo kinhtedothi

Mỏi mệt lắm rồi. Cầu xin hai chữ: Bình yên!

Thầy cô mệt mỏi. Học trò mệt mỏi. Phụ huynh mệt mỏi. Có lẽ, nên gác lại những "phát minh", "sáng kiến", nhất là của các nhà quản lý ngoài ngành. Xin hãy tạm để cho mọi người hai chữ: Bình yên!

Mỏi mệt lắm rồi. Cầu xin hai chữ: Bình yên! - Hình 1

Một thông tin gây khá nhiều tranh cãi những ngày qua, đó là chiều ngày 14/2, trong cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP đã đề nghị Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như một số quốc gia khác.

Ông Chung cho rằng nếu có 4 kỳ nghỉ thì tổng thời gian vẫn là 3 tháng. Trong đó, nghỉ hè 35 ngày, tết cả âm, dương lịch khoảng một tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại mỗi kỳ kéo dài 2 tuần.

Việc này còn đảm bảo kích cầu tiêu dùng và phân luồng, phân bố lại tình hình giao thông của thành phố.

Ngay lập tức, ý kiến này nhận được sự phản hồi từ hai phía: Đồng tình và không.

Trên Vietnam Net, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng kỳ nghỉ hè 3 tháng hiện nay có nhiều nhược điểm như thời gian nghỉ dài khiến kiến thức của học sinh "rơi vãi", bị mờ đi. Việc khởi động năm học sau sẽ là một sức ì lớn, do đó rất vất vả cho giáo viên.

Bà Lê Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An - Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng "Khoảng thời gian Tết Nguyên đán, thời tiết thường mưa rét, có hôm dưới 10 độ C, học sinh phải nghỉ học. Do đó, việc tính toán, phân chia lại các đợt nghỉ cũng tương đối hợp lý".

Vẫn theo Vietnam Net, một vị hiệu trưởng một trường tiểu học quận Đống Đa không đồng tình.

Vị này nói: "Việc giảm thời gian nghỉ hè là không nên, bởi tháng 6, tháng 7 là thời điểm nắng nóng gay gắt nhất trong năm. Nhiệt độ ngoài trời khi ấy có những hôm tăng lên hơn 42-43 độ C. Tan học, phụ huynh đi đón con cũng "quay cuồng" vì mặt đường nhựa nóng hầm hập".

Trên báo Dân trí, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, không thể bố trí nghỉ xuân thay nghỉ hè vì một số lý do mang tính đặc thù.

"Học sinh bậc phổ thông từ lớp 1 đến 12, không phải tất cả đều giống nhau. Học sinh cuối cấp buộc phải có kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, không thể lùi đến sang năm được. Vì vậy, chúng ta phải tính đến các mốc thời gian này, cần tính toán lùi hơn năm học trước nhưng không ảnh hưởng lớn các năm tiếp theo". Ông Thành nói.

Về quan điểm cá nhân người viết bài này cho rằng đây là vấn đề rất lớn, nhạy cảm, tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.

Ví dụ như việc "cắt nát" niên học như vậy liệu có phù hợp với học sinh Việt Nam hay không? Rồi các phụ huynh sẽ xoay sở như thế nào với mỗi năm 4 kỳ các em nghỉ học ở nhà?

Với học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì trông coi ra sao? Với học sinh trung học thì quản lý thế nào?

Rồi với thời tiết khắc nghiệt của những ngày hè nóng bức, liệu có đảm bảo sức khỏe cho các em không trong khi ở nông thôn, không nói là điều hòa không khí mà cả quạt điện cũng chưa chắc đã có. Rồi khi mất điện thì sao?...

Có một lo ngại nữa, đó là tâm lý rất sợ sự "cải cách", "đổi mới" từ ngành giáo dục của phụ huynh.

Lý do là từ nhiều năm nay, ngành giáo dục và đào tạo đã tiến hành quá nhiều các "công cuộc" nghe rất "hoành tráng" nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực.

Trong khi đặc trưng của giáo dục không chỉ cần phát triển mà còn là kế thừa và ổn định thì nhiều năm qua, liên miên là những cuộc "cải cách" để rồi mỗi cuộc "cải cách", "đổi mới"... cả thầy và trò như bị biến thành "chuột bạch", nhảy tưng tưng.

Nói như thế không có nghĩa là giáo dục không cần đổi mới. Song, với những "cải cách", "đổi mới" liên miên nhiều năm qua của ngành giáo dục mang lại rất ít hiệu quả đã khiến tôi (và có lẽ không chỉ có tôi) cảm thấy buồn và trùm lên tất cả là sự mệt mỏi!

Thầy cô mệt mỏi. Học trò mệt mỏi. Phụ huynh mệt mỏi.

Do vậy có lẽ lúc này, nên tạm gác lại những "phát minh", "sáng kiến", nhất là của các nhà quản lý ngoài ngành.

Xin hãy tạm để cho mọi người hai chữ: Bình yên!

Bùi Hoàng Tám

Theo phapluatplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển
18:59:21 18/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.