Rất khó để chấm dứt tình trạng phá rừng(!)
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng trả lời như thế trước chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 14/7, ngày họp thứ 3, kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Bình Định, Khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021 bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Phiên chất vấn với nhiều nội dung được đại biểu quan tâm như xung quanh vấn đề tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ tại Bình Định bị hư hỏng; khai thác khoáng sản (đất, cát, ti tan…); vấn đề ô nhiễm môi trường… Các đại biểu cũng rất quan tâm về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại các địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho rằng rất khó chấm dứt được tình trạng phá rừng vì lực lượng bảo vệ rừng mỏng
Theo báo cáo đánh giá 6 tháng đầu năm 2017, tình hình phá rừng có giảm. Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng phá rừng trong những năm qua chưa kiên quyết. Trong đó, nhiều vụ có dấu hiệu hình sự nhưng chậm xử lý và chưa có biện pháp mạnh để xử lý.
Trả lời các đại biểu về vấn đề trên, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thừa nhận tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại địa phương này là rất bức xúc. Tuy nhiên, Bình Định có diện tích rừng quá lớn, trong khi lực lượng bảo vệ rừng quá mỏng nên vấn đề quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Dũng, chỉ từ đầu năm đến tháng 9/2016 đã xảy ra 213 vụ phá rừng, chiếm 262 ha đất rừng. Thế nhưng, từ khi UBND tỉnh ra chỉ thị về siết chặt việc quản lý, bảo vệ rừng đến nay chỉ xảy ra 41 vụ, bị phá 26 ha rừng, giảm mạnh 80-90%.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, không thể nào chấm dứt được tình trạng phá rừng và lấn chiếm rừng vì diện tích rừng của tỉnh rất lớn.
Video đang HOT
Chủ tịch huyện nào để xảy ra tình trạng phá rừng người đó sẽ bị xử lý trách nhiệm
“Tỉnh Bình Định có trên 150 ngàn ha rừng, trong khi đó tổng số cán bộ quản lý rừng phòng hộ chỉ có 44 người. Chủ yếu các diện tích rừng được giao cho cán bộ lâm nghiệp xã không chuyên trách quản lý. Nếu đúng chỉ tiêu, tỉnh phải có ít nhất khoảng 200 cán bộ quản lý rừng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng chỉ nhờ vào các cấp, các ngành ở địa phương tăng cường công tác tuyền truyền, vận động, giáo dục người dân gắn với quyền xử lý”- ông Dũng nói.
Tuy nhiên, nói lại vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, nguyên nhân phá rừng chủ yếu là chủ quan nên hoàn toàn có thể ngăn chặn được.
“Thủ tướng chỉ đạo rồi, tỉnh nào mà để xảy ra tình trạng phá rừng thì Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm, ở huyện thì Chủ tịch huyện đó phải chịu trách nhiệm. Tôi đề nghị Chủ tịch UBND các huyện phải chỉ đạo kiên quyết, chấm dứt tình trạng phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép”- Bí thư Tùng khẳng định.
Doãn Công
Theo Dantri
Hứng 4 trận lũ liên tiếp, Bình Định kiệt sức kêu gọi được cứu trợ
Từ cuối tháng 11 đến nay, tỉnh Bình Định hứng chịu 4 trận lũ liên tiếp, gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Đến nay, có 18 người chết, 300 ngôi nhà sập hoàn toàn, hàng nghìn hecta lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Thiệt hại tài sản ước tính trên 1.000 tỉ đồng.
Ngày 15/12, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã có thư kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... ủng hộ, hỗ trợ nhân dân tỉnh này bị thiệt hại do lũ lụt.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng kêu gọi ủng hộ người dân tỉnh này bị thiệt hại do lũ lụt
Nội dung bức thư do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng ký nêu rõ: "Thời gian quan nhân dân tỉnh Bình Định đã nhận được sự chia sẻ, động viên, cứu trợ kịp thời của các địa phương và nhà hảo tâm. Cùng với đó, tỉnh Bình Định đã kịp thời huy động toàn bộ sức người, sức của để khắc phục hậu quả lũ lụt, giúp nhân dân ổn định cuộc sống, nhưng với thiệt hại to lớn, nên đời sống của hàng chục ngàn người dân vùng ngập lũ tỉnh Bình Định đang hết sức khó khăn, thiếu thốn, rơi vào tình cảnh màn trời chiếu đất. Hơn lúc nào hết, người dân vùng lũ tỉnh Bình Định rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ, động viên kịp thời của cộng đồng. Với tinh thần tương thân tương ái, UBND tỉnh Bình Định kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ về vật chất, tinh thần để giúp người dân vùng lũ tỉnh Bình Định giảm bớt những khó khăn, mất mát, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất".
Theo ông Hồ Quốc Dũng, trong tháng 11 và đầu tháng 12/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra bốn đợt mưa lũ lớn, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản. Đến nay đã có 18 người chết, hàng chục người bị thương; hơn 300 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập chìm trong nước lũ; hàng nghìn ha lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, trên 14.000 ha lúa Đông Xuân đang gieo sạ bị hư hỏng hoàn toàn, nhiều công trình công cộng bị hư hỏng nặng nề... ước tổng thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng hỗ trợ quà và mì tôm cho người dân vùng lũ huyện Tuy Phước
Thời gian tới, dự báo khu vực Bình Định sẽ tiếp tục có mưa rất to, lượng mưa 300-500 mm; mực nước các sông lại lên cao, thời gian lũ lụt tiếp tục kéo dài, làm cho nhiều vùng dân cư ngập sâu và cô lập nhiều ngày.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, sáng 15/12, do mưa lớn tại Bình Định xuất hiện đợt lũ thứ 5. Trận mưa lịch sử kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ tại TP Quy Nhơn, khiến hàng trăm hộ dân phường Đống Đa bị ngập nặng. Lũ xuống quá nhanh, các hộ không kịp trở tay, nhiều vật dụng bị hư hỏng; nhiều tuyến đường trong TP Quy Nhơn bị ngập nặng.
Căn nhà của ông Ngô Văn Dư (54 tuổi, thôn Liêm Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) xây chưa kịp tô xi măng cũng bị lũ san bằng. Bây giờ ông phải cảnh "màn trời chiếu đất" nuôi 3 người con.
Mưa lũ cũng gây chia cắt khu vực Huỳnh Kim, thôn Tân Lập (phường Nhơn Hòa) và một số thôn ở xã Nhơn Hạnh (thị xã An Nhơn) và các xã Cát Chánh, 1 số điểm ở xã Cát Tiến, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Minh (huyện Phù Cát). Tuyến Tỉnh lộ ĐT 640 qua tràn Huỳnh Mai đoạn từ trung tâm thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) đi các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa... ngập trong nước lũ, gây chia cắt nên người dân phải di chuyển bằng xe ben Chiến Thắng.
Đặc biệt, mưa lớn đã gây sạt lở đất, đá trên núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) làm sập nhà dẫn đến một bé trai 11 tuổi bị đá đè tử vong. Nạn nhân là cháu Nguyễn Tuấn Khang (11 tuổi, con của ông Nguyễn Minh Vũ, tổ 3, KV1, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, Bình Định).
Mưa lũ gây sạt lở trên núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn, Bình Định) gây sập nhà và làm chết một bé trai 11 tuổi (ảnh Doãn Công)
Sau 30 phút cháu bé được đưa thoát khỏi đống đất, đá vùi lấp nhưng cháu đã tử vong (ảnh báo Bình Định)
Trước đó, lúc khoảng 14h30, trong lúc cháu Khang đang ở trong nhà thì trời mưa lớn đất, đá trên núi Bà Hỏa bất ngờ đổ sập xuống làm sập nửa nhà nên bị đất, đá vùi lấp. Ngay sau đó, người dân cùng lực lượng chức năng kịp thời dùng máy cắt bê tông cắt tường, dùng máy chuyên dụng ngăn đất đá tuồn xuống để cứu cháu bé. Khoảng 30 phút sau, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận đưa cháu ra nhưng cháu Khang đã tử vong.
Doãn Công
Theo Dantri
Hứng chịu 5 trận lũ liên tiếp, Bình Định kêu gọi cứu trợ khẩn cấp Phải hứng chịu 5 đợt lũ liên tiếp trong vòng 1 tháng, người dân ở Bình Định không còn gì để ăn hoặc phải ăn mì tôm. Tỉnh đang kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp lương khô, nước uống, đồ ăn sẵn cứu dân. Mưa lớn liên tiếp đổ xuống Bình Định trong vòng 1 tháng qua khiến nhiều địa bàn trong tỉnh...