Rất cần một cú hích
Gốc của thu ngân sách bắt nguồn từ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Khi tình hình khó khăn, đình trệ thì nguồn thu sẽ eo hẹp. Nếu hỗ trợ, tiếp sức cho sản xuất, hồi phục, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, của các ngành kinh tế thì ngân sách Nhà nước sẽ có nguồn thu. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dù số doanh nghiệp giải thể đã giảm, sản xuất có dấu hiệu chuyển biến tương đối khả quan.
Đó là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Ngân sách năm 2013 được dự báo có khả năng hụt thu, song theo ông Chủ nhiệm dù khó khăn đến đâu vẫn phải dành nguồn lực để tạo ra những cú hích cho nền kinh tế. Chính phủ không nên quá “thắt lưng buộc bụng”, nhưng phải tính toán, chọn lọc việc chi sao cho hợp lý. Không nên dàn hàng ngang để kích cầu mà phải có sự cân nhắc, phải kích cầu vào những khu vực, dự án mang lại hiệu quả ngay.
Tương tự, Chính phủ cũng cần chú trọng cho chương tình mục tiêu quốc gia để giải quyết lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo… Chờ đợi và kỳ vọng vào những cú hích vĩ mô, cuộc khảo sát 700 doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và cảm nhận 6 tháng cuối năm cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp tỏ ra khá tin tưởng vào sự khởi sắc.
Video đang HOT
Theo công bố của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, giới doanh nghiệp nhận định, nửa đầu năm nay nhiều yếu tố trong môi trường kinh doanh sản xuất được cải thiện. Chất lượng các quy định pháp luật, chính sách, thủ tục hành chính đã tốt hơn. Đã có 32,3% số doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất. Tỷ lệ doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội phát triển là 28%, cảm nhận có chính sách ưu đãi về thuế là 20,7%. Lãi suất giảm là tín hiệu giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn khi quyết định kinh doanh. Tuy vậy có tới 69% doanh nghiệp cho rằng, giải quyết hàng tồn kho và đầu ra cho sản phẩm vẫn là bài toán khó giải.
Vì thế, giới doanh nghiệp kiến nghị, ngân hàng cần đưa ra những sản phẩm hỗ trợ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, cần nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với tình hình lạm phát, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn. Nhận xét về những động thái “mềm tay” của chính sách tài khóa, một số chuyên gia cho rằng, dù đã có nhiều điều chỉnh về thuế cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp đang thua lỗ. Giảm thuế suất trên lợi nhuận chỉ tốt khi doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu họ đang lỗ thì có giảm một nửa thuế cũng chẳng giúp được gì.
Đây là thời điểm nền kinh tế rất cần một cú hích. Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 14 cộng với các gói kích cầu như 1 tỷ USD cho ngành y tế… sẽ có tác động kích cầu rất mạnh. Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong chờ được kích cầu như vậy để tạo ra cú hích cho 6 tháng cuối năm, lấy đà cho năm sau.
Theo ANTD
Cẩn trọng khi kích cầu
Tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm nay rơi xuống đáy so với 10 năm trước, được một số chuyên gia coi là chạm đáy của mô hình tăng trưởng chữ U. Mặc dù còn không ít khó khăn cả ở đầu vào và đầu ra, nhưng với những chính sách và giải pháp đang được thực thi, Bộ Kế hoạch-Đầu tư ước tính 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP sẽ đạt 6% và có khả năng đạt được mục tiêu cả năm tăng 5,5%. Liệu đây có phải là yếu tố khẳng định kinh tế đã thoát đáy thực sự và phục hồi tăng trưởng từ năm 2014?
Một luồng ý kiến khác lại cho rằng, nửa cuối năm nay, nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro, lạm phát có thể tăng cao bất thường, nếu giá điện, xăng dầu, gas và các dịch vụ thiết yếu tăng trong những tháng tới. Vấn đề đặt ra là nếu xuất khẩu giảm trong 6 tháng cuối năm và tăng thấp trong năm 2014; nếu nhập siêu tăng mạnh trở lại, trong khi đó, tiêu thụ trong nước, bao gồm cả vốn đầu tư phát triển xã hội và tổng mức bán lẻ vẫn "co" lại, thì tăng trưởng kinh tế khó phục hồi.
Tại cuộc hội thảo "Diễn biến giá cả, thị trường Việt Nam năm 2013, một số ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu, phân bón có thể tăng giá. Giá thực phẩm cũng có khả năng tăng lên do nguồn cung có xu hướng giảm vì chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn. Nếu các mặt hàng này tăng giá, tất yếu sẽ kéo mặt bằng giá cả tăng lên và diễn biến phức tạp. Dưới góc độ tài chính, ngân hàng, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khuyến nghị, không nên đưa ra một chính sách kích cầu ồ ạt như năm 2009.
Việc thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt những giải pháp liên quan tới Nghị quyết 02 của Chính phủ là việc cần làm. Đặc biệt, triển khai các chính sách như miễn, giãn, giảm thuế; tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, đồng thời thúc đẩy mạnh hơn nữa gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp có thể mua nhà ở xã hội... chắc chắn sẽ "kích hoạt" kinh tế những tháng cuối năm. Vậy những yếu tố nào làm cho lạm phát tăng cao trở lại? Đó là việc nới lỏng tài khóa, tiền tệ để tăng trưởng cao hơn; nhiều khoản chi phí bỏ ra để giải quyết những điểm nghẽn lớn của nền kinh tế, để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Ngoài ra, yếu tố cơ bản của lạm phát là sản xuất chưa đáp ứng được tích lũy và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn mất cân đối khi nhập siêu gia tăng. Yếu tố tiềm ẩn và nguyên nhân sâu xa của lạm phát chính là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp.
Nền kinh tế nước ta tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Do vậy, để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,5% năm 2013, theo giới chuyên gia kinh tế, cần có những gói hỗ trợ lớn, kích cầu mạnh. Song cũng cần cẩn trọng với các biện pháp kích cầu khi kinh tế còn nhiều khó khăn.
Theo ANTD
Công an hàng loạt tỉnh phản pháo Bộ trưởng Đinh La Thăng Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích với Chính phủ lý do triển khai xây dựng mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 bị đẩy giá, chậm là do có tình trạng giang hồ cát cứ. "Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây...