Raspberry Pi tối ưu cho máy trợ thở
Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục gây sức ép lên ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thì một trong những nhu cầu lớn là nguồn cung máy trợ thở đáng tin cậy và có mức giá phải chăng.
Raspberry Pi đã trở thành linh kiện lý tưởng trong máy trợ thở hiện nay
Để cắt giảm chi phí nhằm giúp thiết bị tiếp cận với nhiều người bệnh hơn, các nhà sản xuất đang chuyển sang các thiết kế mới với khả năng sản xuất nhanh hơn và giá cả phải chăng hơn, lúc này bo mạch chủ máy tính Raspberry Pi giá rẻ trở thành một lựa chọn khả dĩ trong thành phần máy trợ thở. Theo Tom’s Hardware, Raspberry Pi Foundation đang tăng cường sản xuất các bảng mạch Pi Zero của mình để giúp các nhà sản xuất cung cấp đủ số lượng máy thở khi mà nhu cầu về thiết bị này đang tăng cao do dịch bệnh Covid-19.
Dù Pi Zero chỉ là bo mạch máy tính trị giá 5 USD nhưng nó là máy tính mạnh nhất của Raspberry Pi ở mức giá này, với chip lõi đơn 1 GHz và 512 MB RAM, thiết bị này vẫn đủ mạnh để điều khiển các tác vụ điện toán tương đối đơn giản của máy trợ thở. Một lý do khác khiến bo mạch Raspberry Pi lý tưởng cho máy thở là khả năng cung ứng nhanh. Như lời CEO Eben Upton kiêm người sáng lập của Raspberry Pi, các máy tính Raspberry Pi được sản xuất theo kiểu dự trữ thay vì theo đơn đặt hàng, nên họ thường có sẵn các sản phẩm trong kho ở chu kỳ ngắn hạn.
Theo đó, công ty đã sản xuất tới 192.000 bo mạch chủ Pi Zero và Pi Zero W trong quý đầu tiên của năm 2020, hiện đặt mục tiêu sản xuất được 250.000 thiết bị trong quý 2 năm nay. Dù bo mạch Raspberry Pi được ứng dụng trong nhiều thiết bị khác nhau, trong đó có cả robot tự hành hoặc các thiết bị điều khiển tự động đơn giản, nhưng đây là lần đầu tiên nó được sử dụng nhiều với vai trò là một linh kiện quan trọng trong thiết bị y tế. Hy vọng sự hỗ trợ này sẽ giúp ích cho thị trường trang thiết bị y tế và sức khỏe cộng đồng trước sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19 hiện nay.
Raspberry Pi là một máy tính giá rẻ siêu nhỏ gọn, với kích thước hai cạnh chỉ cỡ một cái thẻ ATM. Nhưng trên bo mạch này, nhà sản xuất đã tích hợp mọi thứ cần thiết trong đó để bạn sử dụng như một cái máy vi tính thực thụ, từ CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, Wi-Fi, Bluetooth và các cổng USB. Khi mua máy tính Pi về, bạn chỉ việc cài hệ điều hành (chép vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phím và màn hình là bắt đầu có thể sử dụng để làm việc.
Video đang HOT
Hữu Thắng
'Lá phổi sắt' - máy trợ thở 50 năm trước trông ra sao
Không gọn nhẹ như ngày nay, máy trợ thở cho bệnh nhân bại liệt hàng chục năm trước nuốt trọn người nằm bên trong nó.
Bại liệt là bệnh gây yếu cơ, liệt cơ thể. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bại liệt bị mất chức năng co bóp cơ hoành, khiến cho khả năng hít thở tự nhiên của cơ thể không hoạt động. Vào giữa thế kỷ 20, một loại máy thở cơ học đã được chế tạo để hỗ trợ người bệnh bại liệt hô hấp.
Khi chui vào chiếc máy này, bệnh nhân sẽ bị "khóa" chặt trong đó, thậm chí phần cổ còn được bịt kín đến nỗi chỉ có lượng nhỏ không khí chui qua được khí quản để đảm bảo cơ cấu điều chỉnh áp suất hoạt động. Máy thở giảm áp lực bên trong khoang so với bên ngoài, khiến cho 2 lá phổi tự nở ra mà không cần cơ hoành phải co vào. Khi đó, không khí sẽ tự động được hít vào từ mũi, miệng. Người bệnh thở ra bằng một cơ chế ngược lại.
Loại máy thở được ví như "lá phổi sắt" này từng rất phổ biến vào thập niên 1940-1950, khi bệnh bại liệt bùng phát và con người chưa có vaccine phòng chống. Tại các bệnh viện, những máy thở được xếp dài và bệnh nhân không thể tự thở sẽ nằm cạnh nhau, với y tá túc trực cả đêm phòng trường hợp mất điện.
Bệnh nhân phải sử dụng máy thở dạng này ví mình như những "quả pin người", bởi họ thường nằm ngủ và "sạc" cơ thể cả đêm bên trong máy. Nhiều người từng trải qua bệnh bại liệt sau vài tuần hoặc một năm, như bà Mona Randolph, nhưng nhiều năm sau lại bị viêm phế quản vì những di chứng của bệnh. Người phụ nữ này đã gắn bó với chiếc máy thở từ năm 1977. Ở phía trên máy thở thường có một chiếc gương để giúp người bệnh quan sát khi không thể di chuyển.
Cũng có những người vì di chứng của bệnh mà liệt toàn thân, như Paul Alexander. Ông bị bệnh bại liệt vào năm 1952, khi mới 6 tuổi. Dù vậy, ông vẫn tốt nghiệp trường luật và trở thành một luật sư. Khi học đại học tại Texas, ông đã mang theo "lá phổi sắt" của mình tới ký túc xá, và trở thành người nổi tiếng khi mọi sinh viên đều tò mò về một chàng trai thường xuyên nằm trong chiếc máy. Những năm gần đây, Alexander phụ thuộc nhiều hơn vào máy thở khi không thể sống thiếu nó chỉ trong vài giờ. Điều đó cũng khiến ông không thể tham gia tranh tụng được nữa.
Phát minh vaccine bại liệt vào thập niên 1950 đã giúp đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này. Cho đến năm 2012, bại liệt chỉ còn phổ biến ở 3 quốc gia là Nigeria, Pakistan và Afghanistan. Dịch bệnh này đã trở thành quá khứ, và những chiếc máy thở cũng không còn phổ biến. Nhiều bệnh nhân thừa nhận rằng mình sẽ chết khi không còn ai cung cấp các phụ kiện, dịch vụ sửa chữa máy thở nữa.
Theo thống kê của tổ chức Post-Polio Health International, tới năm 2013 cả nước Mỹ chỉ còn 6-8 bệnh nhân gắn bó với máy thở "lá phổi sắt". Phóng sự của Gizmodo cho thấy những người còn sống tới bây giờ mà vẫn dùng thiết bị này thường rất may mắn khi có người thân, bạn bè biết cách sửa chữa. Năm 2008, bà Dianne Odell ở bang Tennessee, Mỹ đã qua đời khi đang nằm trong "lá phổi sắt" vì mất điện. Mặc dù những thiết bị này đều có phần cơ học để tự điều chỉnh áp lực, người thân của bà Odell đã không thể cứu bà qua cơn nguy kịch.
Ngày nay, có nhiều thiết bị trợ thở hiện đại hơn. Ngoài các loại máy thở theo đường mũi, vốn đang trở thành thiết bị khan hiếm nhất giữa dịch Covid-19, nhiều hãng cũng chế ra máy thở cơ học dạng điều chỉnh áp suất, chỉ cần đeo ở vùng ngực chứ không phải bao bọc cả cơ thể như những "lá phổi sắt". Theo các bệnh nhân từng sử dụng, cảm giác chui vào thiết bị này dễ chịu hơn nhiều các máy thở đưa vào mũi, miệng.
Nhật Minh
Airbus, Ford, Rolls-Royce cùng sản xuất 1.500 máy trợ thở mỗi tuần Liên danh các Tập đoàn xe hơi, chế tạo vũ khí hàng đầu: Airbus, Ford, Rolls-Royce và BAE đã 'bắt tay' với bảy đội đua xe công thức 1 sản xuất hai loại máy trợ thở. Bệnh nhân sử dụng máy trợ thở. Ngày 2/4, một liên danh gồm nhiều hãng chế tạo trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và các đội...