Rạp hát Ukraine trúng bom, Kyiv nói trao đổi 9 lính Nga lấy thị trưởng Melitopol
Nga đã bác bỏ cáo buộc do Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra, theo đó quy trách nhiệm cho Nga sau khi một rạp hát ở thành phố Mariupol bị trúng bom ngày 16.3.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 14.3 cho thấy một rạp hát ở thành phố Mariupol, Ukraine. Rạp hát này bị đánh bom vào ngày 16.3. Ảnh AFP
Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định có nhiều người mắc kẹt trong rạp hát nói trên nhưng chưa rõ thương vong, theo Reuters.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định lực lượng nước này không tấn công rạp hát mà chính Tiểu đoàn Azov, một đơn vị vũ trang cực hữu thuộc quân đội Ukraine, gây ra vụ đánh bom, theo Reuters dẫn lại thông tin từ hãng tin RIA. Trước đó, phía Nga cáo buộc Tiểu đoàn Azov ngăn chặn dân thường rời khỏi Mariupol.
Tình hình Ukraine sáng 17.3: Rạp hát trúng bom tại Mariupol
Cũng trong ngày 16.3, giới chức tình trạng khẩn cấp Ukraine nói rằng có 5 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em, khi một tòa nhà dân cư bị trúng đạn pháo ở thành phố Chernihiv thuộc phía bắc Ukraine, theo AFP.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc nã pháo. Moscow nhiều lần nhấn mạnh chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine, bắt đầu từ ngày 24.2, nhắm vào các mục tiêu quân sự nhằm giải giới và phi phát xít hóa Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan chiến sự Nga-Ukraine, hãng tin Interfax Ukraine ngày 16.3 dẫn lời một quan chức Ukraine cấp cao tiết lộ phía Ukraine đã trao trả 9 binh sĩ Nga bị bắt để đảm bảo thị trưởng Ivan Fedorov của thành phố Melitopol được thả, theo Reuters. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông Fedorov đã được thả, nhưng không cung cấp chi tiết.
Phía Ukraine nói ông Fedorov bị lực lượng Nga bắt giữ hôm 11.3. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.
Xung đột khiến kinh tế Ukraine thiệt hại 119 tỷ USD
Ngày 11/3, Thứ trưởng Kinh tế Ukraine Denys Kudin cho biết cuộc xung đột hiện nay đã gây thiệt hại lên tới 119 tỷ USD cho nền kinh tế Ukraine.
Một tòa nhà bị phá hủy sau khi trúng pháo kích trong xung đột Nga - Ukraine tại thành phố Kharkiv, ngày 8/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, ông Kudin nêu rõ 75% doanh nghiệp tại khu vực xung đột đã ngừng hoạt động và phần lớn các doanh nghiệp luyện kim tại miền Đông Ukraine hiện không vận hành. Điều này đồng nghĩa rằng sản lượng thép để xuất khẩu sẽ giảm mạnh, trong khi ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Ukraine.
Về tình hình sơ tán công dân, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết nước này hy vọng sẽ có một hành lang nhân đạo được thiết lập thành công để người dân có thể rời khỏi thành phố cảng Mariupol, miền Nam Ukraine trong ngày 11/3. Bà Vereshchuk cũng hy vọng các lực lượng Nga cũng sẽ mở thêm một số hành lang nhân đạo khác.
Trước đó, ngày 8/3, quân đội Nga đã thực thi lệnh ngừng bắn để tạo điều kiện sơ tán dân thường theo các hành lang nhân đạo được mở tại thủ đô Kiev và 4 thành phố khác của Ukraine gồm Chernigov, Sumy, Kharkov và Mariupol.
Theo người phát ngôn của Tổ chức Di trú Quốc tế, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, ước tính khoảng 2,5 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine, trong đó có 116.000 công dân của các nước thứ ba. Trong khi đó, hãng tin TASS dẫn nguồn giấu tên cho biết có khoảng 222.000 người đã sơ tán từ Ukraine sang Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang.
Nga đề xuất ngừng bắn ở 5 thành phố của Ukraine Nga đã đề xuất một lệnh ngừng bắn mới trong ngày hôm nay 8/3 để mở các hành lang sơ tán người dân từ 5 thành phố của Ukraine gồm Kiev, Chernihiv, Sumy, Kharkiv và Mariupol. Người dân Ukraine sơ tán qua cửa khẩu Romania (Ảnh: Reuters). Truyền thông Nga dẫn thông tin từ Trụ sở hợp tác của Nga về ứng phó...