Rạp chiếu phim ở Trung Quốc mở lại trong thế khó
Giới chức Trung Quốc cho phép hầu hết rạp chiếu phim trên toàn quốc mở cửa hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các đơn vị phải tuân thủ quy định phòng dịch nghiêm ngặt.
Ngày 17/7, Tân Hoa Xã đưa tin sau 175 ngày đình chỉ hoạt động vì dịch Covid-19, Cục Quản lý Điện ảnh Trung Quốc mới đây cho phép rạp chiếu phim mở cửa trở lại vào tuần tới. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền đất nước tỷ dân đã 10 ngày liên tiếp không ghi nhận các lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Theo đó, những rạp chiếu phim ở các khu vực “nguy cơ thấp” có thể nối lại hoạt động từ ngày 20/7. Tuy nhiên, hệ thống rạp chiếu được yêu cầu bán vé không quá 30% số ghế ngồi trong mỗi xuất, không bán đồ ăn thức uống và thời lượng chiếu phim không được vượt quá 2 tiếng.
Rạp chiếu phim ở Trung Quốc được phép mở cửa, nhưng phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt của giới chức.
Đồng thời, các đơn vị phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và sắp xếp khách ngồi cách xa nhau tối thiểu một mét. Sau mỗi một suất chiếu, cụm rạp phải tiến hành khử trùng toàn bộ không gian để đảm bảo an toàn.
Phóng viên của tờ China Securities Journal cho biết trong tuần đầu vận hành trở lại, hệ thống rạp trên toàn quốc sẽ công chiếu lại 20 bộ phim cũ gồm Lưu lạc địa cầu, Mr. Miao, Chiến lang 2, Những giấc mơ Mỹ ở Trung Quốc, Wolf Totem…
“Đây là một tin tức nửa tốt. Việc cấm buôn bán đồ ăn vặt, giảm suất chiếu, thời lượng phim không vượt quá 2 tiếng là 3 vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của rạp. Chả có bom tấn Hollywood chiếu gói gọn trong 2 tiếng”, Châu Vỹ – giám điều hành của một rạp chiếu quy mô trung bình chia sẻ vướng mắc.
Hệ thống rạp chiếu phim trên khắp Trung Quốc đã phải đóng cửa từ cuối tháng 1 khi đại dịch Covid-19 hoành hành. Cuối tháng 3, chính quyền cho phép 500 rạp chiếu phim đón khách trở lại với những quy định ngặt nghèo, nhưng mọi chuyện chỉ diễn ra trong vòng vài ngày vì phát hiện các ổ dịch mới.
Video đang HOT
Lô 20 bộ phim cũ sẽ được chiếu trong tuần đầu tiên các cụm rạp nối lại hoạt động để kích cầu người dân và giúp căn chỉnh lịch ra mắt phim mới.
Sự đình trệ kéo dài hơn 6 tháng khiến ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc chịu thiệt hại ước tính lên tới nhiều tỷ USD, 60% nhân viên mất việc. Theo Tân Hoa Xã, Wanda Film, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Trung Quốc, hôm 15/7 cho biết họ dự định báo lỗ ít nhất 214 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, hệ thống rạp Jinyi Film thông báo lỗ từ 45 đến 50 triệu USD
Liệu Trung Quốc có thể 'giải cứu' Hollywood?
70.000 phòng chiếu phim Trung Quốc mở cửa trở lại trong cuối tuần này. Tuy nhiên, họ mới chỉ cho trình chiếu các bom tấn cũ.
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến tích cực tại quốc gia tỷ dân. Từ chỗ phải đóng cửa hoàn toàn từ cuối tháng 1, tức dịp Tết Nguyên đán, nhiều nhà rạp Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại.
Các chủ rạp phải tuân theo quy định khắt khe của chính quyền, như yêu cầu khách ngồi cách xa nhau và chỉ được bán tối đa 50% số lượng ghế trong phòng chiếu, hay khử trùng sau mỗi suất chiếu.
Cùng lúc đó, Hollywood và thị trường điện ảnh Bắc Mỹ đang trở nên điêu đứng vì dịch bệnh. Hàng loạt bom tấn hè 2020 đã dời lịch chiếu và chưa biết tới lúc nào mới có thể trình làng khán giả.
Trung Quốc cho chiếu lại hàng loạt phim cũ
Theo tạp chí Variety, nhà phát hành China Film Group chuẩn bị đưa ra rạp các bom tấn ăn khách trong quá khứ để chào đón khán giả nước nhà. Trong đó, có hai phim Hoa ngữ đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại là Lưu lạc địa cầu (2019) và Chiến lang 2 (2017). Ngoài ra, cũng có thể kể tới Những giấc mơ Mỹ ở Trung Quốc (2013) và Tôtem sói (2015).
Với phim ngoại, China Film Group lựa chọn Green Book (2018). Tác phẩm thắng giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar 2019 vốn gây tranh cãi tại Bắc Mỹ, nhưng lại rất được khán giả Trung Quốc yêu mến. Hồi 2019, phim thu tới 71 triệu USD tại quốc gia tỷ dân. Đáng chú ý, Jack Ma - người đứng đầu Alibaba - từng đầu tư cho dự án này.
Chiến lang 2 nằm trong nhóm tác phẩm được rạp Trung Quốc chọn trình chiếu trong ngày mở cửa trở lại. Ảnh: Outnow.
Một số phim ngoại khác được lựa chọn trong dịp này còn có A Dog's Purpose (2017) - dự án cũng có sự đầu tư của Alibaba, và Capernaum (2018) - bộ phim Lebanon từng bất ngờ thu 54,3 triệu USD tại Trung Quốc.
Tất cả nhóm tác phẩm kể trên đều được phát hành dưới dạng "từ thiện", như lời của đại diện China Film Group. Nhà phát hành sẽ không lấy bất cứ khoản chi phí nào, mà toàn bộ tiền vé bán được trong quãng thời gian này đều đổ về nhà rạp.
Đây được coi là động thái nhằm giúp đỡ các chủ rạp vốn phải chịu cảnh đóng cửa trong suốt hai tháng qua. Cả phía phát hành và phía rạp chiếu phim đều muốn hướng tới mục tiêu chung: lôi kéo khán giả trở lại, tái tạo thói quen đến rạp của công chúng.
Tia sáng le lói dành cho Hollywood
Bởi dịch bệnh, phòng vé Bắc Mỹ tuần qua có doanh thu rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập kỷ. Với việc không có bom tấn nào ra rạp từ nay cho tới cuối tháng 5, kỷ lục buồn chắc chắn tiếp tục còn xuất hiện trong khoảng thời gian tới đây.
Trước diễn biến tích cực ở Trung Quốc, Warner Bros. đã sớm thông báo sẽ phát hành phiên bản 4K 3D của Harry Potter and the Sorcerer's Stone (2001). Theo kế hoạch ban đầu, phim khởi chiếu từ 20/3. Còn theo Maoyan, kế hoạch phát hành mới dành cho tập đầu tiên loạt Harry Potter là ngày 30/4.
Phiên bản 4K 3D của phần đầu loạt Harry Potter dự kiến ra rạp Trung Quốc từ 30/4. Ảnh: Warner Bros.
Theo ước tính của Global Times, gần 70.000 phòng chiếu trên khắp Trung Quốc sẽ mở cửa lại để đón khách vào cuối tuần này. Bên cạnh đó, một số hãng phim lớn, trong đó có Legendary Entertainment, đã bắt đầu cho nhân viên đi làm trở lại.
Tình thế quả trái ngược nếu so với phương Tây. Mới nhất, liên hoan phim Cannes thông báo hoãn tổ chức trong tháng 5, và tới 15/4, ban tổ chức sẽ đưa ra quyết định hủy hoàn toàn sự kiện hay không.
Một khảo sát hồi đầu tuần của trang bán vé Maoyan cho thấy hơn 50% người Trung Quốc tham gia trả lời sẵn sàng tới rạp chiếu phim vào thời gian tới. Đó có thể là tia sáng le lói dành cho Hollywood ở bối cảnh hiện tại.
Song, tất cả vẫn cần thêm thời gian. Sau chuỗi phim bom tấn cũ, các nhà phát hành Trung Quốc dự kiến tung ra các phim ngoại bị hoãn chiếu hồi đầu năm, trong đó bao gồm 1917, Jojo Rabbit và Sonic the Hedgehog.
Mulan có thể được phát hành tại Trung Quốc trước Bắc Mỹ. Tuy nhiên, Disney cần phải đảm bảo bản phim không bị lọt lên mạng Internet quá sớm. Ảnh: Disney.
Điều quan trọng nằm ở chỗ liệu Hollywood có dám tung ra các phim mới trước thị trường Bắc Mỹ hay không. Tình thế quả éo le bởi cách đây một tháng, người Trung Quốc còn quan ngại rằng Mulan được chiếu trước ở Bắc Mỹ có thể khiến họ bị tiết lộ sớm nội dung. Nhưng nay thì bom tấn của Disney hoàn toàn có cơ hội được trình chiếu rộng rãi ở quốc gia tỷ dân trước phía bên kia bờ Thái Bình Dương.
Nỗi lo ngại lớn nhất dành cho Hollywood nằm ở vấn đề bản quyền. Nếu Mulan hay bất cứ bom tấn nào chiếu ở Trung Quốc trước rồi để lọt bản lậu lên mạng Internet quá sớm, kế hoạch phát hành tại Bắc Mỹ và các nơi khác trên thế giới chắc chắn bị ảnh hưởng. Đây sẽ là một bài toán khác mà Hollywood phải giải quyết nếu muốn nắm lấy tia sáng le lói ở quốc gia tỷ dân.
Mở cửa chưa được bao lâu, Trung Quốc thông báo tiếp tục đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim Thông mới mới đây như "tạt một gáo nước lạnh" vào nền điện ảnh Trung Quốc Trailer Green Book Mặc dù trong tuần qua, Cục quản lí điện ảnh Bắc Kinh đã đưa ra thông báo hơn 600 rạp chiếu phim trên khắp cả nước sẽ được mở cửa trở lại. Tuy nhiên vào ngày 27/3 vừa qua, động thái mới đây của...