Rảnh rỗi sinh sáng tạo, những tác phẩm cosplay thời trang để đời mùa cách ly chống dịch Covid-19
Hóa ra có nhiều người rỗi rãi phết mọi người ạ.
Có một số người khi rỗi rãi chẳng thích nấu ăn, cũng chẳng thích xem phim hay làm việc nhà, mà chỉ thích cosplay đủ kiểu thời trang rồi up lên cho dân tình ngưỡng mộ sự sáng tạo, chịu chơi, đôi khi là… dở hơi hết phần thiên hạ của họ mà thôi.
Hãy cùng xem trong mùa dịch Covid-19 khi mà đường phố phong tỏa, người người được yêu cầu cách ly xã hội thì 500 anh em của chúng ta trên thế giới cosplay thời trang của các sàn diễn lớn ra sao nhé.
Phần váy thì ok rồi, cơ nhưng mà mặt anh ngon zai nên anh không muốn che như người mẫu đâu.
Ơ, anh này nhiệt tình nhỉ? Bộ thứ 2 rồi.
Gì chứ mỳ tôm thì nhà tớ có đầy, làm dép xong vẫn nấu mỳ được mà.
Bìa các tông lên mà trông sang chảnh phết nhỉ.
Khuôn mặt này có vẻ hơi buồn thì phải.
Điểm 10 cho tái chế nhé, chị gì ơi.
Thời trang phong cách giường chiếu.
Ơ các anh em tham gia nhiệt tình nhỉ.
Video đang HOT
Khuôn mặt vẽ lại cũng nghệ thuật phết đấy chứ.
Có ai dám ra đường với 1 trong 2 bộ này không ạ? À mà có được ra đường đâu cơ chứ.
Uầy, anh này cosplay đến bộ thứ 3 rồi mọi người ạ.
Thời trang cho những người ham ngủ.
Bộ này nữa này, mang theo thì ngủ mọi lúc mọi nơi được.
Thời trang cho người yêu hoa lá cỏ cây.
Trông hơi nóng nhỉ?
Cosplay cho những người yêu sự đơn giản.
Ai thích đi đổ rác thì về với đội của anh nhé.
Có lẽ bộ đồ cosplay còn đẹp hơn cả bản gốc ý nhờ.
Khúc nào ra khúc nấy, ấn tượng đấy anh ơi.
Nhiều lúc thời trang thật sự đúng là khó hiểu, cạn lời chẳng biết nói gì nữa rồi.
Thế là mất toi cả cuộn giấy bạc dùng để nướng đồ ăn trong lò vi sóng đấy.
Trông anh mặc đồ mà em cứ hồi hộp suốt thôi, đừng buông tay ra anh nhé.
May mà đang ở nhà cách ly, thích mặc thế nào thì mặc đấy.
Thanh Hương
Hàng triệu người phải chôn chân ở nhà, không đọc sách thì làm gì?
Nhịp sống chậm của mùa dịch đang giúp nhiều người có thêm thời gian để nuôi dưỡng thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc tích cực trong cộng đồng.
Theo AFP, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đang "giữ chân" 50% dân số thế giới ở nhà. Nhiều người quyết định tận dụng khoảng lặng này để nuôi dưỡng thói quen đọc sách, vốn thường bị gác lại do bao bộn bề của cuộc sống.
Sự phát triển của công nghệ cho phép mọi người thành lập các nhóm đọc chung. Những người yêu sách có thể kết nối và chia sẻ với nhau thông qua nhiều nền tảng trực tuyến như Zoom (ứng dụng trò chuyện nhóm) hay mạng xã hội (như Twitter, Instagram).
Tại Mỹ, người dùng chỉ cần trả 5$ là có thể tham gia hỏi đáp trực tuyến với tác giả viết sách tại nhóm đọc Quarantine Book Club. Nhận thấy lượng người xem tăng 20% trong mùa dịch, nhóm Salon London (Anh) quyết định tổ chức toạ đàm trực tuyến thường xuyên hơn.
Moột người đàn ông ngồi đọc sách tại một trung tâm tạm trú dành cho người vô gia cư ở Manila giữa đợt dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Nhiều người nổi tiếng, như vận động viên quần vợt Đức Andrea Petkovic, dùng sức ảnh hưởng của mình để nâng cao văn hoá đọc trong cộng đồng. Cô mới thành lập nhóm đọc sách Racquet trên Instagram.
Theo Pam Cottman, chủ tịch một nhóm đọc trực tuyến trên Zoom, "Sự kết nối trong cộng đồng là điều giúp con người vượt qua những thời khắc đen tối nhất".
Nói về tác phẩm Lựa chọn của nhà văn Edith Eger, Cottman nhận xét sách thường truyền tải năng lượng tích cực và thái độ sống kiên cường, bền bỉ. "Có rất nhiều cuốn sách hay nói về con người phải thay đổi tư duy để vượt qua thử thách và giành chiến thắng", Cottman chia sẻ.
Trên Twitter, tác giả của Underland, Robert Macfarlane, cũng khởi xướng phong trào đọc sách. Ông và hàng trăm người theo dõi đang cùng chiêm nghiệm cuốn The Living Mountain của Nan Shepherd.
"Văn học luôn kết nối con người một cách phi thường. Khả năng ấy đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Macfarlane chia sẻ.
Nhận xét về The Living Mountain miêu tả một vùng núi ở Scotland, Macfarlane cho biết "Tất nhiên chúng ta không thể đi tới nhiều nơi trong thời điểm hiện tại. Nhưng đọc là cách dẫn lối tâm tưởng ta đến đó".
Cũng như ông Macfarlane, nhiều người cho rằng sách là cầu nối đưa ta đến những vùng đất đẹp đẽ và rời xa thực tại. Quan điểm trở nên hợp lý hơn bao giờ hế khi thế giới đang chìm trong âu lo, hỗn loạn do đại dịch toàn cầu.
Khoảng lặng của dịch Covid-19 bất ngờ mang đến cơ hội lan toả văn hoá đọc trực tuyến trên toàn cầu. Không chỉ các cá nhân mà nhiều tổ chức lớn cũng bắt tay vào công cuộc nuôi dưỡng thói quen bổ ích này.
Mới đây, Đại học Cambridge (Anh) quyết định mở cửa miễn phí thư viện trực tuyến với lượng sách khổng lồ. Thư viện bao gồm nhiều loại sách giáo khoa đắt đỏ, mở ra cơ hội cho sinh viên toàn cầu được phép tiếp cận với kho toàng kiến thức.
Thư viện trực tuyến ĐH Cambridge mở cửa miễn phí. Ảnh: Cambridge.
Theo trang web của ĐH Cambridge, thư viện sẽ mở cửa miễn phí đến hết tháng 5/2020.
Tổ chức giáo dục Room to Read cũng mới cập nhật một kho tàng sách nói giúp trẻ em học và đọc sách trực tuyến hiệu quả hơn. Các tài liệu này sẽ hỗ trợ và phát triển kỹ năng đọc của trẻ trong bối cảnh nhiều trường học trên thế giới phải đóng cửa do dịch Covid-19.
Một cuốn truyện dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng mới được Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) hợp tác xuất bản cùng hơn 50 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo khác, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF).
Truyện trực tuyến cung cấp kiến thức hỗ trợ trẻ em vuợt qua đại dịch. Ảnh: UNHCR.
Thông qua cuốn truyện, trẻ em sẽ học được cách bảo vệ bản thân, đối mặt với khó khăn, tìm hiểu về cảm xúc của mình trong bối cảnh đại dịch toàn cầu càn quét thế giới.
Cuốn sách độc đáo này là nỗ lực hợp tác của nhiều cơ quan chức năng thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan y tế quốc tế. Cuốn sách là tổ hợp kiến thức thực tế về Covid-19, khảo sát từ 1700 trẻ em, phụ huynh và giáo viên từ khắp nơi trên thế giới.
Để có thể tiếp cận nhiều trẻ em trên thế giới, cuốn sách được dịch ra hơn 36 ngôn ngữ và phát hành ở định dạng sách trực tuyến hoặc sách nói.
Uyên Uyên
'Nhiều người chủ quan, coi thường việc cách ly xã hội' Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết cách ly xã hội là giải pháp đóng vai trò quyết định trong công tác chống dịch nhưng tại nhiều địa phương, nhiều người dân vẫn xem nhẹ. Hoàng Hà - Duy Anh