Ranh giới tình cũ: cuộc chiến giữa lý trí và trái tim
Trong mọi rắc rối liên quan tới tình cũ, khi tôi hỏi câu hỏi đó, hầu như không mấy ai biết và trả lời được rằng họ đang muốn gì. Và vì thế nên những mối tình bánh xe, quay đi quay lại và không bao giờ có lỗi thoát vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn.
Trong một cuộc tình lằng nhằng, người nhập nhằng sống giữa quá khứ với hiện tại thường có những dự cảm rất xấu về tương lai. Cô gái nhỏ bé này cũng đang như thế.
Với mỗi người khi cần tôi cho lời khuyên về cuộc sống và các mối quan hệ, mình thường hỏi 1 câu rất mặc định: “Bạn thực sự muốn điều gì?”. Bởi ý muốn thực sự sẽ thôi thúc bạn hành động theo mục tiêu mà bạn muốn đạt tới. Trong mọi rắc rối liên quan tới tình cũ, khi tôi hỏi câu hỏi đó, hầu như không mấy ai biết và trả lời được rằng họ đang muốn gì. Và vì thế nên những mối tình bánh xe, quay đi quay lại và không bao giờ có lỗi thoát vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn. Mỗi vòng bánh xe quay đi, người ta càng đau hơn.
Nhìn chung, NGƯỜI CŨ có thể được xếp vào rất nhiều kiểu mối quan hệ, nhưng sau khi chia tay, bạn chỉ nên có những mối quan hệ với người cũ như sau:
Video đang HOT
1. Kẻ thù
Bạn hoàn toàn được quyền thù ghét đối với anh ta nếu như anh ta đã đối xử tệ hại với bạn. Điều này chẳng có gì là sai cả. Mình không khuyến khích những cảm giác thù ghét tiêu cực, nhưng đôi khi hãy để lí lẽ riêng của bản thân lên tiếng, bởi nhiều khi ghét người khác cũng khiến bạn dễ chịu hơn 1 chút và cho bạn bài học về 1 cuộc tình tệ hại để bạn không mắc sai lầm một lần nữa. Chỉ cần không để cảm giác thù ghét đó quá lớn khiến cho bạn bị mờ mắt và quên mất việc của mình là tìm một chàng trai thật tốt để yêu chứ không phải là tối ngày ghét bỏ tên tình cũ.
2. Người dưng
Đây là cách mà mọi người hay chọn nhất để đối xử với người cũ sau khi đã kết thúc một cuộc tình. Có lẽ cũng là cách đỡ đau nhất. Bởi vì có đôi khi chỉ cần nhìn thấy người ta là bạn đã không thể chịu được. Nên tốt nhất là coi như người ta không tồn tại thì bản thân sẽ đỡ mệt mỏi hơn. Trái ngược với yêu không phải là ghét, trái ngược với yêu là lãng quên. Nên nếu bước ngang nhau được như hai kẻ xa lạ, dù trong lòng có đau thì cũng là một bước tiến mới trong trận chiến giữa tim và não rồi.
3. Bạn bè
Đây là một điều vô cùng khó sau khi chia tay. Mình vốn hay bảo với mọi người rằng: Sau khi chia tay, nếu 2 người còn có thể làm bạn tức là hoặc họ chưa bao giờ yêu nhau, hoặc là họ còn yêu nhau rất nhiều. Vậy nên nếu chia tay xong mà 2 người có thể chơi với nhau tự nhiên như khi chưa yêu nhau thì là do 2 người ko dành cho nhau và hãy trân trọng tình bạn đó. Còn nếu vẫn còn yêu nhau đủ nhiều để không thể tiến thêm bước nữa với một ai đó và vẫn quan tâm lo lắng đến nhau thì hãy suy nghĩ lại.
Người ta có thể đối xử với tình cũ bằng rất nhiều cách. Nhưng với bản thân tôi thì chỉ có 3 cách trên là hợp lí nhất. Để cho bản thân đỡ đau và không bị yếu lòng. Rất nhiều người nói rằng “Tôi không thể quá rạch ròi trong tình yêu” thì đó chỉ là điều ngụy biện. Có những sự thật mà dù ở đâu cũng phải rõ ràng. Phụ nữ thì thường hay yếu lòng, nếu không vạch sẵn ranh giới cho mình thì rất dễ lao vào cạm bẫy và biến cuộc đời trở thành bi kịch. Chia tay chẳng có gì hay cả, và ai chia tay thì cũng đều buồn khổ. Nhưng đừng chỉ vì những giây phút buồn khổ nhất thời mà quay về với thứ không còn phù hợp với mình.
Hãy cứ coi như mỗi cuộc tình là một phần máu thịt.
Yêu, chia tay, đau. Hãy hạnh phúc vì bản thân được trải qua những cung bậc cảm xúc đó.
Và trân trọng những gì đã qua. Nhưng trên hết, hãy yêu bản thân mình trước nhất.
Theo VNE