Rạng sáng, CSGT TP.HCM đã đi xử phạt người đạp xe thể dục đi vào làn ô tô
Dù CSGT thường xuyên tuần tra, xử phạt nhưng vẫn còn trường hợp người đạp xe tập thể dục chạy vào làn ô tô, vượt đèn đỏ.
CSGT Hàng Xanh cho biết, thường tuần tra vào rạng sáng để xử lý nghiêm các trường hợp này.
Theo Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM), trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, khoảng 4 giờ đến 6 giờ sáng mỗi ngày, có nhiều người đi xe đạp thể thao vô tư di chuyển vào làn đường dành cho ô tô, vượt đèn đỏ,… gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.
Là đơn vị đảm trách tuyến đường này, từ đầu năm đến nay, CSGT Hàng Xanh thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở đối với những trường hợp người lái xe đạp đi vào làn đường dành cho xe ô tô.
Tình trạng người đạp xe tập thể dục đi vào làn ô tô thời gian qua có giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Đối với những trường hợp cố tình vi phạm, đơn vị tiến hành xử lý nghiêm. Qua đó, đã giảm thiểu số người vi phạm so với trước đây, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tồn tại.
Mới đây, rạng sáng 20.7, tổ công tác Đội CSGT Hàng Xanh tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề xử lý xe đạp đi vào đường cấm trên tuyến Phạm Văn Đồng, đoạn qua địa bàn TP.Thủ Đức. Qua đó, đã phát hiện, xử lý 3 trường hợp vi phạm, tạm giữ 3 xe đạp.
Thời gian tới, Đội CSGT Hàng Xanh sẽ tiếp tục tuyên truyền, xử phạt các trường hợp xe thô sơ đi vào đường cấm trên tuyến Phạm Văn Đồng, nhất là đối với người đi xe đạp tập thể dục buổi sáng.
Theo PC08, tình trạng người điều khiển xe đạp đi vào làn đường dành cho xe ô tô diễn ra khá phổ biến vào những buổi sáng, nhất là trong khoảng thời gian từ 4 giờ – 6 giờ mỗi ngày tại các tuyến Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng.
Video đang HOT
Đường Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt thường có tình trạng người đạp xe tập thể dục đi vào làn ô tô
VŨ PHƯỢNG
Những người điều khiển xe đạp này thường di chuyển thành từng nhóm khoảng 10 người, dàn hàng 3, hàng 4, thậm chí là vượt đèn đỏ,… gây mất trật tự an toàn giao thông, nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.
Theo Điểm k, Khoản 33, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
6 tháng đầu năm, CSGT TP.HCM đã lập biên bản 4 trường hợp người chạy xe đạp đi vào đường cấm, 12 trường hợp người chạy xe đạp đi ngược chiều.
Vụ lấy tài sản khi cưỡng chế nhà dân: Có dấu hiệu tội phạm
Công an TP Thủ Đức xác định và làm việc với năm người lấy tài sản của dân khi tham gia cưỡng chế nhà không phép.
Ngày 23-5, sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng tải bài viết "Tự ý lấy đồng hồ, nhẫn... khi cưỡng chế phá dỡ nhà dân", Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức, TP.HCM đang phối hợp cùng Công an phường Hiệp Bình Chánh làm việc với năm người lấy tài sản của người dân khi tham gia đoàn cưỡng chế nhà không phép.
Năm người được công an mời làm việc gồm ông R, ông L, ông C, ông T và ông X. Đây là năm công nhân, lao động tự do được UBND phường Hiệp Bình Chánh thuê để thực hiện tháo dỡ công trình không phép trên địa bàn.
Cưỡng chế sau nhiều lần vận động
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, thông tin: Công trình của ông Mai Văn Đ tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh là công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế của UBND quận Thủ Đức (nay thuộc TP Thủ Đức).
Đoàn cưỡng chế tập kết tài sản của gia đình bà C ở bãi đất trống và căn nhà bị phá dỡ (ảnh nhỏ). Ảnh: T.SANG
Trong năm 2020 và 2021, phường đã ba lần tổ chức thực hiện cưỡng chế nhưng gia đình ông Đ xin để tự tháo dỡ. Sau đó phường đã vận động, đồng thời thông báo thời gian tháo dỡ vào ngày 17-5.
Cũng theo ông Tuấn, sáng 17-5, tổ công tác tổ chức cưỡng chế theo kế hoạch và phường có thuê thêm năm lao động tự do để tháo dỡ công trình. Tại thời điểm cưỡng chế, ông Đ và gia đình không có mặt tại công trình vi phạm và khóa cửa bên ngoài.
Tổ công tác đã công bố quyết định, lập biên bản cắt khóa và di dời tài sản ra bên ngoài khu đất trống đối diện công trình vi phạm, phủ bạt lên trên để che chắn, bảo vệ tài sản.
Quá trình thực hiện có ghi hình và lập biên bản kiểm kê tài sản.
Trưa 17-5, bà HTBC, vợ ông Đ, trở về đề nghị UBND phường không di chuyển tài sản và các vật dụng ra khỏi khu đất, bà C nhận lại tài sản, tự chịu trách nhiệm quản lý và không khiếu nại. Tổ công tác tiến hành lập biên bản bàn giao tài sản, bà C đã ký tên vào biên bản với nội dung "đã nhận tài sản".
Chỉ đạo công an phường tiếp tục làm rõ
Tuy nhiên, ngày 18-5, bà C có liên hệ tổ công tác báo mất một số tài sản. Qua kiểm tra rà soát, các thành viên tổ công tác của UBND phường xác định không có việc lấy tài sản của gia đình bà C. Tổ công tác phối hợp với cảnh sát khu vực mời làm việc với năm công nhân tham gia tháo dỡ công trình và sau đó các công nhân giao nộp tài sản đã lấy. Tổ công tác đã bàn giao lại cho gia đình bà C trong ngày 18 và 19-5. Thường trực UBND phường cùng tổ công tác, khu phố cũng đã tiếp xúc, xin lỗi gia đình bà C.
Hiện phường và công an phường tiếp tục triệu tập năm công nhân này đến làm việc, yêu cầu khai báo và giao nộp lại toàn bộ tài sản đã lấy của gia đình bà C.
UBND phường đã chỉ đạo công an phường tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các công nhân vi phạm theo quy định.
"Đối với các thành viên tổ công tác tham gia quá trình cưỡng chế, UBND phường đang yêu cầu làm báo cáo, rà soát lại quy trình, chấn chỉnh các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ" - ông Tuấn nói.
UBND phường Hiệp Bình Chánh cũng đã báo cáo vụ việc lên Thường trực UBND TP Thủ Đức, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Thủ Đức nội dung trên.
Có dấu hiệu tội phạm
Theo luật sư Hà Hải, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, hành vi của đoàn cưỡng chế có dấu hiệu của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 355 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo quy định, người bị truy trách nhiệm hình sự về tội danh này khi giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng người phạm tội đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội danh trong nhóm tội về xâm phạm quyền sở hữu. Đồng thời, người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội trước hết dựa trên cơ sở chức vụ, quyền hạn có thực của mình và đã vượt ra ngoài phạm vi của chức vụ, quyền hạn đó.
"Người phạm tội là thành viên của đoàn cưỡng chế, đã lợi dụng vị trí công tác và công vụ để lấy đi tài sản của người bị cưỡng chế. Đây là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ hành vi, xác định giá trị tài sản để xử lý đúng pháp luật" - luật sư Hải phân tích.
Nếu không bảo quản tốt tài sản, phải bồi thường
Theo ThS Lưu Đức Quang, giảng viên Khoa luật ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, Điều 34 Nghị định 166/2013 quy định rõ: Nếu người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc từ chối nhận tài sản, tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Cơ quan tiến hành cưỡng chế phải thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản.
Đối chiếu với tình huống này, UBND phường có quyền cưỡng chế vắng mặt người vi phạm nhưng phải có trách nhiệm trông giữ, bảo quản tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế.
Cơ quan, cá nhân tiến hành cưỡng chế nếu không làm tròn trách nhiệm bảo quản tài sản, gây thiệt hại cho người bị cưỡng chế tất nhiên phải bồi thường.
"Theo thông tin ban đầu, thành viên của đoàn cưỡng chế đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật, do đó các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh và kết luận công khai, minh bạch để lấy lại lòng tin của người dân và chấn chỉnh hoạt động thực thi công vụ" - ThS Quang nói.
Ai là nạn nhân của nhóm lừa đảo bán sắt ở TP.HCM này? Công an Bình Tân, TP.HCM thông báo tìm nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi mua sắt qua mạng do Nguyễn Văn Sơn và đồng phạm thực hiện. Công an quận Bình Tân làm việc với Nguyễn Văn Sơn - Ảnh: C.A. Ngày 26-10, Công an TP.HCM thông tin Công an quận Bình Tân đang tạm giữ hình sự Nguyễn...