Rặng duối cổ hơn 1.000 năm ở Đường Lâm
18 cây duối trồng bên đền – lăng Ngô Quyền ở xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được ghi nhận là cây di sản Việt Nam vì đã hơn 1.000 tuổi.
Rặng duối 18 cây nằm cách khu di tích đền – lăng vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm) khoảng 300 m. Theo ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, rặng duối tuổi đời khoảng 1.000.
Tương truyền, đây là nơi Ngô Quyền buộc voi và ngựa chiến sau các cuộc tập trận cùng nghĩa quân để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán.
Là loại cây mộc, cỡ trung bình, duối thường cao 4-8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Loài này thường sinh sống ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.
Những gốc duối cổ thụ bạc nhẵn vỏ.
Video đang HOT
Trong 18 cây duối cổ, hiện có 2 cây đã bị héo rụng hết lá ở phần ngọn và thân, rất cần được chăm sóc.
Lá duối hình trứng nhọn, dài khoảng 3-7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía. Mặt lá duối rất ráp nên người Việt Nam dùng như giấy nhám để làm nhẵn mặt gỗ. Do là loài đơn tính, mỗi cây duối chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái.
Hơn 1.000 năm qua, rặng duối cổ trở thành báu vật của người dân Cam Lâm. Họ luôn tôn kính, coi những cây duối là vị thần bao bọc, bảo vệ, canh gác cho lăng Ngô Vương và dân làng.
Rặng duối là nơi nghỉ ngơi cho người dân sau những giờ lao động vất vả và cũng là nơi hò hẹn của trai gái vào những đêm thanh gió mát.
Ngày nay, rặng duối cổ là điểm đến của du khách tới thăm làng cổ Đường Lâm.
Ngày 22/4/2011, rặng duối cổ gồm 18 cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Hà Thành
Theo VNE
'Vương quốc pơ mu' được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Quần thể hàng trăm cây pơ mu trong khu rừng phía tây Tây Giang (Quảng Nam) đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Cây Di sản pơ mu có đường kính thân lên đến 2 m và cao hàng chục mét
Ngày 19.7, thông tin từ UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết đã nhận được quyết định từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận quần thể 725 cây pơ mu (có tên khoa học Fokienia hodginsii, thuộc khu vực xã Axan và Tr'hy) là Cây Di sản Việt Nam.
Quần thể cây này nằm trong một khu rừng pơ mu trải dài trên diện tích 250 ha, cách huyện lỵ Tây Giang khoảng 40 km về phía tây.
Toàn bộ khu rừng có số lượng lên đến trên 1.000 cây nằm ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Lâu nay, rừng pơ mu này được mệnh danh là "Vương quốc pơ mu".
Qua khảo sát, ngành chức năng đã quyết định chọn 725 cây pơ mu là Cây Di sản Việt Nam.
Trong số này, có nhiều cây đường kính thân trên 2 m và hàng trăm cây khác có đường kính từ 1 m trở lên.
Cây pơ mu lớn nhất khu rừng có đường kính thân lên tới 2,5 m, cao 22 m, khối lượng gỗ hơn 48 m3.
Được biết, đây là lần đầu tiên cả một quần thể với hàng trăm cây được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Để đảm bảo khu rừng di sản này không bị xâm hại, chính quyền địa phương đã thành lập đội quản lý và bảo vệ hoạt động thường xuyên.
Trong đợt này, tại huyện Tây Giang, 2 cây đa sộp (có trên khoa học là Ficus Superba Mid) tại đền Cây đa (thôn A rầng 1, xã Axan) cũng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Hai cây đa này có tuổi thọ trên 700 năm, đường kính thân trên 4 m.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Sự việc ngăn xe chở rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn: Cần sớm có giải pháp tháo gỡ Mấy ngày qua, một số người dân của xã Tản Lĩnh (Ba Vì) dựng lều bạt cản trở xe vận chuyển rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) khiến lượng lớn rác thải sinh hoạt (khoảng 10.000 tấn) của 11 huyện của Hà Nội tồn đọng tại các điểm tập kết rác, gây ô nhiễm môi trường....