Ràng buộc trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải đưa đón học sinh
Ngày 16-11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đã đề cập đến các quy định về hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô-tô hiện nay.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), cho biết, qua trao đổi với Bộ GD-ĐT, thấy rằng việc ưu tiên hoạt động đưa đón học sinh là hết sức cần thiết, tạo điều kiện học sinh đến trường được thuận lợi, phụ huynh tiết kiệm được thời gian và góp phần giảm ùn tắc giao thông đô thị. Theo đại biểu, để hoạt động đưa đón học sinh được thuận lợi, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) cần làm rõ các quyền ưu tiên đối với phương tiện đưa đón học sinh như: Quyền ưu tiên lưu thông trên đường, ưu tiên nơi dừng đỗ quanh trường học và tại các điểm đưa đón học sinh thuộc lộ trình xe chạy, ưu tiên nhập khẩu, sản xuất các phương tiện phục vụ cho học sinh, lắp đặt biển báo, tín hiệu cảnh báo các phương tiện tại những nơi học sinh lên xuống xe; cần có quy định sự khác nhau về điều kiện tổ chức đưa đón học sinh của cơ sở giáo dục, với điều kiện kinh doanh của các cơ sở do các cơ sở giáo dục thuê đưa đón
Đại biểu cũng đề cập vấn đề tai nạn do học sinh điều khiển xe đạp điện hiện nay là nỗi lo của gia đình, nhà trường và xã hội, mà một trong những nguyên nhân là do là xe đạp điện được lắp đặt vượt công suất và vượt quy định về tốc độ an toàn. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo có một điều quy định về việc kiểm soát công suất, tốc độ của xe đạp điện từ khi sản xuất đến khi lưu thông.
Thảo luận về quy định hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô-tô, được quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 83 của dự thảo Luật, đại biểu Bùi Thị Thủy (Thanh Hóa) cho rằng cần xem xét về yêu cầu xe ô-tô đưa đón học sinh phải đăng ký màu sơn riêng để nhận diện. Đại biểu cho rằng, yêu cầu này sẽ gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện việc đưa đón học sinh bằng xe ô-tô, do doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể sử dụng phương tiện này cho nhiều dịch vụ khác nhau, không nhất thiết chỉ dùng cho mục đích duy nhất là đưa đón học sinh.
“Vì vậy, nếu cần thiết để tạo thuận lợi cho việc nhận diện, qua đó ưu tiên xe đưa đón học sinh có thể thay thế quy định về màu sơn bằng quy định về việc treo biển hiệu xe đưa đón học sinh, tên trường trên thân xe khi xe đang vận chuyển học sinh” – đại biểu đề nghị.
Video đang HOT
Đồng thời, đại biểu Bùi Thị Thủy cho rằng yêu cầu cơ sở giáo dục đào tạo phải thông báo tới các cơ quan cấp phép, các nội dung như hành trình đưa đón, các điểm dừng, đón, trả học sinh, danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng cũng như phải thông báo bổ sung khi có sự thay đổi nội dung một trong các thông tin này trước khi thực hiện việc đưa đón học sinh sẽ tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong khi việc bắt buộc cung cấp các thông tin này tới cơ quan cấp giấy phép là không thực sự cần thiết. Do đó, theo đại biểu, cần xem xét và bãi bỏ các quy định liên quan đến yêu cầu xe ô-tô đưa đón học sinh phải đăng ký màu sơn riêng để nhận diện cũng như xem xét yêu cầu phải thông báo tới cơ quan cấp phép các nội dung như hành trình đưa đón các điểm dừng, đón, trả học sinh, danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo trước Quốc hội: Liên quan đến việc vận tải, đưa đón học sinh hiện nay, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và được đưa vào các điều khoản trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
“Có một số ý kiến đề nghị việc đưa đón học sinh mang tính chất là thời vụ, chúng tôi thấy rằng quan điểm này chưa rõ, bởi vì liên quan đến tính mạng của học sinh, liên quan đến thế hệ tương lai mà trong thời gian vừa qua cũng đã xảy ra những tai nạn nghiêm trọng” Bộ trưởng nói và cho biết: “Do đó, trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần này ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là phương tiện vận chuyển học sinh phải bảo đảm an toàn”.
Luật Giao thông đường bộ sửa đổi: Lùi sang Quốc hội khóa 15 xem xét?
Những tràng pháo tay nổi lên khi đại biểu Quốc hội đề nghị xin ý kiến về việc có nên tách Luật Giao thông đường bộ ra làm hai luật hay không, rồi mới quyết định có nên cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hay không.
Đề nghị lùi sang Quốc hội khóa 15
Thảo luận tại phiên họp sáng 16/11, rất nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ ra thành hai luật. Dự án Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) được đề xuất tách ra thành hai luật là: Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Việc có nên tách thành hai dự án luật như vậy hay không đã nhận được rất nhiều ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận tổ trước đó.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng. Ảnh QH
Theo đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên), dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi chưa tuân thủ đầy đủ các trình tự thủ tục của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX trong báo cáo đánh giá tác động không chỉ ra bất cập, nhất là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật GTĐB cũng không chỉ ra những bất cập mà cần có sửa đổi bổ sung hoặc chuyển cơ quan khác cấp phép đào tạo sát hạch.
"Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 được Quốc hội thông qua, tên của luật là dự án Luật GTĐB sửa đổi, nay tách thành 2 dự án luật. Việc này chưa có báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ. Như vậy tên Luật GTĐB sửa đổi còn nguyên nghĩa không?", đại biểu Dung nhấn mạnh và cho rằng, nên để dự án luật này trình Quốc hội khoá 15. Đề xuất này của đại biểu nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội.
Chung quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị không tách luật, không chuyển đào tạo cấp phép lái xe sang cho Bộ Công an, vì điều này gây xáo trộn và không cần thiết. "Tôi nhiều lần đi taxi, hỏi lái xe thì không mấy ai đồng ý về việc chuyển đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe sang cho Bộ Công an", đại biểu Nghĩa cho hay.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng, trong giao thông, việc tách các thành phố ra sẽ trở nên khô cứng, vô nghĩa. "Làm cầu mà không tính đến yếu tố an toàn thì chỉ là vật vô tri vô giác; làm ô tô, xe máy mà không tính đến vấn đề lưu thông, an toàn cho phương tiện thì chỉ là xe trưng bày trong triển lãm. Nếu tách ra thành hai luật sẽ gây rất nhiều hệ lụy khó khăn", ông Sinh nói.
Đồng tình chưa tách thành hai luật riêng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đánh giá, điều này không hợp lý và chưa đúng tinh thần Nghị quyết 18.
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, tách ra làm hai luật chưa đảm bảo tính tổng thể, thống nhất. Bên cạnh đó, chuyển cấp phép lái xe sang Bộ Công an cũng chưa phù hợp. Thậm chí, ông còn đề nghị cân nhắc, không nên giao cho Ủy ban Quốc phòng an ninh, mà nên giao cho Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Ủy ban Tư pháp hay Ủy ban Pháp luật.
Trước rất nhiều ý kiến đưa ra, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cùng một số đại biểu khác đề nghị xin ý kiến Quốc hội về việc có nên tách luật ra làm hai luật không. Trường hợp đại biểu đồng ý tách thì chiều nay sẽ bàn Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, còn nếu không đồng ý tách thì dừng lại. Đề xuất này nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành với những tràng vỗ tay sau đó.
"Đây là một luật đi vào lịch sử khi chỉ có một đại biểu ủng hộ, còn lại đa số đại biểu phản đối", đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị kiểm điểm trách nhiệm, vì làm mất thời gian của Quốc hội.
Xin Quốc hội hai nội dung
Trước nhiều ý kiến đặt ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, việc đưa 2 luật ra thảo luận không vi phạm quy trình. Ủy ban Thường vụ đã xin ý kiến Quốc hội và đã nhất trí chương trình kỳ họp, nhất trí thảo luận 2 luật đồng thời để có suy nghĩ cho chắc chắn. Bà Phóng đề nghị chiều nay Quốc hội vẫn tiếp tục thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
"Tuy có tiếng vỗ tay trong hội trường nhưng nhiều người vẫn chưa bày tỏ chính kiến, vẫn còn ý kiến khác nhau. Có thể có những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước, cán bộ, nâng cao năng lực quản lý hạ tầng... Liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước nữa nên chiều vẫn thảo luận", bà Phóng nhấn mạnh.
Tại phiên họp, một số đại biểu trong Ủy ban Quốc phòng an ninh - cơ quan soạn thảo đề án này cũng đăng ký tranh luận lại với các các đại biểu đã nêu trước đó.
Giải trình, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, chiều nay, khi cho ý kiến về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ sẽ giải trình kỹ hơn về việc tách ra làm hai dự án luật.
Chốt lại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, chiều nay Quốc hội vẫn tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch. Sau khi cho ý kiến về dự án luật này, Ủy ban Thường vụ sẽ xin ý kiến Quốc hội có nên tách ra làm hai luật hay không, và có nên để lại sang nhiệm kỳ thứ 15 hay không.
'Cân nhắc kỹ việc giao bộ nào cấp giấy phép lái xe' Luật sư cho rằng trước khi quyết định giao bộ nào quản lý đào tạo, cấp giấy phép lái xe, cơ quan chức năng cần đánh giá ưu, nhược điểm, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Trình bày tại phiên họp 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/9, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nêu đề xuất bỏ quy...