Rắn Săn Mồi và những tựa game mobile đời đầu tại Việt Nam, giới trẻ ngày nay muốn cũng chẳng tìm lại được bản gốc
Cái thời chưa có smartphone thì đây chính là những tựa game được chơi nhiều nhất tại Việt Nam.
Thời nay, khi nhắc tới các tựa game mobile, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những cái tên quen thuộc như PUBG Mobile, Free Fire hay Liên Quân Mobile, đôi khi là cả Tốc Chiến. Đồng ý rằng đây đều là những tựa game chất lượng, được đầu tư bài bản cả về gameplay lẫn đồ họa thế nhưng, giới trẻ ngày nay còn lâu mới biết được những tựa game mobile đời đầu, tuy không hay như Free Fire hay LQMB, thậm chí có phần đơn điệu nhưng lượng người chơi hồi đó thì chắc chắn chẳng thua kém là bao đâu. Thậm chí bây giờ, chúng còn trở thành “hàng hiếm”, muốn cũng chẳng thể tìm lại phiên bản gốc để chơi nữa.
Tựa game mobile kinh điển của giới game thủ Việt chắc chắn chính là cái tên Rắn Săn Mồi. Đồ họa đen trắng, phong cách chơi đơn giản chỉ sử dụng các phím mũi tên nhưng lại khiến cho không ít người say mê tới mức chơi quên cả thời gian, đồng thời còn đua nhau thiết lập những kỷ lục điểm số không tưởng.
Có thể nhiều người không biết, nhưng tựa game Rắn Săn Mồi này thực chất cũng là một trong những game mobile đầu tiên trên thế giới khi ra mắt vào năm 1997. Luật chơi rất đơn giản, chỉ cần điều khiển những chú rắn di chuyển ăn hết thức ăn trên đường mà không đụng vào tường hay chính cơ thể của mình là đủ để qua bàn. Nghe thì vậy thôi, nhưng tới khi chú rắn của bạn tăng kích thước lên cái tầm “siêu to khổng lồ” thì mọi thứ bắt đầu trở nên vô cùng phức tạp rồi đấy. Đó cũng là lúc mà kỹ năng người chơi được thể hiện với vô số những cách di chuyển hình chữ U hay tạo ra nhiều hình chữ nhật nhỏ dần.
Thậm chí, chẳng quá khi nói rằng đây là một trong những tựa game thành công nhất của Nokia. Tới nay, có vô số những phiên bản Rắn Săn Mồi khác trên PC cũng như smartphone, nhưng để tìm về được cảm giác xưa cũ thì vẫn phải cầm Nokia 1200 mới là đúng chuẩn.
Video đang HOT
Ngay cả ở thời điểm điện thoại màu, trượt nắp bắt đầu nở rộ, Nokia vẫn tiếp tục tỏ ra khá mát tay với tựa game Bounce của mình.
Nhiệm vụ của người chơi với Bounce khá đơn giản, lăn bóng qua những chướng ngại vật, tránh đinh, tường và tận dụng địa hình cũng như bơm, thả hơi để vượt qua mọi vật cản phía trước. Nghe thì dễ thế thôi, nhưng theo nhiều người, độ khó của trò chơi này cũng chẳng kém gì Flappy Bird đâu.
Một trong những tựa game đòi hỏi cao ở sự nhanh tay nhanh mắt của các game thủ. Chỉ với hai phím mũi tên sang trái phải – người chơi sẽ phải di chuyển quả bóng của mình để tránh những tấm ván có đinh, đồng thời thuận lợi bước qua bàn.
Điểm khó nhất của Rapid Roll là việc tốc độ của trò chơi sẽ tăng lên theo thời gian và chắc chắn, không ít game thủ ở đây từng phải hậm hực trước tựa game này đâu.
Ký ức game thủ: Ngồi lướt smartphone, giới trẻ nay làm sao biết được chơi game trên "cục gạch" là như thế nào
Lối chơi đơn giản, đồ hoạ mang tính chất mô phỏng, những tựa game này đã từng "làm mưa làm gió" với các game thủ trong suốt một thời gian dài.
Dù chỉ có đồ họa và gameplay đơn giản thế nhưng thế hệ game thủ của 10 - 15 năm trước đã từng "ghiền" những tựa game dưới đây một cách say mê. Điều đáng chú ý là, thời đó, smartphone chưa phát triển mạnh mẽ và rộng rãi như bây giờ nên các game thủ đều từng gắn với những chiếc "cục gạch" thô kệch.
Snake Xenzia
Hay còn được biết đến với cái tên rất gần gũi là "rắn săn mồi", đây thực sự là một tựa game huyền thoại trên các "cục gạch" Nokia đen trắng.
Trò chơi có thiết kế và cách chơi rất đơn giản. Với 4 phím lên xuống trái phải tương ứng lần lượt với các phím 2, 8, 4, 6 để người chơi điều khiển rắn thu thập thức ăn. Cứ mỗi lần thu thập thêm được một món ăn, rắn lại dài ra.
Nhiệm vụ của người chơi là phải điều khiển thật khéo léo sao cho rắn không tự ăn chính mình, nếu không sẽ bị game over ngay lập tức.
Bounce
Nhiều năm sau đó, khi những chiếc điện thoại màn hình bắt đầu nở rộ, Nokia tiếp tục ra mắt tựa game Bounce để có thể khỏa lấp thành công rực rỡ của Snake Xenzia. Bounce mang đến cho người dùng trải nghiệm chơi game thú vị hơn với âm thanh đa dạng, lối chơi bắt mắt và màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì tựa game này cũng đã có mặt trên các cục gạch Nokia đen trắng.
Nhiệm vụ của người chơi là lăn bóng vượt qua các chướng ngại vật và ăn các vòng tròn lấy điểm để đủ điều kiện qua bàn. Trên đường đi, người chơi sẽ phải tránh đinh ở trên tường và dưới sàn, tránh các chướng ngại vật di động, đồng thời phải khéo léo bơm hơi để bóng nổi hoặc bay cao hơn, hay hút hơi để bóng gọn gàng hơn, tận dụng các địa hình đặc biệt như nhảy cao hay bể nước để di chuyển và đến được những chỗ hiểm hóc.
Rapid Roll
Bên cạnh Snake Xenzia và Bounce, thì Rapid Roll cũng là một tựa game đi vào kí ức tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x đời đầu. Đây là trò chơi thử thách trí nhanh nhạy của người chơi, sử dụng các phím sang hai bên để di chuyển qua các tấm ván. Nếu không nhanh và khéo léo, bạn sẽ bị rơi xuống, hoặc đáp nhầm vào tấm ván có đinh.
Điểm khó của Rapid Roll chính là tốc độ chơi game sẽ tăng dần theo thời gian chơi. Trải nghiệm tốc độ cao ở Rapid Roll sẽ mang đến những trải nghiệm hồi hộp nhất. Bên cạnh đó, tựa game này cũng không có điểm kết, ngoại trừ bạn tự vướng phải sai lầm và game over mà thôi.
Pocket Carrom
Pocket Carrom là một tựa game bida đình đám tại thời điểm đó. Luật chơi cũng không khác gì các trò chơi bida khác với hai lượt chơi đối kháng. Chỉ với các phím điều hướng 2, 4, 6, 8 và phím 5 để điều chỉnh lực bắn và thực hiện lệnh bắn, Pocket Carrom cũng mang lại cho người chơi cảm giác gay cấn hồi hộp, đòi hỏi người chơi phải tính toán tỉ mỉ để giành thắng lợi.
Dù cho thiết kế đồ họa và gameplay đơn giản nhưng những cái tên đã nêu trên đã lưu lại dấu ấn sâu đậm trong tuổi thơ của cả một thế hệ trẻ thời đó.
Độc quyền! ĐTDV Liên Quân phải dời lịch, Team Flash gặp đối thủ từng khiến mình khóc hận ngày mở màn? Ngay trong ngày thi đấu đầu tiên của ĐTDV mùa Đông 2021 Liên Quân Mobile, Team Flash sẽ phải đối đầu với một đối thủ đầy duyên nợ. Đến hẹn lại lên, Đấu Trường Danh Vọng mùa Đông của Liên Quân Mobile sắp sửa diễn ra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong đó có thể là do đại dịch...