Rạn san hô Hòn Chồng (Nha Trang) nguy cơ bị tàn phá
Thủy triều rút, rạn san hô khu vực Hòn Chồng – Đặng Tất (TP Nha Trang, Khánh Hòa) hiện ra trước mắt du khách.
Không ít người đã giẫm đạp, bẻ san hô, bắt ốc, cá và các loài thủy sản khác, gây tác động đến hệ sinh thái rạn san hô.
Đông người tắm tại bãi biển gần khu vực rạn san hô Hòn Chồng
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người dân và du khách vì tò mò đã lội ra xa bờ để ngắm san hô, chơi đùa, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, san hô khu vực này.
Ông Hoàng Minh (67 tuổi) thường xuyên tắm gần khu vực này cho biết, thời điểm thủy triều rút vào chiều tối, đặc biệt là vào ngày trăng tròn, rạn san hô sẽ hiện rõ ra. Nhiều người họ không để ý nên lội ra xa để chụp hình và bắt ốc, có người còn vô ý giẫm lên các rạn san hô.
Theo ông Đàm Hải Vân, Phó trưởng Ban Quản lý vịnh Nha Trang, trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay, với số lượng người dân và du khách đến tắm biển, vui chơi rất đông, Ban quản lý vịnh đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển và rạn san hô khu vực biển Hòn Chồng – Đặng Tất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Vân, lượng khách du lịch trong những dịp lễ tại Nha Trang là quá lớn, công tác tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều người dân và du khách lội ra xa bờ để ngắm san hô, chơi đùa
Khu vực biển Hòn Chồng – Đặng Tất có diện tích san hô khoảng 4,8ha đang phát triển tốt, có độ phủ san hô tạo rạn trung bình toàn vùng là 32,4%, có sự đa dạng về thành phần loài san hô tạo rạn đang trong thời gian phục hồi khoảng 5-10 năm tuổi. Trong đó, phía Nam Hòn Chồng san hô đang trong quá trình phục hồi, do vùng này mới được cải tạo; phía Bắc Hòn Chồng có sự đa dạng về thành phần loài san hô tạo rạn.
Tại khu vực biển đối diện đường Đặng Tất, có độ đa dạng sinh học cao hơn khu vực Hòn Chồng. Khu vực này, san hô đang phát triển tốt, có độ phủ 50 – 60%, bao gồm san hô cứng tạo rạn có kích thước lớn và nhiều loài san hô mềm, thảm cỏ biển, rong biển nên thu hút nhiều loài thủy sản về đây sinh sống, có rất nhiều đàn cá con trú ngụ.
Kỳ thú Hòn Chồng
Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nằm ở bờ biển phía Bắc thành phố Nha Trang . Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi...
|
Quần thể đá Hòn Chồng từ lâu đã trở thành điểm du lịch giàu tính nhân văn. Du khách đến Nha Trang đều hứng thú khi tham quan danh thắng này và nghe những câu chuyện xung quanh 2 bãi đá Hòn Chồng và Hòn Vợ. Điều kỳ thú là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể xô ngã.
Nơi đây, phong cảnh hữu tình. Núi, biển và bờ nằm sát bên nhau. Khác với bãi biển dọc theo đường Trần Phú ở khu trung tâm, bãi biển ở khu vực Hòn Chồng khá yên tĩnh. Tại đây, khách có thể ngồi trên mõm đá buông câu hoặc di chuyển vài chục mét vào phía bờ để tắm biển trên bãi cát mịn màng, thoai thoải. Nước biển trong xanh và hiền hòa. Ngoài khơi, các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc làm giảm tốc độ gió và ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, biển trên vịnh Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng được xem là một trong những vịnh biển đẹp và an toàn.
Hòn Chồng nằm ngay trong nội ô thành phố Nha Trang. Đến đồi La San thuộc phường Vĩnh Phước, Hòn Chồng là một bãi đá nổi trên bãi biển. Theo lý giải của các nhà khoa học, nơi đây là dấu tích của nước biển xâm thực chân núi. Sự xâm thực ngày càng sâu, một phần chân đồi La San bị tách rời, hình thành một cụm đá chồng chất lên nhau nên gọi là Hòn Chồng.
|
Hòn đá Chồng lớn nhất trong quần thể |
Hòn đá này nằm lơ lửng bao năm không xoay chuyển |
Những người dân xứ biển truyền miệng nhau câu chuyện về ông khổng lồ đã từng đặt chân đến đây để đắp núi, xây nên vịnh Nha Trang ngày nay. Một hôm, ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá.
|
Dấu tay khổng lồ in trên đá trong truyền thuyết |
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Hòn Chồng. |
Biển khu vực Hòn Chồng mới được khai phá để phát triển du lịch. Lúc trước, khách muốn đến đây phải vượt đồi dốc và đi lòng vòng mới đến nơi. Còn bây giờ, đường Trần Phú đã được nối dài đi ngang qua đường vào đồi La San. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo bờ biển về hướng Đông Bắc là đến được Hòn Chồng. Con đường khá thơ mộng bởi một bên là biển cả, cát vàng một bên là những công trình kiến trúc đẹp, luôn dập dìu người qua lại.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành tổ chức các trò chơi tập thể gắn với bãi đá, ngọn đồi và bãi biển nơi đây tạo sự hứng thú cho du khách. Những người yêu thiên nhiên đến đây để ngắm cảnh.
Nếu nhìn về thành phố, có lẽ quần thể Hòn Chồng - đồi La San là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất với những đường cong uyển chuyển của bãi biển dọc đường Trần Phú; tô điểm trên đó là những hàng dừa cao vút vươn ra đón sóng biển vỗ về...
|
Biển Hòn Chồng |
Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.
Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.
Hòn Chồng - Hòn Vợ: Người khổng lồ trượt chân hay mối tình sắt son trên đá? Nơi giao nhau giữa biển và núi là cách gọi quen thuộc của người dân TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để chỉ Hòn Chồng - Hòn Vợ. Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng nơi đây còn ẩn chứa những câu chuyện truyền thuyết thú vị và nhân văn. Những câu chuyện xoay quanh "chồng" Du khách đến tham quan hòn Chồng...