Rạn san hô Great Barrier đối mặt với tình trạng san hô chết hàng loạt tệ nhất trong lịch sử
Ngày 19/11, nghiên cứu của Viện Khoa học Hàng hải Australia tiết lộ một số khu vực của Rạn san hô Great Barrier đang phải chịu tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử, trong khi các nhà khoa học lo ngại phần còn lại của rạn san hô này có nguy cơ chịu chung số phận.
Rạn san hô Great Barrier ở Australia bị tẩy trắng nghiêm trọng. Ảnh: AFP/TTXVN
Rạn san hô Great Barrier, thường được gọi là cấu trúc sống lớn nhất thế giới, trải dài 2.300 km (1.400 dặm) và là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển đặc biệt. Tuy nhiên, các sự kiện tẩy trắng hàng loạt lặp đi lặp lại trong những năm qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực.
Tẩy trắng san hô xảy ra khi nhiệt độ nước tăng cao khiến san hô thải ra tảo (zooxanthellae), loại tảo mà chúng dựa vào làm thức ăn. Nếu không có tảo, san hô sẽ chuyển sang màu trắng và nếu nhiệt độ cao kéo dài, chúng có thể chết.
Video đang HOT
Theo đó, các cuộc khảo sát 12 rạn san hô trong khu vực đã phát hiện ra tỷ lệ tử vong lên tới 72%. Con số đáng báo động này được cho là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm một mùa hè san hô bị tẩy trắng hàng loạt, hai cơn bão và lũ lụt nghiêm trọng.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở một khu vực phía Bắc Rạn san hô Great Barrier, khoảng 1/3 san hô cứng đã chết, đánh dấu mức suy giảm hàng năm lớn nhất về sức khỏe của san hô trong 39 năm theo dõi của Chính phủ Australia.
Sự kiện tẩy trắng hàng loạt năm nay đánh dấu lần thứ 5 trong vòng 8 năm qua. Một trong những loại san hô bị ảnh hưởng nặng nề nhất là “ Acropora”, tuy phát triển nhanh nhưng cũng là một trong những loài đầu tiên bị tẩy trắng và tử vong dưới tác động của nhiệt độ cực cao.
Nhà nghiên cứu Mike Emslie đã mô tả mùa hè năm ngoái là một trong những sự kiện tẩy trắng san hô nghiêm trọng nhất mà Great Barrier từng phải trải qua, với mức độ vượt qua các lần trước đó.
Ông Richard Leck, người đứng đầu bộ phận đại dương của Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Australia, đã cảnh báo rằng mặc dù Rạn san hô Great Barrier có khả năng phục hồi, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc có thể chịu được các sự kiện tẩy trắng liên tục.
Theo ông Leck, khu vực được khảo sát tương đối nhỏ, với báo cáo đầy đủ, dự kiến công bố vào năm tới, sẽ cho thấy tỷ lệ tử vong tương tự trên toàn bộ rạn san hô. Ông cho rằng Chính phủ Australia cần đặt ra các mục tiêu giảm phát thải tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu giảm ít nhất 90% lượng khí thải so với mức năm 2005 vào năm 2035.
Australia, một trong những nước xuất khẩu than và khí đốt lớn nhất thế giới, gần đây mới đặt ra mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon, nhưng các nhà môi trường cho rằng cần có hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn sự suy thoái thêm của rạn san hô và các hệ sinh thái khác.
Australia nỗ lực cứu vãn rạn san hô Great Barrier
Ngày 23/8, Chính phủ Australia công bố khoản ngân sách 130 triệu USD để ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm cũng như giải quyết các vấn đề bất cập khác đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước tại rạn san hô Great Barrier.
San hô trên Rạn Great Barrier quanh đảo Lizard, Australia bị tẩy trắng ngày 5/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây được coi là nỗ lực mới nhất của Chính phủ Australia nhằm "cứu" kỳ quan thiên nhiên đang bị tàn phá này.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Môi trường Australia, bà Tanya Plibersek thông báo quyết định trên nhằm ngăn dòng chảy thuốc bảo vệ thực vật, cải thiện việc quản lý các loài xâm lấn và hỗ trợ quản lý đất đai tốt hơn ở một số điểm dễ bị tổn thương nhất dọc theo rạn san hô này. Bà Plibersek cho biết khoản ngân sách nói trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề khác đang gây tổn hại hệ sinh thái và "đảm bảo vẻ đẹp cũng như sự hùng vĩ của Rạn san hô để các thế hệ người Australia sau này có thể tận hưởng". Bà cho rằng dư lượng hóa chất tràn ra là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Rạn san hô Great Barrier. Chất lượng nước kém ngăn san hô phát triển trở lại, giết chết cỏ biển và chặn ánh sáng Mặt Trời cần thiết để có một rạn san hô khỏe mạnh.
Nhà sinh thái biển của Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia, bà Lissa Schindler hoan nghênh động thái trên của chính phủ, nhưng cho rằng cần làm nhiều việc hơn nữa để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của biến đổi khí hậu.
Được mệnh danh là cấu trúc sống lớn nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier trải dài 2.300 km, có hệ sinh thái đa dạng tuyệt đẹp gồm hơn 600 loại san hô và 1.625 loài cá.
Tuy nhiên, các hiện tượng tẩy trắng hàng loạt liên tục diễn ra đang đe dọa hệ sinh thái mỏng manh của rạn san hô này. Tẩy trắng san hô xảy ra khi nhiệt độ nước tăng hơn 1 độ C. Các sự kiện tẩy trắng hàng loạt dọc theo rạn san hô này xảy ra vào các năm 1998, 2002, 2016, 2017, 2020, 2022 và vẫn đang xảy ra. Điều này gây tổn hại rạn san hô và có thể khiến Australia mất đi hàng triệu USD doanh thu từ ngành du lịch. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từng cân nhắc đưa Rạn san hô Great Barrier vào danh sách di sản thế giới đang gặp nguy hiểm.
Dữ liệu mới nhất của Chính phủ Australia cho thấy hiện tượng tẩy trắng từ đầu năm đến nay đã khiến 81% rạn san hô thiệt hại ở mức độ cực kỳ cao hoặc nghiêm trọng nhất. Các nhà khoa học sẽ phải mất thêm vài tháng nữa để xác định có bao nhiêu rạn san hô không thể phục hồi được.
Thông tin tích cực về sự hồi sinh của các rạn san hô Các rạn san hô có thể phục hồi sau hiện tượng tẩy trắng do sóng nhiệt ở biển gây ra nếu có đủ thời gian. Đó là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học Australia công bố ngày 5/4. Rạn san hô Great Barrier tại khu vực ngoài khơi bang Queensland, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học...