Rắn rơi giữa cuộc họp của sư thầy
Một chú rắn độc vừa rơi từ trần nhà xuống, gây hoảng loạn trong một cuộc hội thảo của các sư thầy Phật giáo tại bang Odisha, Ấn Độ.
Rắn che mưa cho Đức Phật thiền. Ảnh: Wikipedia
Theo Times of India, một chú rắn rơi từ trần nhà khu hội thảo xuống gần bục nơi một vị đại biểu nổi tiếng ngồi. Một số đại biểu hốt hoảng dù con rắn độc không làm hại bất cứ ai. Thống đốc bang Odisha cũng ngồi trong buổi bế mạc, tại hành lang của Hội thảo quốc tế về di sản Phật giáo khi vụ việc xảy ra.
“Công việc xây trần rõ ràng mới được hoàn thiện gần đây. Con rắn có lẽ đã chui vào đây bằng một cách nào đó. Tôi chẳng thấy có gì bất thường trong chuyện này cả”, vị đại biểu nổi tiếng nói.
Video đang HOT
Một nhà lập pháp cho biết có người đã nhẹ nhàng đưa con rắn đi sau khi nó rơi xuống. Sau khi ngủ đông, loài động vật máu lạnh được cho là thường xuất hiện vào mùa này ở Ấn Độ.
Theo ANTD
Lễ đúc tòa Kim Cương - tòa sen nơi Đức Phật toạ thiền
Sáng Chủ nhật (3012/2012), tại chùa Tây Thiên Phù Nghì (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) sẽ diễn ra lễ đúc tòa Kim Cương Đức Phật A Súc Bệ.
Các chư Phật hiền kiếp đã an tọa trên tòa Kim Cương để đạt được giác ngộ.
Theo cách hiểu của Phật giáo, Đức Phật A Súc Bệ biểu trưng cho sự chuyển hóa những si ám (vô minh), sân giận nhằm giúp con người đạt tới sự thông tuệ, giác ngộ. Lịch sử Phật giáo ghi lại, Đức Phật đã an tọa trên tòa Kim Cương và chứng đạt giác ngộ. Tuy nhiên, tòa Kim Cương không chỉ liên hệ với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn là biểu tượng giác ngộ của mười phương ba đời chư Phật, (trong đó Đức Phật A Súc Bệ) và chư đại Bồ Tát quá khứ, hiện tại và vị lai. Hàng ngàn chư Phật hiền kiếp đã an tọa trên tòa Kim Cương để đạt được giác ngộ. Từ vô thủy (hàng nghìn năm trước), bất kỳ chỗ ngồi nào (phiến đá, dưới tán cây)- nơi mà đức Phật toạ thiền và đạt được giác ngộ đều là tòa Kim Cương. Kim Cương ở đây nêu biểu cho trí tuệ bất động, không thể phá hủy. Tính bất biến và ánh sáng chói lọi quang minh của sự giác ngộ này giống như những tia chớp xoá tan sự vô minh. Tất cả các Bồ tát muốn hàng phục ma vương và đạt được Phật quả giác ngộ cần phải an tọa trên tòa Kim cương này.
Tham dự vào lễ đúc toà Kim cương cũng là dịp để công chúng tham quan, tìm hiểu kiến trúc công trình Đại Bảo Tháp Mandala đầu tiên tại Việt Nam. Đại Bảo Tháp quy tụ và kết tinh vô số biểu tượng thể hiện những phẩm chất giác ngộ của chư Phật. Một trong những biểu tượng quan trọng nhất là tòa Kim cương. Toà Kim cương có kết cấu tầng nền hình vuông biểu trưng cho Địa đại - hay còn gọi là Sư tử tòa - với bốn mặt và bốn góc tượng trưng cho bốn phương chính và phụ - biểu trưng cho Tứ Đức (Từ bi hỷ xả) và Tứ Trí (Đại viên cảnh trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quan sát trí và Thành sở tác trí)...
Một cách hiểu dân dã, việc đúc tòa Kim Cương có thể tịnh hóa chướng ngại, bệnh tật của tất cả chúng sinh, đem lại sự ổn định, cân bằng trong cuộc sống và nhằm khơi dậy hạnh phúc chân thực, sự an lạc, thành tựu viên mãn. Nhân sự kiện đặc biệt này, chư Ni chùa Tây Thiên Phù Nghì cùng đông đảo Phật tử địa phương sẽ tổ chức các nghi thức cầu nguyện gia trì, trình diễn vũ điệu múa Phật theo truyền thống văn hóa Kim Cương Thừa, các sự kiện văn hóa khác như diễn kịch, múa rồng ngay tại công trình Đại Bảo tháp.
Theo xahoi
Hòa thượng Thích Giác Quang: 'Người xuất gia không có chuyện... hôn nhau' "Tôi khẳng định, người xuất gia tu hành theo đức Phật khi thể hiện tình cảm với nhau chỉ có chắp tay hình búp sen để bày tỏ. Còn việc hôn nhau ở người tu hành là không hề có". Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai chia sẻ với báo...