Rạn nứt trong khối NATO
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phê phán hành động của Mỹ bỏ rơi các đồng minh của mình. Đồng thời, ông cũng kêu gọi châu Âu giành lại “chủ quyền quân sự” và chủ trương khôi phục đối thoại với Nga.
Cờ và biểu tượng của NATO bên ngoài trụ sở của tổ chức này tại Brussels, Bỉ.
NATO “chết não”
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The Economist của Anh, Tổng thống Macron đã đưa ra bình luận bất ngờ: Do thiếu sự phối hợp giữa châu Âu với Mỹ và hành động xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ở trong tình trạng “chết não”. Ông đồng thời cảnh báo các nước châu Âu không còn có thể dựa vào Mỹ để bảo vệ các đồng minh được nữa.
Khi được hỏi liệu ông có tin vào hiệu lực của Điều 5, hay Điều ước phòng thủ chung, của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay không, ông Macron trả lời: “Tôi không biết”. Được biết, Điều 5 quy định bất cứ sự tấn công nào chống lại một quốc gia thành viên NATO đều bị coi là tấn công vào tất cả các quốc gia thành viên khác.
Ông Emmanuel Macron còn cho rằng châu Âu đang đứng trên “bờ vực thẳm”, trừ khi nó bắt đầu hành xử như một cường quốc địa chính trị, nếu không “sẽ không còn kiểm soát được vận mệnh của chính mình nữa”. Vì vậy, châu Âu nên giành lại “chủ quyền quân sự” và tiếp tục duy trì đối thoại với Moscow.
Ông Emmanuel Macron nói: NATO hiện đang phải trải qua trạng thái “chết não”, Washington đang “vứt bỏ các đồng minh” và việc quân đội Mỹ rút khỏi vùng Đông Bắc Syria, bỏ rơi các đồng minh người Kurd đã chứng minh điều này.
Những bình luận của ông Macron đã vấp phải sự chỉ trích từ Đức và Mỹ, thành viên lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh về tầm quan trọng của NATO trong một chuyến thăm đến miền Đông nước Đức nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ.
“Tôi nghĩ NATO vẫn có vai trò quan trọng, chủ chốt, về mặt lịch sử mà nói thì có lẽ là một trong những quan hệ đối tác chiến lược chủ chốt nhất được ghi nhận trong lịch sử” – ông Pompeo nói với các phóng viên ở Leipzig.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phản bác ý kiến của ông Macron, nói ông “đã dùng những lời lẽ mạnh bạo, không phải là quan điểm của tôi về hợp tác trong NATO”. Phát biểu sau các cuộc gặp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Berlin, bà Merkel nói: “Tôi không nghĩ những đánh giá chung chung như vậy là cần thiết, ngay cả khi chúng tôi có vấn đề và cần làm việc cùng nhau”.
Phản ứng từ Nga
Video đang HOT
Trong phản ứng của mình, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 8/11 nói rằng, tư tưởng chống Nga, thứ đã trở thành một biện pháp giữ thể diện của Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, là triệu chứng đặc biệt cho căn bệnh mà Tổng thống Pháp Macron đã mô tả là cú “chết não” của NATO.
Trả lời phỏng vấn trên kênh GTRK Samara, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, nói rằng “NATO đã chết não. Thực tế này chả có gì bất ngờ, nhưng điều đáng bất ngờ là một lãnh đạo trong khối NATO công khai nói về điều đó”- đề cập tới bình luận mà Tổng thống Pháp Macron đưa ra mới đây.
Bà Zakharova thêm rằng Moscow đã nói về điều tương tự từ rất lâu, chỉ là theo cách nói mang tính ngoại giao hơn.
“Ngoài việc chỉ ra một cuộc khủng hoảng bên trong khối đồng minh quân sự này, chúng tôi cũng từng nói rằng chứng sợ Nga (Russophobia), vốn đã trở thành biện pháp giữ thể diện của những người theo tư tưởng hệ NATO, là dấu hiệu rõ ràng của một cuộc khủng hoảng. Tôi nghĩ rằng họ cố gắng tìm cách để các thành viên NATO đoàn kết trở lại để có thể cảm thấy nền tảng vững chắc dưới chân và tiếp tục tiến bước”- nhà ngoại giao Nga chỉ ra.
Liên quan tới vấn đề này, bà Zakharova cũng nhấn mạnh rằng NATO và cả Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng đặc trưng, một cuộc khủng hoảng sống còn, một cuộc khủng hoảng liên quan tới tầm nhìn và chiến lược trong tương lai”.
Khánh Duy
Theo daidoanket.vn
Quân đội Mỹ xây dựng 2 căn cứ lớn tại khu vực nhiều dầu mỏ nhất của Syria
Thông qua việc xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn, Mỹ cho thấy lực lượng vũ trang của họ sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria lâu dài chứ không rút hết đi như những thông báo trước đó.
Một thời gian ngắn trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Syria bởi vì "cuộc chiến chống IS đã đi đến thắng lợi".
Viễn cảnh Mỹ triệt thoái hoàn toàn lực lượng tác chiến càng trở nên rõ ràng hơn sau khi họ vội vàng rút khỏi nhiều căn cứ vào thời điểm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ áp sát trong chiến dịch "Mùa xuân hòa bình".
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, gần như ngay lập tức Washington lại đưa ra quyết định đi ngược với mọi thông báo trước đó. Cụ thể, họ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria.
Theo thông báo, lính Mỹ sẽ tiếp tục đóng quân tại quốc gia Trung Đông này với lý do bảo vệ các mỏ dầu khỏi bị rơi vào tay phiến quân IS hay các lực lượng không thân thiện với họ.
Mỹ vừa thực hiện một đợt điều động lớn đối với các binh sĩ đang đóng quân trên đất Iraq và nhanh chóng đưa họ sang khu vực Đông Bắc Syria trong thời gian rất ngắn.
Hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe thiết giáp kháng mìn MRAP đã tập trung lại tạo thành cụm cứ điểm tác chiến rất mạnh và toàn diện.
Chưa dừng lại ở đây, nguồn tin địa phương còn cho biết quân đội Mỹ đang chuẩn bị vật liệu để xây dựng 2 căn cứ mới tại tỉnh Deir Al-Zour, đây là khu vực rất nhiều dầu mỏ nằm ở miền Đông Syria.
Hãng tin Sputnik thông báo, Mỹ đang chuẩn bị xây dựng căn cứ ở khu vực Soor, đã có một lượng lớn thiết bị xây dựng được tập kết tại đây cùng với 250 - 300 binh sĩ tăng viện, đi kèm với đó là các xe bọc thép, vũ khí hạng nặng và đạn dược
Các lực lượng Mỹ hiện kiểm soát hầu hết mỏ dầu khí quan trọng nhất ở miền Đông Syria và Lầu Năm Góc đã xác nhận rằng họ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Đông Bắc Syria.
Các mỏ dầu tại tỉnh Deir Al-Zour bao gồm Al-Umar, Conoco và Rmeilan đồng thời là những mỏ dầu lớn nhất ở Syria. Sản lượng của chúng theo thống kê của chính phủ Syria trước khi nổ ra chiến tranh là khoảng 30.000 thùng mỗi ngày.
Đặc phái viên của Nga tại Syria, ông Alexander Lavrentev bình luận rằng các mỏ dầu ở miền Đông Syria nên được kiểm soát bởi chính phủ nước này, sự hiện diện của quân đội nước ngoài là hoàn toàn trái phép.
Ngoài ra Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cung cấp thông tin rằng các cơ quan chính phủ Mỹ thu về hơn 30 triệu USD mỗi tháng nhờ hoạt động khai thác và bán dầu của Syria.
Phía Mỹ cho biết phần lớn số tiền thu được từ khai thác dầu sẽ được dùng để hỗ trợ cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) là đồng minh của họ cũng như trang trải một phần chi phí của quân đội Mỹ tại đây.
Chính quyền Damascus nhiều lần khẳng định rằng Mỹ không có thẩm quyền trong việc tự ý khai thác dầu của họ và Washington phải có trách nhiệm bồi thường phần tổn thất trong suốt thời gian vừa qua.
Việt Dũng
Theo anninhthudo.vn
Ukraine lên kế hoạch rút thêm quân ở miền Đông Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 31/10 cho biết Kiev lên kế hoạch rút nhiều binh sĩ hơn nữa ở khu vực Donbass, miền Đông nước này, như một biện pháp xây dựng lòng tin nhằm giúp mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình 4 bên với Nga, Pháp và Đức. Binh sĩ Ukraine tại khu vực Donetsk ở miền đông...