Rạn nứt mới giữa hai đồng minh Mỹ và Anh
Phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Anh Kemi Badenoch có thể đã tiết lộ rạn nứt mới giữa Anh và Mỹ.
Hình ảnh khinh khí cầu Trung Quốc trước khi bị chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ Tổng thống Mỹ lên tiếng về việc Nga đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân NEW START Mỹ lo ngại EU rạn nứt đoàn kết sau khi bị cắt giảm khí đốt
Bộ trưởng Thương mại Anh Kemi Badenoch. Ảnh: Reuters
Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) sẽ không giúp Washington chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc và có thể tạo ra sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng quan trọng, Bộ trưởng Thương mại Anh Kemi Badenoch mới đây cảnh báo.
Phát biểu tại một sự kiện vào tối 21/2, bà Badenoch cho rằng đạo luật trên của Mỹ sẽ không đạt được các mục tiêu mà nó đề ra, đồng thời khẳng định Anh sẽ không “ngồi bên lề” trong cuộc đối đầu xuyên Đại Tây Dương này.
Tuyên bố trên của bà Badenoch được đưa ra chỉ vài phút sau khi Đại sứ Mỹ tại Anh tăng cường bảo vệ IRA tại cùng một sự kiện.
IRA có kế hoạch cung cấp hàng tỷ USD trợ cấp và tín dụng thuế để khuyến khích sử dụng xe điện và xây dựng cơ sở hạ tầng xanh. Nhưng các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Anh đặc biệt lo ngại về tác động đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ lớn cho các công ty Mỹ của chính họ.
Phát biểu tại sự kiện trên, Bộ trưởng Badenoch cho biết Anh đang “phối hợp rất tốt với một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng với lo lắng về IRA của Mỹ”.
Video đang HOT
Theo bà Badenoch, nhiều quốc gia hiện đang “nhìn vào những gì Mỹ đang làm” với sự lo lắng.
“EU rất lo ngại và chúng tôi đang hợp tác với họ để giải quyết vấn đề này. Không chỉ EU hành động và chúng tôi cũng không đứng ngoài lề. Nhật Bản lo lắng. Hàn Quốc lo lắng. Thụy Sĩ cũng lo lắng”, bà Badenoch nói.
Bà Badenoch lưu ý: “Đó là một cách thực sự có thể tạo ra vấn đề với chuỗi cung ứng cho những nước khác. Điều đó cũng sẽ không có tác động như Mỹ mong muốn khi xét đến thách thức kinh tế mà Trung Quốc đặt ra. Vì vậy, tôi không nghĩ đó là một ý kiến hay, không chỉ vì nó là một sự bảo hộ. Điều chúng tôi thực sự muốn là đa dạng hóa và tăng cường chuỗi cung ứng trên diện rộng”.
Phát biểu trước đó, Đại sứ Mỹ tại Anh Jane Hartley lập luận rằng kế hoạch này có thể có ý nghĩa tích cực lớn đối với các quốc gia ngoài Mỹ.
“Một trong những điều tôi muốn nói là sẽ có một số tiền khổng lồ cho R&D (nghiên cứu và phát triển). Công nghệ sẽ được cải thiện, sẽ rẻ hơn và sẽ được sử dụng bởi tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ ở Mỹ”, bà Hartley nêu rõ.
Bà Hartley nhấn mạnh rằng Bộ trưởng Thương mại Mỹ Janet Yellen đang “xem xét khá kỹ lưỡng” đạo luật này trong cái gọi là giai đoạn lấy ý kiến, khi các cơ quan liên quan của Mỹ tiếp nhận những phản hồi về IRA.
Đại sứ Hartley khẳng định, cả Tổng thống Biden và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Katherine Tai đều nhấn mạnh rằng Washington “không làm điều này để làm tổn thương các đồng minh của mình – chúng tôi muốn bảo vệ các đồng minh của mình”.
Châu Âu căng thẳng vì cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung
Cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy châu Âu vào thế đối đầu, khi kế hoạch thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh của Mỹ có nguy cơ gây thiệt hại cho EU.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen (trái) và Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: commission.europa.eu
Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), trong đó có 370 tỷ USD dành cho các khoản đầu tư, trợ cấp và cắt giảm thuế để giảm phát thải khí nhà kính, biến đạo luật này thành chương trình lớn nhất từ trước đến nay của Washington trong chống biến đổi khí hậu.
Nhưng một số điều khoản đã bị các quan chức EU chỉ trích là phân biệt đối xử với các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Một số người nói rằng đạo luật có dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire và người đồng cấp Đức Robert Habeck sẽ tới Washington để gặp Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trong tuần này và cố gắng giải quyết bế tắc.
Các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần nhằm bắt đầu đưa ra phản ứng đối với các biện pháp của Mỹ.
IRA nhằm mục đích thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh sẽ là chìa khóa cho nền kinh tế trong tương lai, chẳng hạn như sản xuất pin và tấm pin mặt trời.
Các công ty Mỹ có thể nhận được các khoản trợ cấp tương tự như các đối thủ Trung Quốc, với điều kiện họ phải sản xuất trong nước.
Tobias Gehrke, một thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho biết: "Một trong những mục tiêu chính của IRA là loại các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng năng lượng sạch", lưu ý thêm ưu tiên là giảm phụ thuộc hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu của Viện Brookings có trụ sở tại Washington, Trung Quốc thống trị lĩnh vực xe điện, với 78% sản lượng pin toàn cầu và 3/4 số nhà máy lớn sản xuất pin lithium-ion mà họ sử dụng.
Nhưng IRA đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại vì lo sợ sự hỗ trợ này sẽ khuyến khích các công ty chuyển sản xuất sang Mỹ.
EU đã kêu gọi Mỹ miễn trừ cho các công ty châu Âu, giống như những miễn trừ cho các đối tác thương mại của khối là Canada và Mexico.
Tuy nhiên, những nỗ lực để tìm ra một giải pháp cho đến nay đã không mang lại kết quả.
Chuyên gia Gehrke cho biết Washington trước hết đang chú ý đến tạo công ăn việc làm và giảm phụ thuộc hàng nhập khẩu Trung Quốc và vô tình không quan tâm đến tác động đối với các đồng minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đồng quan điểm trên, Cecilia Malmstroem, cựu Ủy viên thương mại của EU và hiện là thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Peterson ở Washington, nói: "Châu Âu vô tình đã trở thành một phần tài sản thế chấp trong nỗ lực này" nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nỗi sợ hãi của EU ngày càng sâu sắc sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và nguồn cung do đại dịch và xung đột Nga - Ukraine gây ra đã đặt ra câu hỏi về các quy tắc toàn cầu hóa.
Việc toàn cầu tập trung vào tái công nghiệp hóa đã dẫn đến lo ngại về một cuộc chạy đua trợ cấp ở Mỹ, Trung Quốc và EU, nơi Ủy ban châu Âu muốn tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ nhà nước cho các công ty.
Pascal Lamy, cựu Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho biết châu Âu phải "gây áp lực" lên Washington, vì IRA "chống châu Âu hơn là chống Trung Quốc".
EU yêu cầu Hungary cải cách tư pháp để nhận được các khoản vay EU đã dừng mọi khoản trợ cấp cho đến khi Budapest thực hiện các cải cách nhằm cải thiện tính độc lập của ngành tư pháp và giải quyết nạn tham nhũng. Trụ sở Ngân hàng quốc gia Hungary (MNB) ở Budapest. (Ảnh: AFP/TTXVN) Hungary phải "sớm" đẩy mạnh sự độc lập của ngành tư pháp để có cơ hội thực sự nhận...