Rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu
Thêm một dấu hiệu rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của Huawei thì lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc này là khách mời của phủ Tổng thống Pháp. Hai bờ Đại Tây Dương còn mâu thuẫn về chi tiêu quốc phòng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Hội chợ VivaTech Paris 2019
Từ Huawei…
Theo Reuters, Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu bằng tiếng Anh tại hội chợ công nghệ cao VivaTech Paris sáng 16-5 với tuyên bố “mục tiêu của Pháp không nhằm ngăn chặn Huawei hay bất kỳ một công ty ngoại quốc nào, vì đấy không là phương tiện tốt nhất để bảo vệ an ninh quốc gia hay chủ quyền của châu Âu”.
Huawei đang trở thành cái gai trong bang giao giữa Washington và các đồng minh truyền thống ở châu Âu, đồng thời phản ánh thực trạng trong quan hệ giữa các nước phương Tây với người khổng lồ Trung Quốc. Từ nhiều tháng qua, Chính phủ, Quốc hội Mỹ và cả cơ quan tình báo CIA cũng như các viện nghiên cứu chiến lược tại Washington đồng thanh báo động Huawei là tai mắt của Bắc Kinh để do thám các nước phương Tây, là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của châu Âu và Mỹ. Nhà Trắng thậm chí cho rằng Huawei là một mối nguy hiểm đối với an ninh Mỹ.
Viện lý do này, Tổng thống Donald Trump “cấm cửa” con chim đầu đàn của ngành viễn thông Trung Quốc trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang đọ sức về thương mại. Không chỉ có vậy, Mỹ còn liên tục hối thúc các đồng minh châu Âu noi gương Mỹ trừng phạt Huawei. Trái lại, ở bên này bờ Đại Tây Dương, các đồng minh thân thiết nhất của Washington là London, Paris hay Berlin đều dửng dưng trước những báo động của Mỹ. Chưa kể là một số nước Đông Âu tiếp tục cho Huawei trang bị mạng 5G.
Chính phủ của ông Donald Trump đặc biệt bực mình vì London vẫn cho phép các tập đoàn viễn thông của Anh dùng trang thiết bị Huawei trong lúc Anh là một trong 5 thành viên của nhóm Five Eyes (gồm Canada, Mỹ, Australia, New Zealand và Anh), tức là một trong những đối tác đặc biệt của Mỹ trong lĩnh vực tình báo. Pháp và Đức không thuộc thuộc nhóm này, nhưng cũng là những đối tác quan trọng của Mỹ. Có thể thấy, cả Berlin lẫn Paris cùng thận trọng, tránh lao vào một “cuộc chiến công nghệ” với Trung Quốc.
Video đang HOT
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí bảo vệ kế hoạch cải cách ngành công nghiệp quốc phòng của khối này trước những chỉ trích của Mỹ rằng những cải cách này sẽ loại các đồng minh như Washington khỏi các dự án của châu Âu. Các hãng tin nước ngoài dẫn một bức thư của 2 quan chức cấp cao EU khẳng định khối này “vẫn hợp tác đầy đủ với Mỹ như một đối tác quan trọng nhất trong các vấn đề an ninh và quốc phòng”. Các quan chức này nêu rõ những cải cách của EU chỉ là phản ánh những quy định mà phía Mỹ đã áp đặt, đồng thời nhấn mạnh “cán cân thương mại xuyên Đại Tây Dương hiện hoàn toàn có lợi cho phía Mỹ”.
Mâu thuẫn về chi tiêu quân sự diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Mỹ xấu đi trong một thời gian dài cùng với sự gia tăng những quan ngại rằng sự hợp tác giữa các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể bị đe dọa.
Đầu tháng này, 2 quan chức quốc phòng hàng đầu của chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết một bức thư bày tỏ quan ngại của Washington về khoản ngân sách 13 tỷ EUR (14,6 tỷ USD) trong 7 năm cho Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF), được Nghị viện châu Âu phê duyệt tháng trước, cùng một hiệp ước hợp tác phòng thủ quan trọng của EU, được gọi là Cấu trúc hợp tác thường trực (PESCO). Theo các quan chức này, những dự thảo quy định của EU về EDF cũng như các điều kiện của PESCO “sẽ không chỉ làm hỏng mối quan hệ NATO – EU mà 2 bên đã cùng nhau xây dựng trong nhiều năm qua mà còn tiềm ẩn nguy cơ khơi lại các cuộc tranh luận đã từng gây chia rẽ giữa 2 bên liên quan đến các sáng kiến phòng thủ của EU 15 năm trước đây”.
KHÁNH MINH (tổng hợp)
Theo SGGP
GNA lại cầu cứu trong hiểm cảnh: Vì sao Mỹ lặng im?
Chính phủ Libya (GNA) đã tiếp tục lên tiếng kêu gọi Mỹ ngăn chặn cuộc tấn công quân sự của phe đối lập vào thủ đô Tripoli.
Hai lần kêu cứu của GNA
Thủ tướng Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (LNA), ông Fayez Serraj trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal đã gửi đi các thông điệp cầu cứu tới cộng đồng quốc tế.
"Người dân Libya không muốn quay trở lại chế độ kiểu độc tài Gaddafi, và ông Khalifa Haftar là một kẻ độc tài đầy tham vọng. Đội quân của ông ấy, những gì ông ấy đang thực hiện ở miền Đông, và ở ngay cửa ngõ Tripoli đã thể hiện rất rõ điều này" - Thủ tướng Fayez Serraj cho biết.
Ông Serraj nói thêm: "Chính phủ Libya là một chính phủ hợp hiến, được Liên Hợp Quốc công nhận. Chúng tôi ở đây (bên trong Tripoli) là một chính phủ phục vụ nền dân chủ, còn ở ngoài kia (ngoại thành Tripoli) là những kẻ man rợ, nuôi dưỡng khủng bố và dung dưỡng độc tài. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp".
Thủ tướng Libya cũng gửi lời kêu gọi trực tiếp đến Mỹ về việc Washington cần dùng ảnh hưởng của mình trong khu vực để ngăn các quốc gia như Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngừng hậu thuẫn cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng và ngừng việc trực tiếp tham chiến.
Thủ tướng Fayez Serraj cầu cứu Mỹ can thiệp vào Libya
Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng 5/2019 cũng đã lên tiếng về việc kêu gọi một lệnh ngừng bắn khẩn cấp và tiến hành hòa giải dân tộc. Tuy nhiên, Tướng Haftar khẳng định sẽ không có ngừng bắn cho đến khi LNA làm chủ hoàn toàn Tripoli để thống nhất Libya.
Hôm 2/5, Tướng Haftar cũng khẳng định: "Chiến sự Libya đã bước sang một giai đoạn mới. Và tháng ăn chay Ramadan sẽ là thời điểm để chúng ta (LNA) thể hiện tinh thần của mình. Chúng ta sẽ làm chủ Tripoli trong vòng 1 tháng thần thánh này".
GNA là chính phủ đại diện cho "nền dân chủ tiến bộ" mà Mỹ cùng đồng minh tạo ra sau khi tiêu diệt Đại tá Gaddafi và chế độ của ông này năm 2011. Tuy nhiên sau đó, sự hình thành của thế lực Tướng Haftar và LNA đã đưa Libya vào một cuộc nội chiến sâu sắc.
Kể từ năm 2014, lực lượng của LNA dưới sự hậu thuẫn của Ai Cập, UAE, Arab Saudi, Nga, và thậm chí cả Pháp đã thâu tóm toàn bộ miền Đông và Nam Libya, kiểm soát phần lớn dân số, các mỏ dầu trữ lượng lớn và các cảng biển quan trọng của quốc gia này.
Như vậy, đây là lần thứ 2 phía GNA phát đi thông điệp cầu cứu gửi tới cộng đồng quốc tế, mà cụ thể là gửi tới Mỹ. Lần đầu tiên, hồi giữa tháng tư, thời điểm đó, LNA với sức mạnh của tăng thiết giáp, pháo hạng nặng cùng bộ binh thiện chiến, kết hợp với sự yểm trợ của không quân đã tiến sát đến ngoại ô Tripoli.
GNA khi đó đã lâm vào tình thế căng thẳng và gửi đi thông điệp kêu gọi Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy một hiệp định ngừng bắn, hoặc thậm chí đưa quân đội gìn giữ hòa bình của Hội đồng Bảo an can thiệp. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối điều này.
Washington khi đó lên tiếng khẳng định ngừng bắn là cần thiết. Nhưng ngoài việc lên tiếng ngoại giao, Mỹ không có bất kỳ hành động cụ thể nào thể hiện sự ủng hộ với GNA. Và trong thông điệp phát đi lần 2 hôm 10/5, GNA cũng đã lâm vào tình thế rất khó khăn.
Lời kêu cứu này phát đi trong bối cảnh Thủ tướng Fayez Serraj vừa kết thúc chuyến thăm Pháp và làm việc với Tổng thống Emmanuel Macron với hi vọng có thể thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, chuyến thăm này đã kết thúc trong im lặng với không một tuyên bố, phát biểu nào cụ thể.
Tiếp đến, LNA tuyên bố đã cắt đứt tuyến viện trợ quan trọng từ phía Nam Tripoli đến trung tâm thành phố. LNA cũng thực hiện các cuộc tập kích vào khu vực trung tâm thủ đô và tiến hành vây ráp toàn bộ thành phố này.
Theo DNVN
Pháp : Các cuộc biểu tình của phe 'Áo vàng' biến thành bạo động Những người biểu tình đội mũ trùm đầu màu đen đã ném chai lọ và đập phá cửa sổ nhiều cửa hàng, cảnh sát buộc phải dùng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhằm giải tán đám đông biểu tình. Người biểu tình "Áo vàng" đốt các rào chắn trên đại lộ Champs-Elysees tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 16/3/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)...